doanh thu chỉ còn 102.657 triệu đồng, giảm 19,4%, tổng lợi nhuận lúc này là -221 triệu đồng, tuy Công ty đã cho cắt giảm một số chi phí và còn đưa ra một số giải pháp về sản phẩm và thị trường nhưng vẫn còn một số giảm trừ mà Công ty chưa liệt kê ra hết và việc Công ty phải thanh toán lãi suất cho những hợp đồng vay dài hạn cho ngân hàng nên dẫn đến việc Công ty bị lỗ như vậy. Thêm vào đó, tình hình các thị trường nhập khẩu cá của Công ty có nhiều bất ổn và có nhiều quy định gắt gao hơn về chất lượng và vệ sinh của sản phẩm nên đã cắt giảm nhiều đơn đặt hàng so với các năm trước đó.
Qua bảng tổng kết hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2011 – 6T/2014, có thể thấy năm 2011 là năm kinh doanh có hiệu quả nhất, nhưng bắt đầu từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014 có sự sụt giảm mạnh so với năm 2011 cho thấy hoạt động kinh doanh không hiệu quả do tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên đây là khó khăn chung của các doanh nghiệp thủy sản trong ngành. Với hơn 35 năm xây dựng và phát triển, Công ty Hải sản 404 sẽ vượt qua những khó khăn hiện tại cũng như phát triển trong tương lai.
3.5 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TY
Với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay thi đòi hỏi công ty cần có sự nỗ lực hơn nữa để tăng doanh thu, lợi nhuận, đồng thời phải tiết kiệm, kiểm soát chi phí một cách hợp lý nhằm nâng cao thị phần cũng như là uy tín của Công ty đối với khách hàng.
Công ty không ngừng đổi mới trang thiết bị, nhà xưởng, máy móc hiện đại, đủ tiêu chuẩn và công suất hoạt động phục vụ nhu cầu sản xuất hàng hóa. Đồng thời, công ty phải đảm bảo kịp thời tiến độ giao hàng, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong khu vực.
Tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chuẩn đã đạt được như: HACCP, SSOP, GMP, BRC, IFS, HALAL, ISO 22000, đầu tư mua sắm trang thiết bị kiểm tra dư lượng kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng trong thủy sản, chủ động kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên liệu đầu vào, kiểm soát các công đoạn trong quy trình chế biến để cung cấp được các sản phẩm sạch, đủ tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản.
36
Tiếp tục củng cố và phát huy các mặt hàng chủ lực đang là thế mạnh của công ty. Đồng thời nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng các nước, các nhà nhập khẩu về sản phẩm giá trị gia tăng có giá trị dinh dưỡng cao. Từ cơ sở thiết bị kỹ thuật đã được đầu tư mới trong các năm qua, tăng công suất sản phẩm và đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng, tăng doanh số và kim ngạch xuất khẩu. Kiểm soát chi phí, tăng năng suất, giảm giá thành để nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm của công ty.
Tăng cường đào tạo cán bộ kỹ thuật sản xuất có trình độ kỹ thuật cao, tổ chức huấn luyện đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Đồng thời bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ nghiên cứu thị trường và marketing đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới trong thị trường cạnh tranh đầy thách thức hiện nay. Xây dựng và cải tiến chính sách lương thưởng theo hướng tạo động lực thúc đẩy sáng tạo và đóng góp tích cực của người lao động. Thường xuyên phát động và tổ chức các phong trào thi đua trong sản xuất, phát huy sáng tạo, cải tiến tăng năng suất, tiết kiệm trong sản xuất để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của Công ty và thu nhập người lao động.
37
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ CỦA CÔNG TY HẢI SẢN 404