Thực trạng thanh toán quốc tế bằng L/C theo thị trƣờng giao dịch

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng lc tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 60 - 63)

NH cũng ổn định, không đa dạng chủng loại khách hàng và mặt hàng nên không có nhiều biến động lớn qua thời gian vừa qua.

4.1.4 Thực trạng thanh toán quốc tế bằng L/C theo thị trƣờng giao dịch giao dịch

Trong hoạt động TTQT, đối với các khách hàng doanh nghiệp thì quốc gia đối tác với họ có tầm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động XNK hàng hóa của doanh nghiệp, do các khách hàng của ACB-CT hiện nay hầu hết là các khách hàng truyền thống nên các quốc gia giao dịch TTQT bằng L/C với NH cũng là một số nước quen thuộc. Bảng 4.3 dưới đây thể hiện doanh số TTQT bằng L/C ở một số thị trường giao dịch chính mà ACB-CT có thực hiện giao dịch.

Bảng 4.3:Doanh số TTQT bằng L/C ở một số thị trường chính của ACB-CT giai đoạn năm 2011 – 6/2014 Đvt: 1000 USD Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 Chênh lệch 2012 / 2011 2013 / 2012 6 – 2014 / 6 – 2013 Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị EU 4.536 5.984 2.788 1.110,7 1.117,3 32 1.448 -53,4 -3.196 0,6 6,6 Hàn Quốc 1.478 2.173 1.229 387 466,7 47 695 -43,4 -944 20,6 79,7 Singapore 4.979 5.993 2.806 1.147,8 660,7 20,3 1.014 -53,2 -3187 -42,4 487,1 Trung Quốc 237 77 68 18,4 0 -67,5 -160 -11,7 -9 100 -18,4 Thái Lan 580 394 186 32,7 0 -32,1 -186 -52,8 -208 100 -32,7 Khác 662 3.174 29 16 0 379,4 2.512 -99,1 -3145 100 -16 Tổng 12.472 18.266 7.106 2.712,6 2.244,6 46,5 5.794 -61,1 -11.160 -17,2 -467,9

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy một số thị trường chính có giao dịch TTQT bằng L/C với ACB-CT chiếm tỷ trọng doanh số khá lớn là EU, Hàn Quốc và Singapore. Ba thị trường này luôn chiếm tỷ trọng TTQT bằng L/C ở mức trên 77% trong cả giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 do đây là các thị trường TTQT bằng L/C theo hướng XK với mặt hàng chính là gạo và thủy sản, mà đây lại là hướng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số TTQT bằng L/C tại NH. Các thị trường này đều có doanh số TTQT bằng L/C tăng trưởng từ năm 2011 sang năm 2012 với Hàn Quốc có mức tăng xấp xỉ 700 nghìn USD và EU, Singapore đều tăng trên 1 triệu USD do trong thời gian này các khách hàng ký thêm được một số lượng hợp đồng mới xuất khẩu thêm thủy sản và gạo nên có doanh số tăng cao, đây cũng là một năm thành công của xuất khẩu gạo và thủy sản Việt Nam nói chung. Bước sang năm 2013, việc xuất khẩu gạo và thủy sản có sự sụt giảm làm cho số lượng phát sinh TTQT bằng L/C cũng giảm đáng kể đã ảnh hưởng đến doanh số đạt được của NH, mức sụt giảm ở Hàn Quốc là trên 900 nghìn USD với khoảng trên 43%, còn ở EU và Singapore đều giảm trên 3 triệu USD và chiếm tỷ lệ trên 53% khi so với năm trước đó. Đến 6 tháng đầu năm 2014, tình hình TTQT bằng L/C tại vẫn đang giảm và chưa thấy dấu hiệu khởi sắc nên khi so sánh với cùng khoảng thời gian này của năm trước ta thấy doanh số đạt được ở cả ba thị trường này cộng lại thấp hơn khoảng 400 nghìn USD. Có sự biến động doanh số TTQT bằng L/C trong cả giai đoạn này do từ năm 2013 trở đi, NH tập trung nguồn lực cho các hoạt động tín dụng, huy động vốn,…đã sao nhãng phần dịch vụ TTQT nói chung và TTQT bằng L/C nói riêng.

Với thị trường Trung Quốc, Thái Lan và nhóm các nước khác (Đài Loan, Đức, Bangladesh, Indonesia…) thì các khách hàng của NH chủ yếu là nhập khẩu hàng hóa là máy móc, nguyên vật liệu nên doanh số TTQT bằng L/C chiếm khá thấp do đặc thù loại hình doanh nghiệp của khách hàng. Nhìn chung cho cả giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, giá trị TTQT bằng L/C không biến động lớn và có chiều hướng thay đổi đi theo sự biến động của dịch vụ TTQT của NH. Đáng chú ý trong giai đoạn này là năm 2011 và 2012, năm 2011 có một lô hàng hóa TTQT bằng L/C nhập khẩu máy móc từ Đức giá trị trên 420 nghìn USD, cũng nằm trong nhóm máy móc này nhưng năm 2012 đạt doanh số tăng vượt bậc lên hơn 3,1 triệu USD do có thêm số lượng L/C xuất khẩu gạo sang một số thị trường mới như Indonesia, Bangladesh với giá trị lớn nên làm cho doanh số của hai năm này khá cao khi nhìn chung cho cả giai đoạn. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2014, không phát sinh doanh số TTQT bằng L/C cho nhóm thị trường Trung Quốc, Thái Lan và nhóm các nước khác do trong thời gian này các khách hàng không phát sinh

L/C nhập khẩu hàng hóa. Do ở các thì trường này mặt hàng nhập khẩu chính là máy móc vói đặc tính là thời gian sử dụng tương đối dài và nguyên vật liệu trong sản xuất hiện còn tồn kho nên không có nhu cầu nhập mới, ngoài ra do khách hàng chuyển sang sử dụng nhờ thu nhập khẩu hàng hóa và chuyển tiền nhập khẩu hàng hóa để tiết kiệm chi phí và thời gian hơn, cũng như thủ tục đơn giản nhanh chóng hơn do cả phía NH, khách hàng và đối tác đều đã có quan hệ giao dịch từ trước. Trong thời gian này thì tại ACB-CT phát sinh 182 giao dịch chuyền tiền nhập khẩu và 8 giao dịch nhờ thu nhập cũng đã minh chứng phần nào cho việc này.

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng lc tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)