Các yếu tố bên trong công ty ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu cá của công ty hải sản 404 (Trang 61 - 66)

XUẤT KHẨU CÁ CỦA CÔNG TY

4.3.1 Các yếu tố bên trong công ty ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cá của công ty xuất khẩu cá của công ty

4.3.1.1 Vốn, cơ sở vật chất và công nghệ *Nguồn vốn

Nguồn vốn Công ty là từ một phần thuộc ngân sách nhà nước do quân khu cấp và chủ yếu là do vay vốn từ ngân hàng và vốn tự huy động. Do Công ty thường xuyên thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nên hầu hết các khoản vay là ngắn hạn. Theo báo cáo tài chính năm 2012 cho thấy vốn chủ sở hữu của Công ty là trên 70 tỷ đồng song nợ vay ngắn hạn của Công ty trong năm đến 131,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãi suất tăng cao những năm gần đây đã tăng gánh nặng về chi phí lãi vay, giảm lợi nhuận của Công ty, khả năng mở rộng quy mô do không đủ vốn cũng bị hạn chế theo. Mặc dù lãi suất đã được Nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất nhưng các doanh nghiệp lại khó có thể tiếp cận mức lãi suất ưu đãi này. Nguyên nhân là các doanh nghiệp phải thuộc đối tượng ưu tiên đặc biệt, đáp ứng các thủ tục một cách chặt chẽ đối với một hợp đồng tín dụng và hiện nay thì các ngân hàng cũng thận trọng hơn đối với kết quả kinh doanh của người đi vay hơn sau vụ vỡ nợ của các công ty thủy sản chỉ trong một thời gian ngắn. Nguồn vốn chưa ổn định nên dẫn đến việc thu mua nguyên liệu cá để chế biến và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài bị giảm sút nặng nề.

*Cơ sở vật chất và công nghệ

Khu nhà xưởng được xây dựng trực thuộc khuôn viên công ty có diện tích 15.000 m2. Khu nhà xưởng được bố trí ngay trong Công ty là một thuận lợi để đảm bảo được hiệu quả về mặt quản lý chất lượng và tiết kiệm thời gian vận chuyển. Kho lạnh với sức chứa 3.000 tấn có tác dụng giúp doanh nghiệp điều tiết các chuỗi sản xuất kinh doanh, hạn chế mặt tiêu cực của tính thời vụ, tính không ổn định của thị trường. Bên cạnh máy móc thiết bị hiện đại thì cơ sở nhà máy, phân xưởng chế biến và một số máy móc do đã xây dựng và sử dụng lâu năm nên đã bắt đầu xuống cấp và hao mòn dẫn đến năng suất ở một số khâu bị giảm sút, do đó không đáp ứng được nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất chế biến cá. Về vấn đề chất lượng dây chuyền sản xuất, trong giai đoạn phân tích, kể từ sau năm 2010 công ty đã không còn xuất khẩu chả cá surimi sang thị trường Nhật Bản. Ngoài nguyên nhân thiếu hụt nguyên liệu không đáp ứng đủ đơn hàng xuất khẩu và bị ép giá do tình hình kinh tế khó khăn

62

chung thì còn một nguyên nhân đó là công nghệ dây chuyền nhà xưởng không đáp ứng được yêu cầu từ phía đối tác Nhật (đối tác không quan hệ kinh doanh thường xuyên). Bởi trước khi ký kết đơn hàng xuất khẩu thì đối tác Nhật sẽ cử người đại diện xuống đánh giá chất lượng sản phẩm cũng như quy trình chế biến. Bên cạnh đó, việc phát triển khoa học công nghệ cũng chưa được Công ty chú trọng và đầu tư cho quỹ phát triển khoa học công nghệ.

4.3.1.2 Nguồn nhân lực của công ty

Trong các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thì nhân tố con người là nhân tố quan trọng hàng đầu. Về nguồn nhân lực của Công ty, qua các năm ít có sự biến động lớn và đang có dấu hiệu giảm dần. Trong đó, số lượng lao động biên chế tức công nhân viên quốc phòng ở khối quản lý doanh nghiệp được ổn định qua các năm. Đối với công nhân lao động hợp đồng, Công ty căn cứ theo tình hình sản xuất kinh doanh và đơn hàng xuất khẩu để quyết định tăng hay giảm số lượng công nhân lao động hợp đồng bằng việc kéo dài hay rút ngắn thời gian ký kết hợp đồng lao động giữa công nhân và công ty.

Bảng 4.7 Tình hình công nhân viên của công ty giai đoạn 2011 - 2013 Số công nhân viên Năm 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Số lượng % Số lượng % Biên chế 50 50 50 0 0 0 0 Hợp đồng 708 673 603 (35) (4,49) (70) (10,4) Tổng 758 723 653 (35) (4,62) (70) (9,7)

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của Công ty Hải sản 404

Qua bảng trên ta thấy, số lượng công nhân viên biên chế thuộc các phòng ban quản lý doanh nghiệp (ban giám đốc, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng kế toán, phòng kỹ thuật…) không có sự biến động qua các năm. Số lượng công nhân lao động hợp đồng trong giai đoạn 2011 – 2013 giảm dần qua các năm. Bởi trong giai đoạn này, với tình hình khó khăn của Công ty cùng với sự giảm sút nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường nên Công ty đã chủ động cắt giảm số lượng lao động hợp đồng để

63

tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất. Ngoài ra, khi vào những dịp cuối năm hằng năm, đơn hàng xuất khẩu gia tăng nên ngoài lao động hợp đồng dài hạn Công ty phải thuê thêm công nhân vào lao động theo thời vụ từ 1 – 3 tháng để đảm bảo tiến độ sản xuất, giao hàng đúng thời hạn.

Tính đến hết năm 2013, tổng số lao động của Công ty là 653 người với cơ cấu lao động như sau:

Hình 4.7 Trình độ lao động của công ty năm 2013

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của Công ty Hải sản 404)

Nếu phân theo trình độ chuyên môn, khối quản lý doanh nghiệp hầu hết có trình độ Đại học, Cao đẳng chiếm khoảng 7,66%. Trong đó, các chức vụ quan trọng và được xem là đầu não của Công ty đều là quân nhân và thành phần còn lại là công nhân viên quốc phòng. Đây là bộ phận điều hành Công ty và có những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty thông qua công việc hoạch định và đề ra chiến lược thực hiện tốt hoạt dộng sản xuất kinh doanh. Đối với lao động phổ thông, thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất với tỷ trọng trên 80% tham gia trực tiếp hoạt động sản xuất của Công ty. Do những năm gần đây, tình hình xuất khẩu cá biến động thất thường nên Công ty chủ yếu ký hợp đồng theo từng năm với công nhân và khâu đào tạo công nhân lành nghề cũng không được chú trọng. Vì vậy, số lượng của công nhân có tay nghề lâu năm sẽ không được đảm bảo ổn định trong Công ty.

Phổ thông 88.36% Trung cấp 3.98% Đại học, cao đẳng 7.66%

64

4.3.1.3 Nguồn nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu sản xuất là vấn đề quan tâm hàng đầu không chỉ riêng của Công ty mà còn là vấn đề của ngành sản sản xuất chả cá surimi. Công ty không trực tiếp thu mua nguyên liệu mà ký kết hợp đồng với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Phương Lan về việc cung cấp nguyên liệu cá biển. Lợi thế của Công ty Phương Lan là sở hữu đội tàu riêng tại vùng biển đánh bắt hải sản Kiên Giang – Cà Mau. Hiện tại, Công ty Phương Lan cũng đã góp vốn liên doanh với Công ty Hải sản 404 và có văn phòng đại diện trực thuộc ở ngay khuôn viên của Công ty. Đây là một thuận lợi cho Công ty 404 trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu.

Hoạt động xuất khẩu chả cá surimi của Công ty phụ thuộc hoàn toàn vào việc thu mua nguyên liệu cá biển thông qua việc đánh bắt cá biển trực tiếp từ đội tàu của Công ty Phương Lan và thu mua trực tiếp từ ngư dân. Tình hình đánh bắt, khai thác hải sản không hợp lý tại vùng biển nước ta diễn ra trong nhiều năm qua, cùng với nạn ô nhiễm môi trường khiến nguồn lợi hải sản và đa dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhiều ngư dân ngại ra khơi do lỗ vốn bởi giá xăng dầu tăng liên tục làm chi phí đi biển tăng cao, khí hậu thay đổi cũng đã ảnh hưởng đến sản lượng và mùa vụ. Vì thế, các tàu đánh bắt chỉ hoạt động khai thác theo tuyến ven bờ đã gây ra tình trạng mất cân bằng sinh thái gần bờ, gia tăng khả năng ảnh hưởng đến việc sinh sản của nhiều loài (đánh bắt chủ yếu là tôm, cua, cá mới sinh sản chưa kịp lớn). Và nhất là gần đây, sự an toàn trên biển không được đảm bảo do ảnh hưởng từ việc cấm biển của Trung Quốc, tình hình tranh chấp trên biển Đông khiến ngư dân phải chuyển vùng khai thác hải sản. Điều này không chỉ làm giảm sản lượng đánh bắt mà góp phần làm tăng sự quá tải cho các ngư trường còn lại trong nước. Ngoài ra, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua nguyên liệu của rất nhiều thương nhân Trung Quốc ở các cảng và chợ đầu mối làm cho công ty không mua đủ nguyên liệu, giá mua nguyên liệu buộc phải tăng lên. Vì vậy, để có thể đảm bảo nguồn cung nguyên liệu đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, Công ty cần có giải pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển này hơn và chủ động tìm kiếm nguồn cung ổn định về sản lượng cũng như giá cả.

4.3.1.4 Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là nhân tố rất quan trọng nếu các công ty muốn nâng cao sức cạnh trạnh, tạo niềm tin đối với khách hàng và thuận lợi trong việc mở rộng thị trường. Vì thế, trong thời đại ngày nay không còn

65

con đường nào khác là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Muốn vậy, việc phân tích chất lượng sản phẩm phải được chú trọng và tiến hành thường xuyên. Hàng hóa chất lượng xấu, chẳng những khó bán, bán với giá thấp, mà còn làm ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng, đến uy tín kinh doanh của Công ty. Chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn tồn tại và phát triển của Công ty.

Hiện tại công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu như HACCP, GMP, SSOP, BRC, IFS, HALAL… Công ty luôn chú trọng nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm, tăng cường giám sát vệ sinh dây chuyền sản xuất, vệ sinh công nhân, kiểm tra chặt chẽ các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế. Đây là điều kiện để Công ty có thể đáp ứng các đơn đặt hàng lớn và đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng về tiêu chuẩn chất lượng và đa dạng hóa về sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng, tạo được uy tín cao. Tuy nhiên, trong những đơn hàng chả cá surimi được xuất khẩu sang Hàn Quốc, đôi khi công ty nhận được một số trường hợp phản ánh vài lô hàng về chất lượng sản phẩm, điển hình như mùi vị của chả cá còn hơi tanh và màu sắc không đạt được độ trắng theo quy định do một số nguồn cá nguyên liệu trước khi chế biến không đảm bảo độ tươi.

Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, vượt qua các rào cản kỹ thuật có thể sẽ được quy định chặt chẽ hơn, nhất là việc kiểm dịch đối với thủy sản xuất hẩu khi mà Hiệp định FTA song phương giữa ta và Hàn Quốc giúp ta được cắt giảm thuế quan đáng kể khi xuất hẩu. Điển hình như từ đầu năm 2013, Hàn Quốc cũng áp đặt việc kiểm tra 100% lô tôm của Việt Nam (mặt hàng chiếm 33% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này) đối với chất Ethoxyquin ở mức 0,01 ppm tương tự như Nhật Bản. Công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, phải áp dụng các biện pháp kiểm tra theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, phải kiểm tra chặt tất cả các công đoạn chế biến trong quá trình sản xuất, đặc biệt là quá trình bảo quản ướp đá cá trước khi chế biến, thực hiện đúng nguyên tiêu chuẩn, trình tự của quy trình, để đạt được tiêu chuẩn về chất lượng theo quy định của ngành và khách hàng.

4.3.1.5 Hoạt động tiếp cận và mở rộng thị trường của công ty

Với sự phát triển của công nghệ Internet và thương mại điện tử, khách hàng của Công ty Hải sản 404 có thể mua sản phẩm của Công ty thông qua mạng Internet một cách nhanh chóng. Nhận thấy được điều này, Công ty đã xây dựng được hệ thống bán hàng qua mạng hiệu quả bằng

66

việc tham gia làm thành viên Gold Supplier trên trang web nổi tiếng Alibaba.com, mang lại nhiều lợi ích thiết thực: trao đổi mua bán nhanh

chóng, hiệu quả, giảm được các chi phí đi lại, giao dịch qua điện thoại, tìm kiếm được khách hàng mới dễ dàng. Bên cạnh đó, tuy Công ty cũng rất quan tâm nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc cập nhật thông tin hội chợ thủy sản thường niên.

Nhìn chung hoạt động marketing trong lĩnh vực xuất khẩu của Công ty chưa được chú trọng, Công ty chưa có phòng marketing riêng, việc tìm kiếm khách hàng vẫn do phòng kế hoạch kinh doanh. Do những hạn chế trong khâu marketing và R&D nên Công ty chưa chủ động trong việc tiếp cận thị trường và đối tác xuất khẩu, phần lớn những hợp đồng xuất khẩu trực tiếp đều là do những đối tác quan hệ lâu năm tìm đến. Đây là một trong những lý do khiến lượng xuất sang các thị trường lớn như Hàn Quốc, Trung Quốc đang có xu hướng giảm vào 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 do bị các đối thủ cạnh tranh giành thị trường. Ngoài ra, do phụ thuộc nguồn nguyên liệu không ổn định cũng như không chủ động về nguồn lực tài chính nên công ty cũng chưa chú trọng đến thị hiếu người tiêu dùng của các nước nhập hẩu, đặc biệt là tạo ra các sản phẩm giá trị kinh tế cao trên cơ sở mặt hàng truyền thống của công ty là chả cá surimi và cá tra fillet.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu cá của công ty hải sản 404 (Trang 61 - 66)