Thị trường xuất khẩu của Công ty là khá rộng dao động từ 15 đến 20 thị trường ở cả 4 châu lục là châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi qua các năm, cơ cấu thị trường cũng có sự biến đối liên tục qua từng năm. Trong đó có nhiều thị trường chỉ nhập khẩu sản phẩm của Công ty một hoặc hai năm và có những thị trường mới nhập khẩu sản phẩm của Công ty từ năm 2011, chỉ có Hàn Quốc và Hồng Kông là hai thị trường xuất khẩu ổn định và chiếm phần lớn trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty. Bên cạnh đó thì Trung Quốc và Colombia tuy là 2 thị trường mới của Công ty vài năm nay và có tỷ trọng xuất khẩu tương đối nhỏ nhưng là những thị trường ổn định và rất tiềm năng của Công ty.
46
Hình 4.3 Cơ cấu sản lượng xuất khẩu cá theo thị trường của công ty giai đoạn 2011-6T/2014
(Nguồn: Tổng hợp từ Bảng 4.3)
Hình 4.4 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu cá theo thị trường của công ty giai đoạn 2011 - 6T/2014
47
4.2.2.1 Thị trường Hàn Quốc
Với thu nhập ngày càng tăng, đời sống ngày càng được cải thiện, người dân Hàn Quốc có xu hướng quan tâm đến chất lượng của hàng hóa, những sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Theo VASEP người tiêu dùng Hàn Quốc đánh giá cao các tiêu chí độ tươi, nguồn gốc, hương vị, giá cả và an toàn thực phẩm khi đưa ra quyết định mua thủy sản. Trước đây, người tiêu dùng Hàn Quốc thiên về các sản phẩm thực phẩm liên quan đến thịt, nhưng giờ thiên về thuỷ sản, gạo, ngũ cốc, sử dụng sản phẩm không sử dụng hoá chất, không sử dụng thực phẩm sử dụng công nghệ biến đổi gen... Và chính xu hướng tiêu dùng của người dân cũng là quy định của Chính phủ Hàn Quốc trong nhập hẩu hàng hóa thực phẩm. Mức tiêu thụ thủy sản Hàn Quốc vẫn tăng đáng kể những năm gần đây do phần đông người dân cho rằng thủy hải sản là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp protein có lợi cho sức khỏe hơn là giải pháp thực phẩm cung cấp protein từ các loại thịt đỏ.
Việc phụ nữ Hàn Quốc đi làm ngày càng nhiều khiến nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm tiện lợi và phù hợp cũng ngày một tăng lên. Người tiêu dùng Hàn Quốc thích thực phẩm chế biến sẵn bán tại siêu thị. Mặt hàng thủy hải sản đã được làm sạch, đã qua sơ chế hoặc chưa chế biến là những mặt hàng được ưa chuộng. Theo Viện Kinh tế Nông thôn Hàn Quốc, tiêu thụ thủy sản bình quân đạt 53,5 kg/người năm 2011, trong đó sản phẩm cá và thủy sản có vỏ là 37,8 kg/người, tảo biển là 15,7 kg/người. Hàn Quốc tiêu thụ chủ yếu cá cơm, tôm, mực ống, cá ngừ, cá minh thái Alaska, cá thu, cá thu đao, cá dẹt, cá hô, cá vây chân, cá chình, cá quân, cá tuyết. Người Hàn Quốc tiêu thụ thủy sản rất đa dạng gồm cá tươi, cá ướp đá, cá đông lạnh, một số ăn cá sống như sashimi. Tuy nhiên, Hàn Quốc ưa chuộng cá tươi hơn cá đông lạnh nên giá cá ướp đá và cá tươi cao hơn cá đông lạnh. Vì họ cho rằng ăn cá sống thì có hương vị ngon hơn so với cá đông lạnh sau khi nấu chín. Nhưng thực tế thì nguồn cung thủy hải sản của Hàn Quốc không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Vì thế, mặt hàng thủy hải sản đông lạnh đảm bảo được chất lượng được nhập khẩu từ các nước trong đó có Việt Nam được xem là một giải pháp thay thế.
Hàn Quốc là thị trường truyền thống và lớn nhất của công ty trong nhiều năm qua. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc tuy có sự biến động không ổn định qua các năm
Năm 2012, tỷ trọng xuất khẩu sang Hàn Quốc trong tổng cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty tăng cả về lượng lẫn giá trị so với năm 2011. Sản lượng xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 22,3% tương ứng với
48
656,4 tấn và kim ngạch lại tăng 25,9% tương ứng với giá trị là 1.139,6 nghìn USD. Kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc năm 2012 tăng mạnh hơn so với sản lượng là do giá xuất khẩu bình quân sang thị trường này tăng 0,05 USD/kg.
Năm 2013, tình hình lại diễn biến ngược lại khi sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang thị Hàn Quốc lại giảm 4,8% đối với sản lượng và 15,5% đối với kim ngạch. Nguyên nhân là do năm 2013 có rất nhiều nhà xuất khẩu không chỉ của Việt Nam mà còn nhiều nước khác đặc biệt là Trung Quốc cũng bắt đầu tăng cường xuất khẩu chả cá vào thị trường này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt làm giá xuất khẩu của công ty giảm 0,17 USD/kg so với 2012, chỉ còn 1,37 USD/kg. Sang năm 2014, tuy có sự sụt giảm và thay đổi đáng kể trong cơ cấu, cơ cấu sản lượng xuất khẩu sang thị trường này tăng 1,2% và cơ cấu kim ngạch lại tăng 2,3%. 6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm cả về lượng và giá trị do gặp phải những quy định về vệ sinh thực phẩm của thị trường Hàn Quốc. Chỉ trong 6 tháng đầu năm mà giá xuất khẩu bình quân sang thị trường này cũng tăng đáng kể, đạt mức 1,40 USD/kg.
4.2.2.2 Thị trường Trung Quốc
Người Trung Quốc vốn được biết là vô cùng cầu kỳ trong ăn uống, họ đòi hỏi phải có sự kết hợp nhiều món trong một bữa ăn với nhiều hương vị khác nhau. Tuy nhiên họ cho rằng ăn thủy sản đặc biệt là cá thì sẽ mang lại giá trị sức khỏe cao hơn vì nó có nguồn gốc từ thiên nhiên hơn so với các loại thịt. Mà ở Trung Quốc thì chủ yếu chỉ có các loại cá có vảy hay cá biển nên họ rất chuộng các loại cá da trơn của Việt Nam, đặc biệt là cá tra fillet.
Do đó, tuy chỉ mới chỉ biết đến sản phẩm cá tra và cá basa đông lạnh của Việt Nam từ năm 20 nhưng Trung Quốc đã trở thành đối tác quan trọng của công ty vì ngay từ thời gian đầu nhập khẩu thuỷ sản đặc biệt là cá tra từ Việt Nam thì Gepimex đã là sự lựa chọn của nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc.
Năm 2012, xuất khẩu cá của công ty sang Trung Quốc giảm 52,8% về lượng và 52% về giá trị nhưng đây là một thị trường rất tiềm năng tiêu thụ cá tra fillet của công ty nên nếu công ty có thể duy trì sự ổn định về chất lượng sản phẩm và tăng cường khâu marketing thì đây thực sự sẽ là một thị trường lớn trong tương lai. Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên xuất khẩu sang Trung Quốc từ chỗ chỉ chiếm 14,3% về giá trị trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của công ty năm 2011 đã giảm xuống còn 8,5% trong năm 2012.
49
Bảng 4.3 Tình hình xuất khẩu cá theo thị trường của công ty giai đoạn 2011 - 6T/2014
Thị trường 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 2012/2011 2013/2012 6T/2014/6T/2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Hàn Quốc Sản lượng (Tấn) 2.940,66 3.597,04 3.422,13 1.548,08 1.236,47 656,38 22,32 (174,91) (4,86) (311,61) (20,13) Kim ngạch (1.000 USD) 4.392,73 5.532,30 4.673,33 1.875,57 1.735,80 1.139,57 25,94 (858,97) (15,53) (139,77) (7,45) Giá (USD/ kg) 1,49 1,54 1,37 1,21 1,40 0,05 - (0,17) - 0,19 - Trung Quốc Sản lượng (Tấn) 977,5 461,2 470,7 296,9 129,48 (516,27) (52,82) 9,51 2,06 (167,40) (56,39) Kim ngạch (1.000 USD) 2.428,8 1.166,3 1.094,4 803,8 334,0 (1.262,46) (51,98) (71,98) (6,17) (469,78) (58,44) Giá (USD/ kg) 2,48 2,53 2,32 2,71 2,88 0,05 - (0,21) - 0,17 - Hồng Kông Sản lượng (Tấn) 702,77 861,34 81,71 25,01 133,45 158,57 22,56 (779,63) (90,51) 108,44 433,59 Kim ngạch (1.000 USD) 2.016,21 2.471,50 192,25 51,41 391,90 455,29 22,58 (2.279,25) (92,22) 340,49 (662,3)
50 Giá (USD/ kg) 2,87 2,87 2,35 2,06 2,94 0,00 - (0,52) - 0,88 - Colombi a Sản lượng (Tấn) 53,40 510,00 394,70 326,37 145,64 456,60 855,06 (115,30) (22,61) (180,73) (55,38) Kim ngạch (1.000 USD) 126,34 1.261,23 951,96 783,43 348,10 1.134,89 898,28 (309,27) (24,52) (435,33) (55,57) Giá (USD/ kg) 2,47 2,37 2,41 2,40 2,39 0,10 - (0,06) - (0,01) - Khác Sản lượng (Tấn) 2.391,34 1.311,54 757,51 292,82 306,01 (1.079,79) (45,15) (554,04) (42,24) 13,19 4,50 Kim ngạch (1.000 USD) 8.053,91 3.334,02 1.592,09 798,44 949,03 (4.719,89) (58,60) (1.742) (52,25) 150,59 18,86 Giá (USD/ kg) 3,37 2,54 2,10 2,73 3,10 (0,83) - (0,44) - (0,37) - Tổng Sản lượng (Tấn) 7.065,67 6.741,12 5.126,78 2.489,16 1.951,05 (324,55) (4,59) (1.614,34) (23,95) (538,11) (21,62) Kim ngạch (1.000 USD) 17.017,99 13.765,35 8.503,98 4.312,67 3.659,33 (3.252,64) (19,11) (5.261,37) (38,22) (653,34) (15,15)
51
Tuy nhiên, năm 2013 do có sự phục hồi về nền kinh tế nên xuất khẩu của công ty sang thị trường này tăng nhẹ cả về sản lượng nhưng giảm về giá trị, tăng 2,1% về lượng và giảm 6,2% về giá trị do giá xuất khẩu bình quân giảm 0,21 USD/kg. Dẫn đến cơ cấu sản lượng tăng và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này giảm theo, thấp hơn cả mức năm 2011, chỉ chiếm 9,2% về lượng và 12,9% về giá trị.
Sang năm 2014, giá xuất khẩu sang thị trường này đã tăng trở lại. Tuy nhiên sản lượng giảm mạnh đến 56,4% dẫn đến kim ngạch giảm đến 58,4%. Điều này được giải thích là do mối quan hệ song phương của Việt Nam-Trung Quốc bị bất ổn trong vấn đề tranh chấp tại Biển Đông nên đồng loạt nhiều đơn hàng nhập khẩu cá tra fillet của Việt Nam nói chung và Công ty Hải sản 404 nói riêng bị hủy bỏ.
4.2.2.3 Thị trường Hồng Kông
Về sở thích ăn uống của người Hồng Kông,thì thủy sản có vỏ đứng ở vị trí cao nhất, trong đó dẫn đầu là tôm, tiếp theo là sò điệp, tôm càng, mực và cua. Từ cuối năm 2008, do tác động của suy thoái kinh tế nên hành vi tiêu dùng của người dân Hồng Kông cũng thay đổi. Họ bắt đầu chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm thủy sản thiết thực và rẻ tiền hơn như các sản phẩm thủy sản đông lạnh và có giá trị thấp hơn thay vì các sản phẩm tươi sống và đắt tiền như trước đây, họ cũng bắt đầu ít đi ăn ở nhà hàng hơn thay vào đó là nấu ăn tại nhà.
Thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu vào Hồng Kông không phải chịu thuế nhập khẩu. Hồng Kông không áp dụng thuế VAT, thuế dịch vụ hay thuế tiêu thụ. Thủ tục hải quan cũng rất đơn giản, chỉ yêu cầu có giấy phép xuất nhập khẩu hoặc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với các mặt hàng liên quan tới sức khỏe, an toàn và an ninh.
Các nhà xuất khẩu thủy sản đông lạnh vào Hồng Kông chú ý nên sử dụng quy trình hệ thống phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) để sản xuất thủy sản đông lạnh và bao bì thân thiện với môi trường sẽ tạo được sự chú ý đối với người tiêu dùng Hồng Kông.Tuy không chiếm tỷ trọng lớn như Hàn Quốc nhưng Hồng Kông
52
cũng là một thị trường xuất khẩu quan trọng của công ty. Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty thì tuy chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ từ gần 2 đến 10% nhưng cơ cấu kim ngạch xuất khẩu sang Hồng Kông luôn lớn hơn sản lượng, cơ cấu kim ngạch dao động trong khoảng từ 1,2 đến 1,5 lần cơ cấu khối lượng và hầu như không có sự biến động nhiều qua các năm. Điều này chứng tỏ giá xuất khẩu sang Hồng Kông có mức ổn định tương đối cao. Cũng giống như Hàn Quốc, xuất khẩu cá của công ty sang Hồng Kông cũng có sự biến động theo chiều hướng không đồng đều qua các năm. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014 thì cơ cấu xuất khẩu sang cả Hồng Kông có sự tăng nhẹ do sự phục hồi của nền
kinh tế. Năm 2012, xuất khẩu sang thị trường này tăng cả về lượng và
giá trị nhưng mức tăng về giá trị cao hơn so với mức tăng về lượng do giá xuất khẩu trung bình sang thị trường này bằng với năm 2011. Sang năm 2013, do sản phẩm cá tra của Việt Nam gặp phải một số sự cố về chất lượng và giá cả tại một số thị trường khác nên ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của công ty vào thị trường Hồng Kông do đây là thị trường nhập khẩu cá tra fillet lớn nhất của công ty khiến không chỉ giảm mạnh về sản lượng và giá xuất khẩu sang thị trường này tiếp tục giảm nhẹ so với năm 2012, giảm 0,52 USD/kg. Do giá và sản lượng xuất khẩu đều giảm nên kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này cũng giảm theo, giảm 2.279,3 nghìn USD, tương đương 92,2%.
Sang năm 2014, do nhu cầu tiêu thụ của thị trường này tăng cao trong khi thiếu hụt nguồn cung từ các doanh nghiệp xuất khẩu khác nên xuất khẩu của công ty vào Hồng Kông đã tăng trở lại cả về lượng và giá xuất khẩu nên kim ngạch xuất khẩu đã tăng 340,5 nghìn USD tương đương 662,3% so với cùng kỳ năm 2013.
Đối với thị trường châu Á thì ngoài Hàn Quốc và Hồng Kông thì công ty còn xuất sang hai thị trường nữa là Malaysia và Singapore nhưng với khối lượng không đáng kể. Bên cạnh đó thì từ năm 2013, Nhật Bản, Brunây và Philipin là những thị trường mới của công, tuy với số lượng không lớn nhưng trong tương lai hứa hẹn đây là những thị trường rất
53
tiềm năng do có những thuận lợi về nhu cầu tiêu thụ cũng như chính sách thương mại song phương của các nước này với Việt Nam.
4.2.2.4 Thị trường Colombia
Colombia vốn là một nước thuộc vùng Tây Bắc của khu vực Nam Mỹ, người dân nước này chia ra nhiều bữa ăn trong một ngày, tuy nhiên phải có món cá trong ít nhất một bữa ăn trong 1 ngày mà nước này thì chỉ có cá biển nên họ vô cùng thích thú đối với mặt hàng các da trơn hay cá fillet.
So với 3 thị trường trước thì vào năm 2011 Colombia là thị trường chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng cơ cấu xuất khẩu của Công ty nhưng đây lại là thị trường duy nhất có sự tăng trưởng liên tục và tương đối ổn định qua các năm do giá xuất khẩu bình quân của thị trường này tương đối ổn định. Năm 2012, xuất khẩu của Công ty sang Colombia đạt giá trị 1.261,23 nghìn USD, tăng 855% so với năm 2011. Sang năm 2013, khi mà xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chính đều giảm thì xuất khẩu sang Colombia cũng giảm và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này giảm 24,52% tương ứng với 309,3 nghìn USD so với năm 2012. 6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu của Công ty vào thị trường này vẫn tiếp tục giảm do bị ảnh hưởng của tình hình kinh tế chung của thế giới và do gặp phải thêm nhiều quy định về hàm lượng chất bảo quản có trong sản phẩm.
Xét về cơ cấu thì Colombia là thị trường chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng cơ cấu sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này ngày càng tăng từ năm 2011 đến 2013. Từ mức chỉ chiếm 0,76% về lượng và 0,74% về kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2011 đã tăng lên tương ứng là 7,7% và 11,2% năm 2013.