Phương thức giao hàng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu cá của công ty hải sản 404 (Trang 59 - 61)

Giống như hầu hết các công ty xuất khẩu khác thì Công ty 404 cũng áp dụng phương thức giao hàng là FOB và CIF vì 2 hình thức này rất phổ biến và đơn giản về thủ tục giao nhận. Trong đó, FOB là phương thức mà Công ty ưu tiên áp dụng nhiều hơn vì theo phương thức này thì Công ty sẽ không cần thuê phương tiện vận chuyển để chở hàng, không cần mua bảo hiểm cho hàng hóa, không cần làm thủ tục nhập khẩu cho hàng hóa và khi đã giao hàng trên tàu thì Công ty sẽ hết nghĩa vụ, mọi rủi ro sẽ được chuyển cho nhà nhập khẩu còn phương thức CIF thì hầu như là ngược lại. Điển hình là tỷ trọng của FOB đều trên 60% về kim ngạch qua các năm mặc dù có giảm dần nhưng vẫn giảm ít hơn so với CIF. Tuy nhiên vào năm 2013, có sự giảm mạnh ở cả 2 phương thức vì giảm theo tình hình xuất khẩu chung của Công ty. Trong đó, FOB giảm 38,79% còn CIF giảm 38,82%. Nếu trong tương lai, Công ty cứ tiếp tục đi theo cơ cấu các phương thức giao hàng như thế này thì Công ty sẽ gặp một số những bất lợi. Cụ thể là khi Công ty cứ chọn FOB là phương thức chính thì Công ty sẽ Công ty sẽ mất đi quyền chủ động trong thời gian và địa điềm giao hàng, phát sinh nhiều khiếu nại, bồi thường…nếu như có sự tranh chấp giữa 2 bên. Ngoài ra, nếu không thuê phương tiện

Bảng 4.6 Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu theo các phương thức giao hàng của công ty giai đoạn 2011 - 2013

Điều kiện 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Kim ngạch (1.000 USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1.000 USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (1.000 USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1.000 USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (1.000 USD) Tỷ lệ (%) FOB 6.410,22 61,5 5.381,44 61,7 3.293,73 62,1 (1.028,78) (16,05) (2.087,71) (38,79) CIF 4.012,91 38,5 3.340,50 38,3 2.010,19 37,9 (672,41) (16,76) (1.330,31) (39,82) Tổng 10.423,13 100 8.721,94 100 5.303,92 100 (1.701,19) (16,32) (3.418,02) (39,19)

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Công ty Hải sản 404

vận tải, không mua bảo hiểm thì Công ty sẽ mất cơ hội nhận “hoa hồng”, nhận chiết khấu từ các doanh nghiệp vận tải và công ty bảo hiểm. Thêm vào đó nếu giao theo giá FOB thì sẽ thấp hơn giá CIF nên Công ty có thể bị lỗ. Tuy nhiên, tùy việc chọn các phương thức giao hàng còn phụ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh của mỗi công ty nhưng đây là điều mà các công ty có thể thay đổi để có thể phát triển lâu dài, mang về nhiều lợi nhuận cho Công ty.

60

4.2.6 Các quy định về hoạt động nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá

*Quy định về hoạt động nuôi trồng:

Theo quy định, cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải có địa điểm, diện tích nuôi cá tra thương phẩm phù hợp với quy hoạch nuôi, chế biến cá tra đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương xác nhận việc đăng ký diện tích và sản lượng nuôi cá tra thương phẩm.

Cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải đảm bảo các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thuỷ sản; được cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương chứng nhận, cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi cá tra thương phẩm; đồng thời, phải sử dụng giống, thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất theo quy định của pháp luật.

*Quy định về chế biến:

Công ty quy định là cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến cá tra phải được nuôi từ cơ sở nuôi cá ra thương phẩm đáp ứng các điều kiện vể nuôi trồng. Sản phẩm cá tra chế biến phải đáp ứng quy định về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản của Việt Nam và nước nhập khẩu.

Đối với việc chế biến sản phẩm cá tra fillet đông lạnh, phải sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định của nước nhập khẩu; tỷ lệ mạ băng (tỷ lệ nước mạ băng trên trọng lượng tổng) đối với sản phẩm cá tra xuất khẩu phải phù hợp với quy định của nước nhập khẩu. Các trường hợp khác tỷ lệ mạ băng không được vượt quá 10%; hàm lượng nước tối đa không được vượt quá 83% so với khối lượng tịnh (khối lượng cá tra fillet sau khi loại bỏ lớp mạ băng) của sản phẩm.

*Quy định về xuất khẩu:

Công ty chỉ xuất khẩu những lô hàng sản phẩm cá đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản theo quy định của Việt Nam và nước nhập khẩu; tạm dừng xuất khẩu sản phẩm cá đối với thương nhân xuất khẩu bị cơ quan có thẩm quyền của thị trường nhập khẩu yêu cầu tạm dừng do có vi phạm về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài việc tuân thủ các quy định hiện hành của Việt Nam và nước nhập khẩu về ghi nhãn thực phẩm, trên nhãn sản phẩm cá tra fillet và chả cá surimi đông lạnh phải thể hiện các thông tin về khối lượng tịnh của sản phẩm; tỷ lệ mạ băng; tên các loại hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến sử dụng trong quá trình chế biến.

61

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu cá của công ty hải sản 404 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)