Hình thức xuất khẩu

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu cá của công ty hải sản 404 (Trang 53 - 58)

Công ty hiện có hai hình thức xuất khẩu sản phẩm là xuất trực tiếp và xuất qua ủy thác

*Xuất trực tiếp: thông qua đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu, Công ty sẽ đàm phán giá cả, phương thức vận tải, bảo hiểm và chuẩn bị hàng hóa rồi giao cho nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu sẽ phân phối lại cho người

54

tiêu dùng với thương hiệu của họ. Trong kênh phân phối trực tiếp này Công ty luôn bị động trong việc phân phối hàng hóa do phụ thuộc vào đơn đặt hàng. Do đó khả năng phân phối và mức độ nắm bắt phản ứng tiêu dùng của khách hàng để thâm nhập thị trường xuất khẩu còn hạn chế.

*Ủy thác xuất khẩu: sản phẩm của Công ty được xuất trung gian qua các nhà xuất khẩu trong nước, trong đó chủ yếu là thông qua Công ty IDI An Giang đối với mặt hàng cá tra fillet và Công ty TNHH Thủy sản Rizhao Changhua đối với mặt hàng chả cá surimi . Các công ty này sẽ tìm kiếm nhà nhập khẩu và xuất khẩu hàng cho Công ty. Thông qua kênh phân phối này công ty sẽ có ít rủi ro hơn và cũng có được nhiều khách hàng hơn nhưng lợi nhuận sẽ giảm do phải chi hoa hồng cho nhà ủy thác. Ngoài ra công ty cũng mất đi cơ hội trong việc trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để nắm bắt thông tin một cách chính xác và nhanh chóng.

Hình 4.5 Cơ cấu sản lượng theo hình thức xuất khẩu của công ty giai đoạn 2011-6T/2014

55

Hình 4.6 Cơ cấu kim ngạch theo hình thức xuất khẩu của công ty giai đoạn 2011 - 6T/2014

(Nguồn: Tổng hợp từ Bảng 4.4)

Qua 2 hình trên, ta thấy được rằng sản lượng xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp của công ty chiếm tỷ lệ khá lớn, chiếm khoảng 70% tổng sản lượng xuất khẩu của Công ty, còn lại là hàng xuất khẩu qua hai công ty trung gian. Điều này cho thấy Công ty đang dần tạo được thương hiệu trong lòng người tiêu dùng khi mà đã hạn chế việc dùng chính mã code của Công ty để xuất khẩu chứ không sử dụng mã code của hai công ty trung gian nữa. Nhìn chung, cơ cấu sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trực tiếp và ủy thác có xu hướng biến động trong tổng cơ cấu nhưng không nhiều qua các năm.

56

Bảng 4.4 Tình hình xuất khẩu cá theo hình thức xuất khẩu của công ty giai đoạn 2011 - 6T/2014

Phương thức xuất khẩu 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 2012/2011 2013/2012 6T/2014/6T/2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Xuất trực tiếp Sản lượng (Tấn) 5.038,47 4.735,59 3.717,29 1.578,37 1.581,64 (302,87) (6,01) (1.018,31) (21,50) 3,27 0,21 Kim ngạch (1.000 USD) 10.423,13 8.721,94 5.303,92 1.919,16 2.730,62 (1.701,19) (16,32) (3.418,02) (39,19) 811,46 42,28 Giá (USD/ kg) 2,07 1,84 1,43 1,22 1,73 (0,23) - (0,41) - 0,51 - Ủy thác xuất khẩu Sản lượng (Tấn) 2.027,20 2.005,53 1.409,49 910,79 369,41 (180,31) (8,89) (437,40) (23,68) (541,38) (59,44) Kim ngạch (1.000 USD) 6.594,86 5.043,41 3.200,06 2.393,51 928,71 (1.551,45) (23,53) (1.843,35) (36,55) (1.464,80) (61,20) Giá (USD/ kg) 3,25 2,51 2,27 2,63 2,51 (0,74) - (0,24) - (0,12) - Tổng Sản lượng (Tấn) 7.065,67 6.741,12 5.126,78 2.489,16 1.951,05 (324,55) (4,59) (1.614.34) (23,95) (538,11) (21,62) Kim ngạch (1.000 USD) 17.017,99 13.765,35 8.503,98 4.312,67 3.659,33 (3.252,64) (19,11) (5.261,37) (38,22) (653,34) (15,15)

57

4.2.3.1 Xuất khẩu trực tiếp

Nhìn chung, sản lượng và kim ngạch của xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu của Công ty. Tuy nhiên sản lượng và kim ngạch giảm dần qua các năm. Điển hình là năm 2012, sản lượng giảm 302,9 tấn và giá xuất khẩu lúc này chỉ là 2,07 USD/kg do xuất hàng qua hình thức xuất trực tiếp của Công ty chủ yếu là chả cá surimi qua Hàn Quốc nên dẫn đến việc kim ngạch cũng giảm tương ứng với 1.701,2 nghìn USD so với 2011. Thêm vào đó, trong năm 2011 gặp khó khăn trong việc thanh toán với một số nước ở Trung Đông như: Oman, Jordan, Libang nên Công ty đã chấm dứt hợp đồng với những đối tác ở các thị trường này. Bước sang năm 2013, Công ty gặp khó khăn về vốn và với những thị trường chủ lực như Hàn Quốc và Trung Quốc nên sản lượng và kim ngạch tiếp tục giảm sút do có sự ảnh hưởng nhu cầu của các thị trường làm cho lượng hợp đồng giảm dần. Sản lượng giảm đến 1.018,3 tấn tương ứng với 21,5%, giá lúc này lại tiếp tục giảm nên kim ngạch cũng giảm theo đến 3.418 nghìn USD. Điều này có dấu hiệu được cải thiện khi mà vào 6 tháng đầu năm 2014 sản lượng và giá xuất khẩu có sự tăng nhẹ trở lại nhờ vào bao lãnh đạo đã bắt đầu có hướng đi tốt hơn trong môi trường cạnh tranh gay gắt này.

4.2.3.2 Ủy thác xuất khẩu

Tuy có giá xuất khẩu bình quân cao hơn so với xuất trực tiếp là trên 1 USD/kg ở hầu hết các năm nhưng vẫn chưa thể giúp cho sản lượng và kim ngạch của ủy thác xuất chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu của Công ty. Tương tự như xuất trực tiếp thì ủy thác xuất cũng có sản lượng và kim ngạch giảm dần qua các năm do ảnh hưởng tình hình kinh doanh chung của Công ty. Năm 2011, sản lượng đạt 2.027,2 tấn tương ứng với kim ngạch là 6.594,86 nghìn USD vì đây là năm có giá ủy thác xuất bình quân cao nhất. Đến năm 2012, sản lượng giảm 8,9% và kim ngạch giảm 27,6%, tuy nhiên giảm vẫn còn ít hơn so với xuất trực tiếp. Điều này cho thấy tuy ủy thác xuất không phải là hình thức xuất khẩu chủ yếu của Công ty nhưng Công ty vẫn đang còn rất chú trọng vì hình thức này có giá cao hơn. Tiếp nối theo đà xuống dốc chung về xuất khẩu thì vào năm 201, sản lượng chỉ còn 1.409,5 tấn với giá bình quân là 2,27 USD/kg, giảm 0,24 USD/kg nên kim ngạch cũng giảm 1.574,8 nghìn USD. Sự giảm sút vẫn chưa chịu dừng lại khi vẫn kéo dài đến 6 tháng đầu năm 2014 do có sự xuất hiện của mặt hàng bạch tuộc trong giai đoạn này nên sản lượng ủy thác xuất của cá giảm 59,4% và kim ngạch giảm 61,2% so với cùng kỳ năm 2013. Do đó, trong giai đoạn sắp tới Công ty cần có những chiến lược hiệu quả hơn trong việc cân bằng về sản lượng ủy thác xuất theo các mặt hàng.

58

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu cá của công ty hải sản 404 (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)