7. Phương pháp nghiên cứu
1.5.4. Tổ chức đánh giá và sử dụng kết quả rèn luyện
Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên cấp Trường
Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên cấp Trường tư vấn giúp Hiệu trưởng xem xét, công nhận kết quả rèn luyện của từng sinh viên và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng.
1. Thành phần Hội đồng:
a. Chủ tịch Hội đồng: Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền.
b. Thường trực hội đồng: Trưởng Phòng Công tác chính trị và Học sinh sinh viên
c. Các ủy viên: Đại diện các phòng, khoa, ban có liên quan, Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên Trường.
2. Nhiệm vụ của Hội đồng:
a. Căn cứ vào các quy định hiện hành trên cơ sở đề nghị của Hội đồng cấp khoa tiến hành xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên, đề nghị Hiệu trưởng công nhận. b. Theo đề xuất của Thường trực Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng quyết định các vấn đề phát sinh đặc biệt [37].
Phân cấp tổ chức quản lý và thực hiện việc đánh giá kết quả rèn luyện
1. Các khoa đào tạo:
a. Phân công giáo viên chủ nhiệm hoặc cố vấn học tập quản lí lớp sinh viên theo quy định của Trường.
b. Thành lập Hội đồng Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên cấp khoa để giúp Trưởng khoa xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của từng sinh viên.
c. Thành phần Hội đồng:
- Chủ tịch Hội đồng: Trưởng khoa hoặc Phó Trưởng khoa được Trưởng khoa uỷ
quyền.
- Các ủy viên: Trợ lí tổ chức, đại diện Đoàn khoa, Liên chi Hội Sinh viên khoa, các
Giáo viên chủ nhiệm hoặc Cố vấn học tập. d. Nhiệm vụ:
Hội đồng khoa tiến hành tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên trên các cơ sở sau:
- Phiếu đánh giá kết quả rèn luyện do sinh viên tự đánh giá có xác nhận của Giáo
viên chủ nhiệm hoặc Cố vấn học tập, Lớp trưởng, Bí thư Chi đoàn.
- Biên bản họp lớp đánh giá kết quả rèn luyện, bảng tổng hợp điểm rèn luyện của
lớp, có chữ kí của Giáo viên chủ nhiệm hoặc Cố vấn học tập. 2. Các phòng, ban, đơn vị:
a. Phòng Công tác chính trị và học sinh sinh viên:
- Thường trực Hội đồng;
- Tổng hợp kết quả từ Hội đồng cấp khoa;
- Tổ chức các buổi họp Hội đồng cấp Trường;
- Công bố kết quả cho các đơn vị có liên quan và sinh viên; - Giải quyết khiếu nại của sinh viên.
b. Phòng Đào tạo:
- Cung cấp danh sách các sinh viên vi phạm quy chế thi, kiểm tra, các sinh viên bị
tạm ngưng tiến độ học tập … cho Thường trực Hội đồng.
- Nhận kết quả tổng hợp và đưa vào bảng điểm xét tốt nghiệp.
c. Phòng Kế hoạch – Tài chính
Cung cấp danh sách sinh viên nợ học phí không có lí do chính đáng cho các khoa theo từng học kì.
d. Phòng Hợp tác quốc tế, Phòng Thanh tra đào tạo, Thư viện
Cung cấp danh sách sinh viên và các vấn đề có liên quan cho các khoa để làm cơ sở đánh giá.
e. Kí túc xá sinh viên nội trú
Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên nội trú theo từng học kì gửi kết quả cho các khoa và Phòng CTCT và HSSV để đối chiếu và làm cơ sở đánh giá.
f. Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên.
+ Cung cấp danh sách các hoạt động do Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên tổ chức ở cấp Trường và cấp khoa theo từng học kì cho Thường trực Hội đồng Trường.
+ Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các UVBCH Đoàn – Hội SV Trường,
theo từng học kì (hoặc năm học), gửi kết quả đánh giá về cho các khoa.
- Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên khoa
Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các UVBCH Đoàn – LCHSV khoa, BCH Chi đoàn – Chi hội theo từng học kì (hoặc năm học), gửi kết quả đánh giá cho Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên Trường [37].
Quy trình đánh giá
1. Giáo viên chủ nhiệm hoặc Cố vấn học tập và Ban Cán sự lớp tổ chức phổ biến quy định, hướng dẫn đánh giá kết quả rèn luyện đến từng sinh viên trong lớp;
2. Sinh viên tự đánh giá vào Phiếu đánh giá trước buổi họp lớp đánh giá rèn luyện; 3. Giáo viên chủ nhiệm hoặc Cố vấn học tập và Ban Cán sự lớp tổ chức họp toàn thể lớp để đánh giá theo đúng thời gian quy định; bao gồm các bước:
- Chủ trì buổi họp: giáo viên chủ nhiệm, hoặc cố vấn học tập, Lớp trưởng, Bí thư
Chi đoàn.
- Nội dung buổi họp: xem xét và thông qua mức điểm tự đánh giá của từng sinh
viên. (trường hợp ý kiến biểu quyết ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về người chủ trì buổi họp)
- Ghi điểm vào bảng điểm rèn luyện.
- Buổi họp lớp phải lập biên bản kèm theo bảng tổng hợp.
4. Các lớp nộp biên bản họp, phiếu đánh giá rèn luyện và các văn bản khác (nếu có) về văn phòng khoa (nộp cho trợ lí tổ chức khoa);
5. Họp Hội đồng đánh giá rèn luyện sinh viên cấp khoa để xem xét, điều chỉnh và xác nhận kết quả rèn luyện;
6. Các khoa nộp biên bản họp, bản tổng hợp kết quả đánh giá rèn luyện và các văn bản khác (nếu có) về phòng Công tác chính trị và học sinh sinh viên;
7. Họp Hội đồng đánh giá rèn luyện sinh viên cấp Trường để xem xét, điều chỉnh và công nhận kết quả rèn luyện;
8. Công bố công khai kết quả rèn luyện cho toàn thể sinh viên thông qua website Trường, Ban Cán sự lớp;
9. Nhận khiếu nại của sinh viên và tổ chức đánh giá bổ sung (nếu có) [37].
Sử dụng kết quả rèn luyện
- Kết quả phân loại rèn luyện toàn khoá học của từng sinh viên được lưu trong hồ
sơ quản lí sinh viên của Trường và ghi vào bảng điểm kết quả học tập và rèn luyện của từng sinh viên khi tốt nghiệp ra Trường. Kết quả đánh giá rèn luyện từng học kì là điều kiện để xét cấp học bổng khuyến khích học tập từng học kỳ.
- Sinh viên bị xếp loại rèn luyện kém trong cả năm học thì phải tạm ngừng học một
năm học ở năm học tiếp theo và nếu bị xếp loại rèn luyện kém cả năm lần thứ hai thì sẽ bị buộc thôi học [37].
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
GDCTTT cho SV là một quá trình nhằm hình thành, rèn luyện và phát triển
phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống văn minh, tiến bộ, góp phần giáo dục toàn diện cho SV.
Quản lý công tác GDCTTT cho SV đó là quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình GDCTTT cho SV. Giáo dục cho SV lòng yêu nước, lý tưởng cộng sản, niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng và bản lĩnh chính trị. Giáo dục SV ý thức chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Giáo dục SV có thái độ tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, phân biệt, đánh giá các sự kiện chính trị, xã hội, nhận ra và phê phán những âm mưu, thủ đoạn chính trị của các thế lực thù địch.
Quản lý GDCTTT cho SV là những tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý đến tập thể, cán bộ, giảng viên, SV và các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm huy động tất cả tham gia và quan tâm vào công tác GDCTTT cho SV để đạt được hiệu quả cao trong quản lý công tác GDCTTT cho SV đã đề ra. Nếu khai thác và tận dụng được những yếu tố ảnh hưởng tích cực đồng thời ngăn chặn, làm vô hiệu hóa những yếu tố tiêu cực sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác GDCTTT cho SV.
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO SV
CHÍNH QUY TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Tổng quan về Trường Đại Học Sư Phạm Tp.Hồ Chí Minh
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
Trường ĐHSP TP.HCM từ ngày thành lập đến nay trải qua 35 năm xây dựng,
trưởng thành và phát triển với sứ mạng : “Trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh là một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam, đảm bảo có uy tín với trình độ và chất lượng cao về các sản phẩm đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực Khoa học cơ bản và Khoa học Giáo dục – Sư phạm”.
Trường ĐHSP TP.HCM thành lập ngày 27.10.1976 theo quyết định số
426/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân của trường là Đại học Sư phạm Sài
Gòn được thành lập năm 1957. Từ năm 1995 Trường là thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1999. Ngày 12/10/1999 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 201/1999/QĐ-TTg về việc tách trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ra khỏi Đại học Quốc gia TP.HCM và xây dựng thành Trường Đại học Sư phạm trọng điểm khu vực phía Nam. Hiện nay, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là 1 trong 16 trường Đại học trọng điểm Quốc gia và là 1 trong 2 trường Đại học Sư phạm trọng điểm của cả nước, đóng vai trò nòng cốt, đầu đàn đối với các trường sư phạm và phổ thông ở phía Nam.
Hơn 35 năm qua, Trường đã đào tạo 72. 563 sinh viên, trong đó có 35.241
sinh viên chính quy, 37.322 sinh viên chuyên tu và tại chức, hàng ngàn học viên sau
cho 75.932 giáo viên của các địa phương; hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với hơn 80 trường đại học trên thế giới.
Trường đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1986), Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 1996); Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2007) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương tặng nhiều Bằng khen cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phong trào, đoàn thể của nhà trường.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh
Theo Quyết định số 201/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trường có những chức năng và nhiệm vụ sau :
− Đào tạo giáo viên có trình độ đại học cho tất cả các cấp học, ngành học, cung
cấp nguồn nhân lực cho các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mẫu giáo đến trung học phổ thông.
− Đào tạo những người có trình độ sau đại học để bổ sung và tăng cường chất
lượng cho đội ngũ cán bộ của trường, đồng thời cung cấp cán bộ và giảng viên nồng cốt cho các cơ quan quản lý giáo dục, các trường sư phạm và phổ thông, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội.
− Đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ
và giáo viên các trường phổ thông – mầm non, các trường trung học và cao đẳng sư phạm nhằm tạo điều kiện cho giáo viên không ngừng nâng cao trình độ, tiếp cận với những kinh nghiệm tiên tiến nhất trong việc tổ chức \giảng dạy và học tập trong nhà trường.
− Nghiên cứu các vấn đề khoa học giáo dục, khoa học cơ bản và công nghệ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như chất lượng của hoạt động đào tạo phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa.
− Mục tiêu chung là xây dựng Trường ĐHSP TP.HCM thành đại học đa ngành,
trọng điểm sư phạm với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học đạt trình độ tiên tiến đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tổng số cán bộ, viên chức hiện nay là: 870 người, trong đó có 591 giảng viên.
Gồm có 25 Giáo sư và Phó Giáo sư, 114 Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học, 325 Thạc sĩ.
Trường có:
− 19 khoa: Toán – Tin học, Công nghệ Thông tin, Vật lí, Hóa học, Sinh học,
Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục Chính trị, Tâm lí-Giáo dục, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Đặc biệt, Giáo dục Thể chất, Giáo dục Quốc phòng, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Pháp, Tiếng Nga.
− 03 Tổ và Bộ môn trực thuộc: Tổ Giáo dục Nữ công, Tổ Ngoại ngữ không chuyên và Bộ môn Tiếng Nhật.
− 06 Trung tâm: Trung tâm Tin học, Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Giáo dục
Dân số và Môi trường (sáp nhập vào Phòng KHCN và tạp chí Khoa học từ tháng
11.2011), Trung tâm Tiếng Pháp Châu Á – Thái Bình Dương, Trung tâm Giáo dục trẻ
khuyết tật Thuận An, Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa và Luyện thi Đại học.
− 01 Viện Nghiên cứu Giáo dục
Gồm 05 Trung tâm nghiên cứu:
+ Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Phổ thông;
+ Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đại học;
+ Trung tâm Đánh giá và Kiểm định chất lượng Giáo dục;
+ Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên;
+ Trung tâm Phát triển Nghiệp vụ Sư phạm.
+ Trung tâm Nghiên cứu và Giao lưu Văn hóa Giáo dục Quốc tế.
− 01 Trường Trung học Thực hành
− 14 phòng, ban: Phòng Tổ chức – Hành chính, Phòng Đào tạo, Phòng Khoa
học công nghệ và môi trường – Tạp chí khoa học, Phòng Sau Đại học, Phòng Kế hoạch – Tài chính, Phòng Hợp tác Quốc tế, Phòng Công tác Chính trị và Học sinh -
Sinh viên, Phòng Quản trị – Thiết bị, Phòng Thanh tra Đào tạo, Phòng Công nghệ -
− Trường có 05 cơ sở:
+ Cơ sở 1: 280 An Dương Vương, phường 4, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Cơ sở 2: 222 Lê Văn Sỹ, phường 14, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Viện Nghiên cứu Giáo dục: 115 Hai Bà Trưng, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Trung tâm Giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An: Bình Đức, thị trấn Lái Thiêu, Thuận An, tỉnh Bình Dương
+ Kí túc xá: 351 Lạc Long Quân, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.4. Tình hình rèn luyện chính trị tư tưởng của sinh viên chính qui
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Muốn nâng cao được chất lượng được chất lượng đào tạo thì một trong những giải pháp quan trọng là đẩy mạnh công tác giáo dục CTTT. Khi nói về vai trò quan trọng của công tác CTTT, Hồ Chí Minh khẳng định: “Công việc thành hay bại một phần lớn là do nơi tư tưởng”. Công tác CTTT là công tác tác động trực tiếp đến lĩnh vực tư tưởng, tình cảm của sinh viên trong Trường nhằm xác lập, củng cố và tăng cường ở họ lòng yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội, bản lĩnh chính trị, lý tưởng cách mạng, hăng hái hoàn thành công việc được giao với sự sáng tạo và hiệu quả cao. Trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở trường ĐHSP TP.HCM, Đảng ủy và Ban Giám hiệu luôn coi trọng công tác GDCTTT và sát định công tác này không những bám sát, phản ánh, khái quát thực tiễn trong Trường mà còn phải đi trước một bước, phải định hướng được cho sự phát triển của Trường một cách hiệu quả, đặc biệt là trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.
Tuy đạt được một số kết quả trong công tác giáo dục CTTT cho sinh viên, đã góp phần nhất định trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trường, giúp sinh
viên thêm bản lĩnh trong cuộc sống, biết xử lý các tình huống sư phạm trước khi ra
trường, nhưng trong lĩnh vực này còn nhiều việc phải phấn đấu nhiều hơn nữa để
công tác GD CTTT cho sinh viên mang lại kết quả tốt hơn nhằm tạo ra nguồn nhân