TY GIAI ĐOẠN 2011 - 6T/2014
4.2.1 Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng cá của công ty ty
Hiện tại Công ty Hải sản 404 chỉ còn xuất khẩu hai mặt hàng chủ lực là chả cá surimi và cá tra fillet. Trong đó, mặt hàng cá tra fillet được xuất khẩu sang các thị trường của công ty như Trung Quốc, Hồng Kông. Đối với mặt hàng chả cá, công ty xuất khẩu chủ yếu qua Hàn Quốc, bên cạnh đó còn xuất sang Trung Quốc.
Hình 4.1 Cơ cấu sản lượng xuất khẩu theo các mặt hàng cá của công ty giai đoạn 2011 - 6T/2014
(Nguồn: Tổng hợp từ Bảng 4.2)
Tuy không phải là lĩnh vực mặt hàng mới nhưng trong khi mặt hàng cá tra xuất khẩu sang các thị trường có dấu hiệu bão hòa, trong bối cảnh xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chung khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng nợ, phá sản hàng loạt thì đây là mặt hàng giúp công ty có được nguồn thu ổn định, giúp công ty duy trì hoạt động, vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế ở cả trong và ngoài nước.
41
Hình 4.2 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo các mặt hàng cá của công ty giai đoạn 2011-6T/2014
(Nguồn: Tổng hợp từ Bảng 4.2)
Nhìn chung, sản lượng xuất khẩu chả cá surimi chiếm tỷ trọng cao hơn xuất khẩu cá tra fillet. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu cá tra fillet lại cao hơn nhiều chả cá surimi. Điều này có thể được giải thích bởi do đơn giá xuất khẩu trung bình của chả cá surimi thấp hơn thậm chí bằng một nửa so với đơn giá xuất khẩu cá tra fillet. Thêm vào đó giá trị kinh tế của chả cá không cao bằng cá tra fillet do chả cá surimi của công ty chỉ xuất khẩu dạng thô, mới chỉ qua sơ chế, dùng để làm nguyên liệu cho đối tác nhập khẩu chế biến thành những sản phẩm giá trị gia tăng khác (sản phẩm giả thanh cua, giả tôm…) nên cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của cá tra fillet cao hơn, đem lại lợi nhuận chủ yếu cho công ty.
4.2.1.1 Chả cá surimi
Chả cá surimi là một trong các mặt hàng chủ đạo của Công ty Hải sản 404. Mặt hàng chả cá đang được Công ty chú trọng sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời mặt hàng này xuất chủ yếu sang thị trường Hàn Quốc và cũng mang về một lượng ngoại tệ không nhỏ và ngày càng tăng cho công ty
Nhìn chung, kim ngạch và sản lượng xuất khẩu mặt hàng chả cá surimi giai đoạn 2011 - 2013 khá ổn định, có sự biến động tăng giảm qua các
42
năm nhưng không đáng kể. Nguyên nhân là do nhu cầu mặt hàng chả cá surimi đã đáp ứng được xu hướng tiêu dùng của người dân ở các nước ngày càng ưu tiên lựa chọn những sản phẩm dinh dưỡng cao có lợi cho sức khỏe, tiện lợi trong việc mua và chế biến thực phẩm. Công ty xuất khẩu chủ yếu chả cá surimi sang các thị trường chính là Hàn Quốc và Trung Quốc.
Năm 2012, xuất khẩu chả cá tăng 16% về lượng và 18,7% về kim ngạch so với năm 2011. Là do mặt hàng chả cá surimi của công ty thuận lợi trong việc tìm kiếm hợp đồng xuất khẩu bởi đầu ra cho sản phẩm này luôn dồi dào cũng như chất lượng sản phẩm của công ty luôn được đánh giá tích cực từ phía đối tác.
Do nguồn cung nguyên liệu không ổn định, lượng tồn kho của các thị trường còn cao sau khi tăng mạnh nhập khẩu vào năm 2011 và 2012 khiến cho nhu cầu nhập khẩu từ các nước có sự sụt giảm. Cụ thể, sản lượng năm 2013 giảm 325,4 tấn tương đương với 8,8%, kim ngạch giảm 1.165 nghìn USD tương ứng với 20,5%. Tuy vậy, sự sụt giảm này không chỉ xảy ra chỉ ở công ty mà là tình trạng chung của doanh nghiệp trong ngành. Tính đến 6 tháng đầu năm 2014, sản lượng và kim ngạch lại tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2013, sản lượng giảm 281 tấn tương ứng với 18,7% và kim ngạch giảm 55,8 nghìn USD ứng với 3,2%. Vào thời điểm này, Công ty gặp khó khăn trong việc duy trì những đơn hàng với các đối tác truyền thống tại thị trường Hàn Quốc do họ đòi hỏi cao hơn về chất lượng và vệ sinh của sản phẩm mà Công ty chế biến nên dẫn đến sự sụt giảm như trên và gặp phải sự cạnh tranh của một số công ty hoạt động cùng ngành nghề như Công ty Phương Đông và Công ty Côn Đảo.
43
Qua bảng 4.2, ta có thể thấy giá xuất khẩu bình quân của chả cá có sự biến động nhẹ từ 2011 - 6 tháng đầu năm 2014. Trong đó, 2013 có giá xuất khẩu thấp nhất so với các năm còn lại, với mức giá là 1,35 USD/kg và giảm 0,19 USD/kg so với 2012.
4.2.1.2 Cá tra fillet
Trong 2 mặt hàng xuất khẩu của công ty, cá tra fillet là mặt hàng xuất khẩu đem lại kim ngạch lớn và chủ yếu cho công ty. Tuy nhiên, thời gian gần đây doanh thu từ mặt hàng này đang dần sụt giảm với dấu hiệu khó phục hồi trong thời gian ngắn từ các thị trường nhập khẩu của công ty. Qua bảng 4.2, ta thấy sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra biến động không đều và có khuynh hướng giảm. Trong giai đoạn 2011 - 2013, diễn biến tình hình xuất khẩu cá tra đang ngày càng sụt giảm về cả sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm 4.148,5 nghìn USD (giảm gần 34%) so với 2011 do tình hình người nông dân nuôi cá tra treo ao hàng loạt bởi thời tiết thay đổi thất thường, tình hình dịch bệnh gia tăng làm ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào nên sản lượng xuất khẩu giảm 21,5% dẫn đến kim ngạch xuất khẩu trong năm cũng giảm theo.
44
Bảng 4.2 Tình hình xuất khẩu cá theo cơ cấu mặt hàng của công ty giai đoạn 2011 - 6T/2014
Mặt hàng Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 2012/2011 2013/2012 6T/2014/6T/2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Chả cá surimi Sản lượng (Tấn) 3.175,59 3.686,04 3.360,60 1.506,80 1.225,80 510,45 16,07 (325,44) (8,83) (281,00) (18,65) Kim ngạch (1.000 USD) 4.789,89 5.685,75 4.520,63 1.761,55 1.705,77 895,86 18,70 (1.165,12) (20,49) (55,78) (3,17) Giá (USD/kg 1,51 1,54 1,35 1,17 1,39 0,03 - (0,19) - 0,22 - Cá tra fillet Sản lượng (Tấn) 3.890,08 3.055,08 1.766,18 982,36 725,25 (835,00) (21,46) (1.288,90) (42,19) (257,11) (26,17) Kim ngạch (1.000 USD) 12.228,10 8.079,60 3.983,35 2.551,12 1.953,56 (4.148,5) (33,93) (4.096,25) (50,70) (597,56) (23,42) Giá (USD/kg 3,14 2,64 2,26 2,60 2,69 (0,50) - (0,38) - 0,09 - Tổng Sản lượng (Tấn) 7.065,67 6.741,12 5.126,78 2.489,16 1.951,05 (324,55) (4,59) (1.614,34) (23,95) (538,11) (21,62) Kim ngạch (1.000 USD) 17.017,99 13.765,35 8.503,98 4.312,67 3.659,33 (3.252,64) (19,11) (5.261,37) (38,22) (653,34) (15,15)
45
Bước sang năm 2013, tình hình xuất khẩu vẫn tụt dốc, sản lượng sụt giảm 42,2% và kim ngạch giảm mạnh 50,7% so với cùng kỳ 2012. Bên cạnh những nguyên nhân từ năm trước chưa được giải quyết một cách căn bản so với yêu cầu thực tế sản xuất và tiêu thụ cá tra thì các rào cản về thương mại, kỹ thuật, đặc biệt là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn đã hạn chế hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty.
Sự sụt giảm cả về sản lượng và kim ngạch từ hoạt động xuất khẩu mặt hàng cá tra chủ lực đã gây khó khăn cho việc kinh doanh của công ty rất lớn. Với tình hình hiện tại thì giá trị xuất khẩu cá tra khó mà tăng trưởng trở lại để bù đắp các khoản lỗ cho công ty trong thời gian ngắn. Vì thế, để giải quyết bài toán nan giải về chi phí cũng như đầu ra cho sản phẩm công ty cần nghiên cứu sản phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra và đây cũng là hướng đi mà các doanh nghiệp trong ngành cũng đang cân nhắc và thực hiện trong thời gian tới.
Qua bảng trên, ta cũng thấy giá xuất khẩu bình quân của cá tra có xu hướng giảm dần từ 2011-2013 nhưng tăng trở lại vào 6 tháng đầu năm 2014. Trong đó, 2013 có giá xuất khẩu thấp nhất so với các năm còn lại, với mức giá là 2,26 USD/kg và giảm 0,38 USD/kg so với 2012.