Doanh số thanh toán quốc tế của ACB-CT so với kim ngạch xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng lc tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 54 - 56)

xuất nhập khẩu của TP. Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ được xem như trung tâm kinh tế lớn của vùng đồng bằng Sông Cửu Long, với lợi thế về cơ sở hạ tầng cũng như trình độ kinh tế phát triển, thành phố đang ngày càng phát triển đi theo nhịp độ của cả nước, thương mại quốc tế của thành phố cũng ngày càng mở rộng và phát triển không ngừng. Riêng ACB-CT, do nằm trên địa bàn của Cần Thơ nên hoạt động thanh toán XNK của NH cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng từ hoạt động XNK của thành phố. Hình 4.1 dưới đây thể hiện kim ngạch xuất khẩu của thành phố Cần Thơ và doanh số TTQT xuất khẩu của ACB-CT giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

Nguồn: Phòng Hỗ trợ và Nghiệp vụ ACB-CT,2011 - 6/2014 và Hải quan Việt Nam, 2014

Hình 4.1: Doanh số TTQT xuất khẩu của ACB-CT so với kim ngạch xuất khẩu của TP. Cần Thơ giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Nhìn vào hình 4.1 trên ta có thể thấy, doanh số TTQT xuất khẩu của NH hiện nay chiếm tỷ trọng còn khá thấp so với kim ngạch xuất khẩu của TP. Cần Thơ, trung bình dao động trong khoảng 3% trong cả giai đoạn từ năm 2011

1028.0 1054.0 1253.0 565.0 34 46.8 33.8 12.5 93% 94% 95% 96% 97% 98% 99% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2014

ACB-CT TP. Cần Thơ Đvt: triệu USD

đến 6 tháng đầu năm 2014. Năm 2012 là năm có tỷ trọng đạt mức cao nhất trong cả giai đoạn này vì đây là một năm khá phát triển trong hoạt động TTQT tại ACB-CT, các khách hàng của NH cũng xuất được một lượng lớn hàng hóa chủ yếu là gạo và thủy sản có giá trị cao đã góp phần làm cho giá trị trong năm này tăng cao hơn khi nhìn chung cho cả giai đoạn này thế nhưng so với kim ngạch xuất khẩu của TP. Cần Thơ thì vẫn không đáng kể. Mức độ biến động trong TTQT XK tại ACB-CT cũng có khác biệt so với kim ngạch xuất khẩu của TP. Cần Thơ, như khi nhìn từ năm 2011 sang năm 2012 thì giá trị gia tăng của ACB-CT có tỷ lệ tăng cao hơn so với TP Cần Thơ với khoảng hơn 37% còn TP. Cần Thơ chỉ khoảng 2,5%. Bước sang năm 2013 thì kim ngạch xuất khẩu của TP. Cần Thơ tăng lên khá nhiều với tỷ lệ xấp xỉ 19% trong khi đó doanh số TTQT xuất khẩu của ACB-CT lại sụt giảm hơn 27%. Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì hai nơi này đang có mức tăng trưởng khá đồng đều khi so với cùng kỳ năm trước.

Cũng như xuất khẩu, dịch vụ TTQT nhập khẩu tại ACB-CT cũng khá nhỏ so với kim ngạch nhập khẩu của TP. Cần Thơ. Hình 4.2 dưới đây thể hiện một số kết quả trong trong giá trị cũng như tỷ lệ TTQT nhập khẩu tại ACB-CT và kim ngạch nhập khẩu của TP. Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

Nguồn: Phòng Hỗ trợ và Nghiệp vụ ACB-CT,2011 - 6/2014 và Hải quan Việt Nam, 2014

Hình 4.2: Doanh số TTQT nhập khẩu của ACB-CT so với kim ngạch nhập khẩu của TP. Cần Thơ giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

491 350 392 365 4.2 3.8 3.6 2.5 98% 98% 99% 99% 99% 99% 99% 100% 100% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2014

ACB-CT TP. Cần Thơ Đvt: triệu USD

Đối với nhập khẩu cũng có sự khác biệt trong sự thay đổi giá trị của NH và Cần Thơ trong cả giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, chỉ dao động quanh mức trung bình khoảng 0,9%, đây là con số rất nhỏ. Từ năm 2011 sang năm 2012 thì mức giá trị nhập khẩu đều bị sụt giảm ở cả hai nơi nhưng ở TP. Cần Thơ có mức sụt giảm đến hơn 28% so với năm trước trong khi đó ở ACB-CT chỉ khoảng 9%. Đến năm 2013 thì giá trị kim ngạch nhập khẩu của TP. Cần Thơ lại tăng hơn 12% so với năm trước đó trong khi tại ACB-CT lại giảm thêm hơn 5% so với cùng kỳ. Đến 6 tháng đầu năm 2014, giá trị nhập khẩu đạt được ở hai nơi đều tăng so với cùng kỳ năm trước nhưng mức tăng ở ACB-CT chỉ xấp xỉ 39% trong khi của TP. Cần Thơ là xấp xỉ 136%

Sở dĩ có sự khác biệt trong mức độ thay đổi doanh số TTQT của ACB- CT và kim ngạch XNK của TP. Cần Thơ là do tùy thuộc vào khách hàng đến giao dịch TTQT với ACB-CT. Các khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT của ACB-CT chiếm phần lớn là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc lĩnh vực lúa gạo và thủy sản, tùy thuộc vào trong năm đó các khách hàng này có được nhiều hay ít hợp đồng ngoại thương mà doanh số TTQT của ACB-CT cũng biến đổi theo, các khách hàng TTQT của ACB-CT cũng chỉ là một trong số những doanh nghiệp kinh doanh XNK trên địa bàn TP. Cần Thơ trong khi kim ngạch XNK của TP. Cần Thơ là tổng hợp trên rất nhiều nhóm ngành hàng trong đó có cả những nhóm hàng hóa mà ACB-CT có rất ít hoặc không phát sinh giao dịch. Điều này ngoài việc chứng tỏ thị phần dịch vụ TTQT XK của ACB-CT còn khá nhỏ, còn nói lên rằng còn một thị trường khách hàng rất lớn tiềm năng cần đến dịch vụ TTQT của các ngân hàng nói chung và ACB-CT nói riêng. Đối tượng khách hàng và mặt hàng (chỉ có các mặt hàng gạo và thủy sản có doanh số cao) của ACB-CT còn khá hạn chế, chưa phong phú đối tượng nên không mang tín đại diện cho sự thay đổi tỉ lệ tăng giảm trong kim ngạch của cả TP. Cần Thơ, khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT của ACB-CT còn rất ít nên phía NH cần chú tâm và khai thác đối tượng các khách hàng tiềm năng này sẽ mang lại một lượng khách hàng lớn và nguồn thu đáng kể hơn cho NH như hiện nay vì thời điểm hiện tại nguồn lợi nhuận cho ACB-CT phần lớn đều đến từ các hoạt động tín dụng chiếm hơn 75% lợi nhuận của ngân hàng

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng lc tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 54 - 56)