Phân tích nhân tố khám phá EFA:

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến ý định mua lại smartphone của người tiêu dùng tại thị trường tp hồ chí minh luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 49)

Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số cronbach’s alpha thì mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu vẫn có 6 nhân tố được đưa vào phân tích EFA gồm: Giá trị cảm nhận (PV); Chất lượng cảm nhận (PQ), Sự hài lòng của người tiêu dùng

36

(CS); Lòng trung thành (CL); Sự yêu thích thương hiệu (BP) và ý định mua lại sản phẩm (RI).

Theo Hair và các công sự của mình (1998) Factor loading (hệ số tải nhân tố) là chỉ tiêu để đảm báo tính thiết thực của kỹ thuật EFA. Với Factor loading > 0.3 được xem là đạt tối thiểu; Factor loading >0.4 được xem là quan trọng; Factor loading >0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Kỹ thuật trích các nhân tố được sử dụng là Principal axis factoring, phương pháp xoay nhân tố Promax và điểm dừng khi trích nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1.

Sử dụng phương pháp kiểm định KMO ( Kaiser – Meyer – Olkin) và Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu quan sát. Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1 cho thấy hệ số KMO = 0.788, sig=0.000<0.005. Điều này có nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp. Có 23 biến quan sát được trích vào 6 nhân tố có Eigenvalue = 1.066 và tổng phương sai trích là 54.526%, cho thấy 6 nhân tố trên giải thích được 54.526% biến thiên của các biến quan sát. Hệ số tải nhân tố của biến CS3 =0.398, vậy nên cần được loại bỏ để thang đo được đảm bảo về mặt giá trị.

Sau khi loại bỏ biến CS3, còn 22 biến quan sát được trích vào 6 nhân tố tại Eigenvalue là 1.038 và tổng phương sai trích là 55.457%. Hệ số KMO=0.781 và sig=0.000, chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá áp dụng là phù hợp. Tất cả các biến quan sát trong mô hình đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 vì vậy tác giả dừng phân tích EFA tại đây.

Bảng 4.3: Kết quả xoay nhân tố lần 2

Biến Quan Sát Nhân Tố

1 2 3 4 5 6 CS2 .811 CS4 .788 CS5 .753 CS6 .674 CS1 .586 PV1 .917

37 PV2 .730 PV4 .696 PV3 .596 PQ2 .809 PQ1 .803 PQ3 .710 BP2 .859 BP3 .761 BP1 .635 CL1 .698 CL2 .691 CL4 .662 CL3 .553 RI1 .851 RI2 .718 RI3 .600 Eigenvalue 5.218 2.758 2.401 1.901 1.447 1.038 Phƣơng sai trích 21.818 10.407 9.069 6.634 4.616 2.913 Tổng phƣơng sai trích 21.818 32.225 41.295 47.928 52.544 55.457 KMO 0.781 Sig 0.000

Extraction Method: Principal Axis Factoring. Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization.

Nguồn: Tác giả tính toán

Sau khi phân tích EFA, mô hình có sự thay đổi trong một số nhân tố nghiên cứu, trong đó có giảm một vài biến không đạt tiêu chuẩn về các kiểm định như tác giả đã đề ra

38

Bảng 4.4: Tổng hợp thang đo sau EFA

PV Giá trị cảm nhận

PV1 Smartphone rất đáng tin cậy PV2 Giá cả smartphone là hợp lý

PV3 Tôi nghĩ smartphone mang lại giá trị xứng đáng PV4 Lợi ích của smartphone phù hợp với chi phí bỏ ra

PQ Chất lƣợng cảm nhận

PQ1 Smartphone có độ bền cao PQ2 Smartphone có kiểu dáng đẹp

PQ3 Smartphone có những tính năng tuyệt vời

CS Sự hài lòng của ngƣời tiêu dùng với thƣơng hiệu

CS1 Smartphone đáp ứng nhu cầu của tôi

CS2 Tôi hài lòng với quyết định mua smartphone CS4 Tôi hài lòng với các dịch vụ của smartphone CS5 Smartphone kích thích mong muốn sở hữu của tôi CS6 Tôi tin tưởng vào thương hiệu tôi đang sử dụng

CL Lòng Trung Thành

CL1 Tôi vẫn sẽ mua smartphone nếu nó làm cho tôi hài lòng CL2 Tôi giới thiệu smartphone cho bạn bè và gia đình tôi CL3 Smartphone là lựa chọn đầu tiên của tôi

CL4 Tôi sẽ không chuyển sang sử dụng smartphone khác dù có người khuyên tôi

BP Sự yêu thích thƣơng hiệu

BP1 Tôi có cảm giác tích cực với thương hiệu smartphone BP2 Tôi nghĩ rằng smartphone là thương hiệu có tiếng và uy tín BP3 Khả năng mua smartphone của tôi rất cao

RI Ý định mua lại sản phẩm

RI1 Tôi sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về smartphone

RI2 Ý định mua lại smartphone của tôi không bị ảnh hưởng bởi những khuyến mãi từ đối thủ cạnh tranh

RI3 Tôi cam kết sẽ mua lại smartphone

39

Sau phân tích nhân tố khám phá EFA mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu không có sự thay đổi. Điều này chứng minh tính hợp lí của mô hình nghiên cứu.

Bảng 4.5: Giả thuyết nghiên cứu sau EFA

H1 Giá trị cảm nhận tác động trực tiếp, tích cực đến sự hài lòng của khách

hàng

H2 Chất lượng cảm nhận có tác động trực tiếp, tích cực đến sự hài lòng

của khách hàng

H3 Sự hài lòng tác động trực tiếp, tích cực đến lòng trung thành

H4 Sự hài lòng tác động trực tiếp đến ý định mua lại

H5 lòng trung thành tác động trực tiếp, tích cực đến sự yêu thích thương hiệu

H6 Sự yêu thích thương hiệu tác động trực tiếp, tích cực đến ý định mua

lại

Nguồn: Tác giả

Hình 4.5: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh sau EFA

Nguồn: Tác giả

Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, 6 nhân tố đều đạt yêu cầu nên sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khẳng định CFA và kiểm định mô hình lý thuyết bằng SEM.

40

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến ý định mua lại smartphone của người tiêu dùng tại thị trường tp hồ chí minh luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)