So sánh phí dịch vụ thanh toán L/C của ngân hàng TMCP Á Châu – ch

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng lc tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 66)

Châu – chi nhánh Cần Thơ với một số ngân hàng khác trên địa bàn TP. Cần Thơ

Phí dịch vụ thanh toán L/C là khoản chi phí mà các khách hàng phả bỏ ra để phía NH phục vụ nhu cầu giao dịch quốc tế của mình, và trên địa bàn Cần Thơ hiện nay thì số lượng NH có dịch vụ này là rất nhiều nên các khách hàng có thể lựa chọn nơi nào phục vụ và đáp ứng nhu cầu của mình một cách tốt nhất với mức chi phí bỏ ra là hợp lý nhất. Để đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động TTQT bằng L/C thì phí dịch vụ cũng là một yếu tố để đánh giá. Bảng 4.5 dưới đây thể hiện một số khoản mục cơ bản trong phí dịch vụ TTQT bằng L/C của ACB-CT, VCB-CT và Vietinbank-CT hiện nay đang sử dụng

Bảng 4.5 Biểu phí dịch vụ TTQT bằng L/C của ACB-CT, VCB-CT, Vietinbank-CT năm 2014

Đvt: USD

Khoản mục ACB-CT VCB-CT Vietinbank-CT

L/C xuất khẩu Thông báo Trực tiếp Qua 1 NH Qua 2 NH 15 25 10 + phí NH thông báo trước

20 25 20 30 30 20 + phí NH thông báo trước Thông báo tu chỉnh L/C 5 – 20 10 + bưu điện phí 15

Chuyển nhượng L/C 30 – 200 20 – 200 20 – 500 Thanh toán L/C 0,2%; 20 – 200 0,15%; 20 – 200 0,18%; TT: 20 Kiểm tra BCT 8 Miễn phí; 20 – 50 20

Hủy L/C 20 20 20 L/C nhập khẩu Phát hành L/C sơ bộ 0,075%; TT: 30 0,05%; 50 – 500 0,05%; TT: 50 Tu chỉnh L/C 0,075%; TT: 30 50 + phí phát hành L/C 005%; TT: 30 Ký hậu vận đơn 5 – 10 0 – 15 5 – 10 Thanh toán BCT 0,2%; TT: 20 0,2%; 20 – 500 0,2%; TT: 30 Hủy L/C theo yêu cầu 20 20 15

Nguồn: Biểu phí dịch vụ của ACB, VCB, Vietinbank đang công bố sử dụng năm 2014

Qua bảng số liệu sơ bộ trên ta có thể thấy, nếu tính tổng các mức phí lại thì hiện nay ACB đã xây dựng được một biểu phí có tính cạnh tranh. So với một số NH khác khá phát triển về dịch vụ TTQT trên địa bàn TP. Cần Thơ như Vietcombank - chi nhánh Cần Thơ (VCB-CT) hay Vietinbank -chi nhánh Cần Thơ (Vietinbank-CT) là các ngân hàng lớn dẫn đầu trong hoạt động TTQT bằng L/C hiện nay thì mức phí của ACB-CT có phần cao hơn ở các mục liên quan đến giá trị của BCT như phát hành L/C(tại ACB-CT là 0,075% trong khi hai NH còn lại đều là 0,05%), thanh toán BCT (tại ACB-CT là 0,2% trong khi tại VCB-CT và Vietinbank-CT lần lượt là 0,15% và 0,18%) với mức tỷ lệ phí tính trên giá trị BCT,…mà đây thường là phần chi phí mà khách hàng phải bỏ ra nhiều do giá trị lô hàng hóa XNK thường tương đối lơn, còn ngoài

ra ở các khoản mục khác thì Vietinbank-CT có phần cao hơn hai NH còn lại nhưng sự chênh lệch không quá nhiều. Trong ba NH này, thì VCB-CT được xem như là lớn nhất với vị thế và sự vững mạnh của mình trong hoạt động TTQT đã có được từ rất lâu cộng với một biểu phí khá cạnh tranh đã thu hút được lượng khách hàng khá lớn. Với tiềm lực tài chính hùng mạnh của mình, VCB-CT luôn đảm bảo cho khách hàng sự yên tâm trong TTQT bằng L/C với những doanh nghiệp kinh doanh XNK có quy mô và lô hàng có giá trị lớn.

Trong khi đó, ACB-CT xây dựng chiến lược phục vụ khách hàng mục tiêu là cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì trên địa bàn TP. Cần Thơ hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu phần lớn với quy mô vừa và nhỏ còn khá nhiều, giá trị hợp đồng ngoại thương chỉ ở mức tương đối. Dù có sự linh hoạt trong thu phí dịch vụ tùy thuộc vào đối tượng KH có uy tín thanh toán tốt hay là những khách hàng mới để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng, nhưng với mức phí như hiện nay trong điều kiện cạnh doanh nghiệp cân nhắc khi chọn lựa NH giao dịch nhằm tiết kiệm chi phí mộtcách tốt nhất mà vẫn kinh doanh XNK hiệu quả. Ta có thể xem bảng so sánh biểu phí dịch vụ TTQT bằng L/C ở một số mục chi tiết hơn của phí dịch vụ thủ tục thanh toán L/C ở phần phụ lục 1 và phụ lục 2

4.2 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.2.1 Thuận lợi

Về công nghệ ngân hàng, ACB-CT đã áp dụng triệt để các công nghệ thông tin hiện đại mới vào dịch vụ TTQT qua ACB Online giúp khách hàng tiết kiệm nhiều thời gian thủ tục cũng như tra soát BCT trên hệ thống ACB Online như đang xử lý/ đã có kết quả/ đã gửi BCT ra nước ngoài,… tiện lợi hơn chỉ với một vài thao tác trên máy tính. Cũng giúp cho NH kiểm soát tốt và quản lý chặt chẽ hoạt động TTQT nói chung và TTQT bằng L/C nói riêng. ACB luôn cam kết bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, NH cũng đã đăng ký và triển khai các tiện ích dành cho khách hàng doanh nghiệp qua ACB Online như đăng ký giao dịch TTQT online, truy vấn thông tin giao dịch thanh toán online.

Về mặt nhân sự, bộ phận TTQT của ACB-CT hiện nay với 3 cán bộ làm việc trực tiếp và bộ phận kiểm soát viên kiểm soát hồ sơ tại NH luôn đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng của dịch vụ TTQT bằng L/C. Tuy phải kiêm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc nhưng nhờ số lượng nhân viên có kinh nghiệm làm việc tốt, luôn đảm bảo được khối lượng công việc nên luôn đảm

bảo phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Thêm vào đó công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ luôn được thực hiện đảm bảo cho các nhân viên có đủ kiến thức cũng như kỹ năng để giải quyết công việc một cách tốt nhất.

Về phía khách hàng, các khách hàng đang sử dụng dịch vụ TTQT của ACB-CT hiện nay hầu hết đều được phía NH miễn cho mức kí quỹ khá cao, thay vào đó phía doanh nghiệp được thế chấp tài sản đảm bảo của doanh nghiệp để thay thế cho phần kí quỹ khi có nhu cầu thực hiện một L/C do hai bên ngân hàng và khách hàng đã có quan hệ thân thiết với nhau khá tốt trong thời gian dài, dù rằng phải chịu mức phí dịch vụ TTQT cao hơn khi so với có kí quỹ nhưng đây lại là một điều kiện tốt giúp cho phía khách hàng không bị ứ đọng vốn vì khi kí quỹ thì mức kí quỹ không hề nhỏ, lại làm phía khách hàng hài lòng hơn với dịch vụ mà phía NH cung cấp

Bên cạnh đó, chính sách xúc tiến thương mại của TP. Cần Thơ đang diễn ra mạnh mẽ, ngày càng có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Cần Thơ là điều kiện tốt để dịch vụ TTQT phát triển mạnh. Hơn nữa, TP. Cần Thơ lại là trung tâm kinh tế lớn của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, là một điều kiện tốt để phát triển hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động TTQT bằng L/C nói riêng.

4.2.2 Khó khăn

Về đối tượng khách hàng, hiện nay ACB-CT chỉ phục vụ dịch vụ TTQT bằng L/C với các khách hàng quen thuộc của ngân hàng đã có quan hệ hợp tác từ lâu và không có thêm khách hàng mới, tuy rằng có sự ổn định trong dịch vụ TTQT bằng L/C nhưng hiện nay với doanh số và số món phát sinh còn khá nhỏ thì việc phát triển dịch vụ này là thật sự cần thiết.

Do bản chất của TTQT bằng L/C là một quy trình khá phức tạp gồm nhiều bước liên kết với nhau nên rất dễ xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện, một khâu nào đó gặp vần đề cũng làm trì trệ các bước tiếp theo sẽ càng làm kéo dài thêm thời gian thanh toán cho khách hàng. Dù các cán bộ tại NH hiện nay đều đã có kinh nghiệm làm việc trong hoạt động TTQT bằng L/C nhưng cùng lúc phải kiêm nhiệm thêm nhiều công việc khác nhau nên chỉ cần một chút sai sót nhỏ cũng làm cho việc thanh toán ít nhiều bị ảnh hưởng

Về phí dịch vụ TTQT bằng L/C tại NH hiện nay, phí dịch vụ L/C của NH khá và có tính cạnh tranh ở một số điểm như tu chỉnh, trợ giúp hay phục vụ theo yêu cầu của khách hàng. Nhưng lại có phần tương đối cao về các khoản liên quan đến trị giá BCT như thanh toán BCT hay phát hành L/C với mức tỷ lệ phí dịch vụ tính trên giá trị một BCT còn cao khi so với một số NH

khác, trong khi đây lại là khoản phí mà khách hàng phải chi trả khá lớn do giá trị lô hàng XNK thường lớn. Dù rằng phí dịch vụ càng cao sẽ mang lại nguồn thu càng lớn cho NH nhưng sẽ là rào cản để NH tiếp xúc nhiều hơn với các khách hàng có nhu cầu sử dụng TTQT bằng L/C, thế nên phía ngân hàng nên có một số điều chỉnh phù hợp hơn để nhiều khách hàng có nhu cầu cũng có điều kiện dễ dàng sử dụng dịch vụ của NH hơn.

4.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG L/C TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.3.1 Hạn chế còn tồn tại

Hoạt động TTQT của NH còn một vài hạn chế, chưa tương xứng với tiềm lực sẵn có, tỷ trọng doanh thu TTQT bằng L/C trong tổng doanh thu của NH còn khá hạn chế trong khi theo xu hướng hiện nay các NH chú trọng hướng đến nâng cao các hoạt động dịch vụ để thu hút khách hàng. Đối với ACB-CT trong thời gian qua chưa chú trọng đến hoạt động này mặc dù đây là một hoạt động có vai trò quan trọng, NH vẫn chưa chú trọng việc mở rộng dịch vụ cho các khách hàng mới, chưa có chiến lược thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, số lượng NH có mặt trên địa bàn TP. Cần Thơ cũng ngày càng tăng với quy mô và chất lượng dịch vụ luôn được ưu tiên thì sự cạnh tranh giữa các NH sẽ càng gay gắt hơn nữa. Khách hàng sẽ ngày càng có thêm nhiều chọn lựa, họ có thể chọn nơi nào mang lại nhiều lợi ích nhất rất dễ dàng, mà khách hàng lại là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của dịch vụ TTQT bằng L/C nói riêng và hoạt động khác của NH nói chung

Phí dịch vụ TTQT bằng L/C của ACB còn tương đối cao ở một vài khoản mục phí có giá trị cao khi so với một số NH khác nên tính cạnh tranh về phí dịch vụ còn chưa cao khiến cho nhiều khách hàng còn lưỡng lự trong chọn lựa ACB-CT để giao dịch TTQT bằng L/C vì phải bỏ ra một mức chi phí cao hơn so với các ngân hàng khác.

4.3.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 4.3.2.1 Giải pháp về khách hàng 4.3.2.1 Giải pháp về khách hàng

Với số lượng phát sinh dịch vụ TTQT bằng L/C còn khá ít làm cho doanh số của TTQT bằng L/C chiếm tỷ trọng trong tổng số lượng và tổng giá trị phát sinh của dịch vụ TTQT còn khá thấp như hiện nay, việc thu hút thêm khách hàng mới là cần thiết. Trong thời gian từ 2013 trở đi, ACB-CT hầu như không có thêm khách hàng mới mà chỉ giao dịch với các khách hàng thân thuộc. ACB nên đưa ra một số chương trình hỗ trợ cho hoạt động thanh toán quốc tế như hỗ trợ vốn tín dụng cho hàng hóa nhập khẩu và thời gian hoàn vốn chậm theo thời kỳ với tỷ lệ chiết khấu BCT hợp lý nhằm giảm áp lực về nợ cho

khách hàng, giúp cho luân chuyển vốn tốt hơn mà vẫn đảm bảo nghiệp vụ thương mại quốc tế trong doanh nghiệp, ngoài ra còn kích thích khách hàng tìm đến với NH do có lợi ích hơn trong khoảng doanh thu nhận được. Đối với các nhóm khách hàng có nhu cầu xuất khẩu nên tăng cường các hoạt động cho tài trợ xuất khẩu nhằm hoàn vốn lại cho doanh nghiệp trong thời gian nhanh nhất để doanh nghiệp đảm bảo được các hoạt động kinh doanh của mình, đầy cũng là điều kiện giúp doanh nghiệp gắn bó lâu dài với NH

Ngoài ra phía NH nên có thêm các chương trình marketing cho hoạt động TTQT để khách hàng dễ dàng biết đến và tiếp cận với tiện ích của dịch vụ TTQT của NH, đây sẽ là điều kiện để NH có thêm nhiều đối tượng khách hàng và giao dịch mới trong TTQT, đặc biệt là TTQT bằng L/C. Phía NH nên tăng cường thêm một số hoạt động marketing cho dịch vụ TTQT tại NH dựa trên các phương tiện công nghệ mà NH đang sử dụng hiện nay như website ACB, website của tổ chức các NH Việt Nam hiện nay, giới thiệu thêm nhiều tiện ích cho khách hàng từ ACB Online như việc thủ tục hay thực hiện hồ sơ một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất cho khách hàng. Điều này còn giúp nâng cao và hình ảnh và uy tín của ACB trên lĩnh vực dịch vụ TTQT nói chung.

Phía NH cũng nên tạo thêm nhiều ưu đãi hơn cho các khách hàng mới khi tìm đến với dịch vụ TTQT bằng L/C với mức tỷ lệ kí quỹ hợp lý hơn do đây là một khoản khá lớn mà doanh nghiệp phải bỏ ra hoặc thay thế việc kí quỹ bằng thế chấp tài sản mà phía NH đang áp dụng hiện nay với các khách hàng thân thuộc của ACB-CT, đây cũng là điều kiện tốt để tạo mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp

4.3.2.2 Giải pháp về phí dịch vụ

Phí dịch vụ là khoản chi phí mà khách hàng phải bỏ ra nên với mức phí dịch vụ TTQT bằng L/C như hiện nay, ACB nên điều chỉnh lại mức phí một cách phù hợp hơn, nhất là ở các mục liên quan đến giá trị BCT XNK như phát hành L/C, thanh toán BCT với mức tỷ lệ phí tính trên giá trị BCT giảm hơn mức đưa ra hiện nay. Điều này có thể giúp cho biểu phí dịch vụ cùa ACB hoàn thiện hơn, tăng thêm tính cạnh tranh so với các NH khác trên cùng địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút thêm được nhiều khách hàng mới trong thời gian tới nhờ lợi ích kinh tế mà NH mang lại vì khách hàng luôn là yếu tố quyết định

4.3.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực

Tuy số lượng cán bộ làm việc trong TTQT đảm bảo cho lượng công việc luôn được vận hành trôi chảy nhưng do bản chất của hoạt động TTQT bằng L/C là khá phức tạp nên việc sai sót trong thực hiện dịch vụ TTQT bằng L/C là điều rất dễ xảy ra. Phía ngân hàng nên thường xuyên tổ chức những đợt trắc

nghiệm chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ để luôn trao dồi thêm kỹ năng cũng như khả năng giải quyết công việc tốt hơn do một phần công tác TTQT bằng L/C nói riêng tại ACB-CT còn theo tính mùa vụ của các mặt hàng nên khó tránh khỏi việc có thể xử lý cập rập sau một thời gian mới gặp lại một hồ sơ TTQT bằng L/C

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1KẾT LUẬN

Theo nhịp độ phát triển chung của nền kinh tế, đặc biệt là từ khi hội nhập với nền kinh tế thế giới thì không riêng ACB hay ACB-CT mà hầu hết các ngân hàng khác nói chung đều đẩy mạnh dịch vụ thanh toán quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, đồng thời nâng cao uy tín, thương hiệu của ngân hàng trên thị trường thế giới. Đối với ACB-CT, trải qua quá trình hình thành và phát triển đến ngày hôm nay đã tạo được cho mình một chỗ đứng nhất định trên địa bàn. Các sản phẩm chủ lực của NH đã và đang phát triển khá tốt nhưng về hoạt động TTQT, đặc biệt là theo phương thức L/C vẫn chưa

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng lc tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)