Sau khi phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính, tác giả tiến hành kiểm định lại 6 giả thuyết nghiên cứu đã đề ra.
Giả thuyết H1 “Giá trị cảm nhận tác động trực tiếp, tích cực đến sự hài lòng của khách hàng” ước lượng này có hệ số chuẩn hóa là 0.244 và p-value<0.001, vì thế giả thuyết này được chấp nhận. Điều này có nghĩa nếu khách hàng cảm nhận rằng smartphone mình đang sử dụng tin cậy, giá cả hợp lí và tương xứng với giá trị, chi phí bỏ ra thì khách hàng sẽ hài lòng hơn.
Giả thuyết H2 “Chất lượng cảm nhận có tác động trực tiếp, tích cực đến sự hài
lòng của khách hàng” ước lượng này cho hệ số ước lượng dạng chuẩn hóa là 0.451 và p-value<0.001, vì thế giả thuyết này được chấp nhận. Cũng tương tự, nếu khách hàng cho rằng smartphone họ đang sử dụng có độ bền cao, kiểu dáng bắt mắt, tính năng tuyệt vời thì sự hài lòng của họ về thương hiệu đấy càng cao.
Giả thuyết H3 “Sự hài lòng tác động trực tiếp, tích cực đến lòng trung thành”
ước lượng mối quan hệ này có hệ số chuẩn hóa là 0.242 và p-value<0.001, vì vậy giả thuyết này được chấp nhận. Smartphone đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, làm khách hàng hài lòng với quyết định chọn mua sản phẩm của họ thì lòng trung thành của khách hàng sẽ phát triển theo chiều hướng tích cực.
47
Giả thuyết H4 “Sự hài lòng tác động trực tiếp đến ý định mua lại” ước lượng
mối quan hệ này có hệ số ước lượng chuẩn hóa là 0.276 và p-value<0.001 vì thế giả thuyết này được chấp nhận. Điều này cho thấy một khi khách hàng hài lòng với các quyết định chọn mua smartphone của mình sẽ tác động tích cực đến ý định chọn mua lại thương hiệu đó, mặc cho sự tác động của các thương hiệu cạnh tranh khác.
Giả thuyết H5 “lòng trung thành tác động trực tiếp, tích cực đến sự yêu thích
thương hiệu” ước lượng mối quan hệ này có hệ số chuẩn hóa là 0.196 với p- value<0.001, giả thuyết này được chấp nhận. điều này có nghĩa là lòng trung thành của khách hàng càng cao thì ảnh hưởng tích cực đến thương hiệu smartphone đó càng cao, khách hàng sẽ hình thành nên cảm xúc thương hiệu tích cực.
Giả thuyết H6 “Sự yêu thích thương hiệu tác động trực tiếp, tích cực đến ý định mua lại”, mối quan hệ này có hệ số ước lượng chuẩn hóa là 0.400 với p-value < 0.001, giả thuyết này được chấp nhận. Điều này có nghĩa là nếu khách hàng yêu thích thương hiệu và có tình cảm đặc biệc với thương hiệu thì ý định mua lại sản phẩm của thương hiệu đó trong tương lai càng cao.
Bảng 4.11: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu
Giả Thuyết Kết Luận
H1 Giá trị cảm nhận tác động trực tiếp, tích cực đến sự hài lòng
của khách hàng Chấp Nhận
H2 Chất lượng cảm nhận có tác động trực tiếp, tích cực đến sự
hài lòng của khách hàng Chấp Nhận
H3
Sự hài lòng tác động trực tiếp, tích cực đến lòng trung
thành Chấp Nhận
H4 Sự hài lòng tác động trực tiếp đến ý định mua lại Chấp Nhận
H5 Lòng trung thành tác động trực tiếp, tích cực đến sự yêu
thích thương hiệu Chấp Nhận
H6 Sự yêu thích thương hiệu tác động trực tiếp, tích cực đến ý
định mua lại Chấp Nhận
48
Hình 4.8: Mô hình “Các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định mua lại smartphone của ngƣời tiêu dùng tại thị trƣờng TP.Hồ Chí Minh
Nguồn: Tác giả