Thực trạng thanh toán quốc tế bằng L/C tại ngân hàng TMCP Á Châu – ch

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng lc tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 50)

HÀNG TMCP Á CHÂU-CHI NHÁNH CẦN THƠ (ACB-CT)

4.1.1 Khái quát về tình hình thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Cần Thơ (ACB-CT)

Hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ chủ yếu thực hiện qua ba phương thức chính là chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ (L/C). Bảng 4.1 dưới đây cho thấy một số kết quả đạt được của NH trong hoạt động TTQT về doanh số và số món trong cả ba phương thức trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

Bảng 4.1 Doanh số và số món các phương thức TTQT tại ACB-CT giai đoạn 2011-6/2014 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 Chênh lệch 2012 / 2011 2013 / 2012 6 – 2014/6 – 2013 Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Chuyển tiền Doanh số (nghìn USD) 21.813 27.123,7 26.189,9 8.747,4 11.561,8 24,3 5.310,7 -3,4 -933,8 32,2 2.814,4 Số món (món) 606 647 625 300 351 6,8 41 -3,4 -22 17 51 Nhờ thu Doanh số (nghìn USD) 3.951 5.235,3 4.058,3 2.658,2 1.194,6 32,5 1.284,3 -22,5 -1.177 -55,1 -1.463,6 Số món (món) 71 93 31 19 17 31 22 -66,7 -62 -10,5 -2 L/C Doanh số (nghìn USD) 12.472 18.266 7.106 2.712,6 2.244,7 46,5 5.794 -61,1 -11.160 -17,2 -467,9 Số món (món) 131 175 83 44 20 33,6 44 -52,6 -92 -54,5 -24 TTQT Doanh số (nghìn USD) 38.236 50.625 37.354,2 14.118,2 15.001,1 32,4 12.389 -26,2 -13.270,8 6,25 882,9 Số món (món) 808 915 739 363 388 13,2 107 -19,2 -176 6,9 25

Nhìn chung trong cả giai đoạn này, phương thức chuyển tiền luôn chiếm tỷ trọng khá lớn cả về doanh số lẫn số món khi so với hai phương thức còn lại nhưng có sự thay đổi không đồng đều qua các khoảng thời gian khác nhau. Trong tổng doanh số TTQT 38,236 triệu USD và số món hơn 800 món đạt được của năm 2011 thì phương thức chuyển tiền đạt doanh số hơn 21,8 triệu USD chiếm hơn 57% với hơn 600 lượt chuyển. Đến năm 2012, trong tổng doanh số hơn 50,6 triệu USD với trên 900 lượt chuyển đạt được thì chuyển tiền đạt doanh số hơn 27 triệu USD với xấp xỉ 650 lượt chuyển, chiếm hơn 53,6% trong tổng doanh số TTQT, có sự gia tăng doanh số khá nhiều nhưng tỷ trọng lại giảm nhẹ do thời gian này hai phương thức nhờ thu và L/C đều có sự gia tăng đáng kể đặc biệt là phương thức L/C tăng xấp xỉ 5,8 triệu USD . Nhưng sang năm 2013, khi doanh số của chuyển tiền giảm xấp xỉ 1 triệu USD và số món giảm hơn 20 lượt so với năm trước thì tỷ trọng doanh số lại tăng lên hơn 70% và số món lại chiếm tỉ trọng hơn 80% trong tổng số món mà nguyên nhân cũng phần lớn đến từ phương thức L/C với sự sụt giảm hơn 11 triệu USD trong năm này. Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì donh số chuyển tiền đã tăng trưởng trở lại và tăng hơn 2,8 triệu USD so với 6 tháng của năm 2013. Do các khách hàng thân thuộc truyền thống của NH ngoài khách hàng doanh nghiệp kinh doanh XNK ra thì phần lớn còn lại là các khách hàng cá nhân có nhu chuyển tiền ra nước ngoài để trợ cấp cho thân nhân hay học phí với số lượng khá nhiều, nên phương thức chuyển tiền là lựa chọn hàng đầu vì tiết kiệm chi phí và thời gian thủ tục cũng đơn giản, nhanh chóng hơn. Khi các khách hàng cá nhân này đã hài lòng thì những số phát sinh giao dịch về sau cũng ổn định và có thể tăng lên vì đây đều là những đối tượng khách hàng có nhu cầu trong một thời gian dài. Tuy khoản phí thu từ dịch vụ chuyển tiền còn thấp hơn so với hai phương thức còn lại, nhưng nhờ vào số lượng giao dịch phát sinh luôn chiếm tỷ trọng khá nhiều trong tổng số món phát sinh, nên khoảng phí dịch vụ mà NH thu được khá cao, và đây lại là nhóm khách hàng mục tiêu mà NH hướng đến. Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp của NH, hầu hết là những khách hàng đã có quan hệ giao dịch từ trước với đối tác nên đã hình thành lòng tin lẫn nhau, vì thế giao dịch theo phương thức chuyển tiền được ưu tiên lựa chọn nhờ vào ưu điểm của phương thức này

Với phương thức nhờ thu, cả doanh số lẫn số món giao dịch đều không có nhiều biến động đáng kể trong thới gian từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Tỷ trọng doanh số của phương thức này luôn dao động trong khoảng 10% trong tổng doanh số TTQT và đến 6 tháng đầu năm 2014 thì đang có xu hướng tụt giảm thêm với tỷ trọng doanh số còn khoảng xấp xỉ 8%. Còn trong số món giao dịch thì tỷ trong đang có xu hướng ngày càng giảm từ khoảng 8%

của năm 2011 thì đến 6 tháng đầu năm 2014 chỉ còn khoảng hơn 4% trong tổng số món. Do trong phương thức này thì phí dịch vụ cao hơn chuyển tiền và mức độ rủi ro cao hơn L/C và NH chỉ là trung gian, không có trách nhiệm thanh toán khi có sự cố xảy ra nên khách hàng ít lựa chọn phương thức này trong giao dịch quốc tế. Chỉ có những khách hàng của NH có quan hệ đối tác ổn định, thân thiết mới chọn lựa phương thức này do tiết kiệm được chi phí hơn phương thức L/C, còn lại nếu khách hàng muốn tìm kiếm sự an toàn trong giao dịch thì L/C sẽ là lựa chọn hàng đầu.

Với phương thức L/C, trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 có sự biến động khá nhiều cả về doanh số lẫn số món trong tỷ trọng. Từ năm 2011 sang năm 2012, doanh số đã tăng xấp xỉ 5,8 triệu USD và hơn 40 món nhưng sang năm 2013 thì doanh số đã giảm hơn 11 triệu USD với sự sut giảm hơn 90 món giao dịch so với năm trước, đến 6 tháng năm 2014 thì mức giảm hơn 1,4 triệu USD nhưng số món cũng giãm thêm hơn 20 món cũng cho thấy rằng phương thức này đang có chiều hướng đi xuống, đòi hỏi phía NH phải có những lưu tâm để phát triển dịch vụ này trở lại như năm 2012. Năm 2012 đánh dấu cho sự phát triển trở lại của kinh tế thế giới từ sau khủng hoảng năm 2008-2010 nên hoạt động thương mại quốc tế đã có nhiều khởi sắc. Bên cạnh đó từ khoảng giữa năm 2010, ACB đã đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ thanh toán cho hoạt động xuất nhập khẩu đã góp phần giúp cho ACB-CT phục vụ tốt hơn các khách hàng của mình. Sở dĩ từ năm 2013 trở đi có sự sụt giảm mạnh như vậy là do ngay từ đầu năm 2013, ACB-CT tập trung nguồn lực cho các hoạt động tín dụng, huy động vốn,… theo định hướng của Hội sở để khắc phục sự cố ở năm 2012 nên các hoạt động như tài trợ xuất khẩu cũng như thanh toán L/C có phần chậm lại. Bên cạnh đó, tình hình xuất khẩu gạo và thủy sản là các mặt hàng chiếm tỷ trọng TTQT cao của NH trong năm này cũng gặp nhiều khó khăn về lượng hàng tồn kho, giá cả xuất khẩu tụt giảm,…đến các hàng rào phi thuế quan cũng gắt gao hơn khiến cho các khách hàng gặp khó khăn, bị hạn chế khá nhiều trong việc mở rộng kinh doanh, tìm kiếm đối tác mới,…nên chỉ có thể giao thương với các đối tác đã làm ăn từ trước nên các khách hàng chủ yếu sử dụng phương thức chuyển tiền và nhờ thu nhiều hơn để cắt giảm chi phí . Bước sang năm 2014, tuy các vấn đề về giá cả xuất khẩu đã giảm nhưng để mở rộng và tăng cường xuất khẩu hàng hóa thì chưa thể làm ngay trong thời gian ngắn vì các khách hàng hiện nay đều muốn tìm kiếm sự ổn định trước mắt. Với sự năng động và phát triển không ngừng của nền kinh tế như hiện nay, việc mở rộng tìm kiếm đối tác cũng như thị trường đang là một hướng đi cần thiết cho nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô hoạt động, và phương thức L/C với những ưu điểm về quyền lợi cũng

như trách nhiệm của các bên tham gia sẽ là sự đảm bảo trong giao dịch khi mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường quốc tế của các doanh nghiệp. Với tiềm lực và khá năng hiện có của ACB-CT như hiện nay, hoạt động TTQT bằng L/C vẫn chưa được chú trọng phát triển và tương xứng với khả năng mà NH có thể đáp ứng nên việc lưu tâm và phát triển mảng hoạt động này tại NH là thật sự cần thiết.

4.1.2 Doanh số thanh toán quốc tế của ACB-CT so với kim ngạch xuất nhập khẩu của TP. Cần Thơ xuất nhập khẩu của TP. Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ được xem như trung tâm kinh tế lớn của vùng đồng bằng Sông Cửu Long, với lợi thế về cơ sở hạ tầng cũng như trình độ kinh tế phát triển, thành phố đang ngày càng phát triển đi theo nhịp độ của cả nước, thương mại quốc tế của thành phố cũng ngày càng mở rộng và phát triển không ngừng. Riêng ACB-CT, do nằm trên địa bàn của Cần Thơ nên hoạt động thanh toán XNK của NH cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng từ hoạt động XNK của thành phố. Hình 4.1 dưới đây thể hiện kim ngạch xuất khẩu của thành phố Cần Thơ và doanh số TTQT xuất khẩu của ACB-CT giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

Nguồn: Phòng Hỗ trợ và Nghiệp vụ ACB-CT,2011 - 6/2014 và Hải quan Việt Nam, 2014

Hình 4.1: Doanh số TTQT xuất khẩu của ACB-CT so với kim ngạch xuất khẩu của TP. Cần Thơ giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Nhìn vào hình 4.1 trên ta có thể thấy, doanh số TTQT xuất khẩu của NH hiện nay chiếm tỷ trọng còn khá thấp so với kim ngạch xuất khẩu của TP. Cần Thơ, trung bình dao động trong khoảng 3% trong cả giai đoạn từ năm 2011

1028.0 1054.0 1253.0 565.0 34 46.8 33.8 12.5 93% 94% 95% 96% 97% 98% 99% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2014

ACB-CT TP. Cần Thơ Đvt: triệu USD

đến 6 tháng đầu năm 2014. Năm 2012 là năm có tỷ trọng đạt mức cao nhất trong cả giai đoạn này vì đây là một năm khá phát triển trong hoạt động TTQT tại ACB-CT, các khách hàng của NH cũng xuất được một lượng lớn hàng hóa chủ yếu là gạo và thủy sản có giá trị cao đã góp phần làm cho giá trị trong năm này tăng cao hơn khi nhìn chung cho cả giai đoạn này thế nhưng so với kim ngạch xuất khẩu của TP. Cần Thơ thì vẫn không đáng kể. Mức độ biến động trong TTQT XK tại ACB-CT cũng có khác biệt so với kim ngạch xuất khẩu của TP. Cần Thơ, như khi nhìn từ năm 2011 sang năm 2012 thì giá trị gia tăng của ACB-CT có tỷ lệ tăng cao hơn so với TP Cần Thơ với khoảng hơn 37% còn TP. Cần Thơ chỉ khoảng 2,5%. Bước sang năm 2013 thì kim ngạch xuất khẩu của TP. Cần Thơ tăng lên khá nhiều với tỷ lệ xấp xỉ 19% trong khi đó doanh số TTQT xuất khẩu của ACB-CT lại sụt giảm hơn 27%. Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì hai nơi này đang có mức tăng trưởng khá đồng đều khi so với cùng kỳ năm trước.

Cũng như xuất khẩu, dịch vụ TTQT nhập khẩu tại ACB-CT cũng khá nhỏ so với kim ngạch nhập khẩu của TP. Cần Thơ. Hình 4.2 dưới đây thể hiện một số kết quả trong trong giá trị cũng như tỷ lệ TTQT nhập khẩu tại ACB-CT và kim ngạch nhập khẩu của TP. Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

Nguồn: Phòng Hỗ trợ và Nghiệp vụ ACB-CT,2011 - 6/2014 và Hải quan Việt Nam, 2014

Hình 4.2: Doanh số TTQT nhập khẩu của ACB-CT so với kim ngạch nhập khẩu của TP. Cần Thơ giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

491 350 392 365 4.2 3.8 3.6 2.5 98% 98% 99% 99% 99% 99% 99% 100% 100% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2014

ACB-CT TP. Cần Thơ Đvt: triệu USD

Đối với nhập khẩu cũng có sự khác biệt trong sự thay đổi giá trị của NH và Cần Thơ trong cả giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, chỉ dao động quanh mức trung bình khoảng 0,9%, đây là con số rất nhỏ. Từ năm 2011 sang năm 2012 thì mức giá trị nhập khẩu đều bị sụt giảm ở cả hai nơi nhưng ở TP. Cần Thơ có mức sụt giảm đến hơn 28% so với năm trước trong khi đó ở ACB-CT chỉ khoảng 9%. Đến năm 2013 thì giá trị kim ngạch nhập khẩu của TP. Cần Thơ lại tăng hơn 12% so với năm trước đó trong khi tại ACB-CT lại giảm thêm hơn 5% so với cùng kỳ. Đến 6 tháng đầu năm 2014, giá trị nhập khẩu đạt được ở hai nơi đều tăng so với cùng kỳ năm trước nhưng mức tăng ở ACB-CT chỉ xấp xỉ 39% trong khi của TP. Cần Thơ là xấp xỉ 136%

Sở dĩ có sự khác biệt trong mức độ thay đổi doanh số TTQT của ACB- CT và kim ngạch XNK của TP. Cần Thơ là do tùy thuộc vào khách hàng đến giao dịch TTQT với ACB-CT. Các khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT của ACB-CT chiếm phần lớn là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc lĩnh vực lúa gạo và thủy sản, tùy thuộc vào trong năm đó các khách hàng này có được nhiều hay ít hợp đồng ngoại thương mà doanh số TTQT của ACB-CT cũng biến đổi theo, các khách hàng TTQT của ACB-CT cũng chỉ là một trong số những doanh nghiệp kinh doanh XNK trên địa bàn TP. Cần Thơ trong khi kim ngạch XNK của TP. Cần Thơ là tổng hợp trên rất nhiều nhóm ngành hàng trong đó có cả những nhóm hàng hóa mà ACB-CT có rất ít hoặc không phát sinh giao dịch. Điều này ngoài việc chứng tỏ thị phần dịch vụ TTQT XK của ACB-CT còn khá nhỏ, còn nói lên rằng còn một thị trường khách hàng rất lớn tiềm năng cần đến dịch vụ TTQT của các ngân hàng nói chung và ACB-CT nói riêng. Đối tượng khách hàng và mặt hàng (chỉ có các mặt hàng gạo và thủy sản có doanh số cao) của ACB-CT còn khá hạn chế, chưa phong phú đối tượng nên không mang tín đại diện cho sự thay đổi tỉ lệ tăng giảm trong kim ngạch của cả TP. Cần Thơ, khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT của ACB-CT còn rất ít nên phía NH cần chú tâm và khai thác đối tượng các khách hàng tiềm năng này sẽ mang lại một lượng khách hàng lớn và nguồn thu đáng kể hơn cho NH như hiện nay vì thời điểm hiện tại nguồn lợi nhuận cho ACB-CT phần lớn đều đến từ các hoạt động tín dụng chiếm hơn 75% lợi nhuận của ngân hàng

4.1.3 Thực trạng thanh toán quốc tế bằng L/C xuất nhập khẩu

Với những đặc điểm riêng về loại hình kinh doanh cũng như mặt hàng kinh doanh XNK của các khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT bằng L/C theo xuất khẩu hay nhập khẩu mà có sự khác biệt về cả doanh số lẫn số món. Bảng

4.2 dưới đây cho thấy một số kết quả đạt được của ACB-CT trong TTQT bằng L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu cả về doanh số lẫn số món trong gia đoạn từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

Bảng 4.2: Doanh số và số món thanh toán bằng L/C xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-6/2014 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 Chênh lệch 2012 / 2011 2013 / 2012 6 – 2014/6 – 2013 Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị L/C Xuất khẩu Doanh số (nghìn USD) 11.865 17.795 6.823 2.645,5 2.244,7 50 5.930 -61,7 -10.972 -15,2 -400,8 Số món (món) 121 169 78 41 20 39,7 48 -53,8 -91 -51,2 -21

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng lc tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 50)