Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng lc tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 37)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

- Số liệu được thu thập tại NH TMCP Á Châu - chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

- Từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, kết quả hoạt động kinh doanh của NH

- Các báo cáo thống kê TTQT của NH

- Các báo cáo và tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu từ các nguốn khác như sách, báo, Internet,…

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

2.2.2.1 Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối

So sánh bằng số tuyệt đối phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyết đối, ta sẽ thấy rõ được sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu của kỳ phân tích với kỳ gốc. Là kết quả của hiệu số của hai têu chí so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh

yy1 y0

Trong đó: y:phần chênh lệch tăng giảm giữa hai kì y1: chỉ tiêu năm sau

y0: chỉ tiêu năm trước

Phương pháp này được sử dụng để so sánh các số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu để xem có sự biến động, thay đổi như thế nào từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục

2.2.2.2 Phương pháp so sánh bằng số tương đối

Phương pháp này được sử dụng để làm rõ mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian đang xem xét. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu, từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Là kết quả của phép tính hiệu giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế

y (Y1/Y0)X100%100%

Trong đó: : là phần biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Y1: chỉ tiêu năm sau

Y0: chỉ tiêu năm trước

2.2.2.3 Phương pháp phân tích tỷ lệ

Xem xét cơ cấu, tính tỷ trọng các khoản mục, chỉ tiêu trong bảng số liệu. Là phương pháp truyền thống được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính, là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện

2.2.2.4 Phương pháp đồ thị

Là phương pháp trình bày và phân tích các thông tin thống kêbằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê. Phuong pháp này sử dụng các con số kết hợp với hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Vì vậy ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, nó còn là hương pháp trình bày các thông tin thống kêmột cách khái quát và

sinh động, thu hút sự chú ý của người xem, giúp họ dễ hiểu, dễ nhớ. Đồ thị thống kê có thể biểu thị:

- Kết cấu của hiện tượng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu - Sự so sánh các mức độ của hiện tượng

- Sự phát triển của hiện tượng theo thời gian - Mối liên hệ giữa các hiện tượng

- Tình hình thực hiện của kế hoạch

Trong công tác thống kê thường dùng các loại đồ thị: biểu đồ cột, biểu đồ diện tích (hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn), đồ thị đường gấp khúc và đồ thị mạng nhện để thể hiện

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU–CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Asia Commercial Joint Stock Bank)– chi nhánh Cần Thơ được thành lập vào ngày 27/3/1996 theo Giấy phép thành lập số 52/QĐUBT của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ. Giấy chứng nhận cho phép mở chi nhánh trong nước thuộc ngân hàng TMCP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp số 002/QTC ngày 21/11/1994 và giấy phép kinh doanh số 063984 do Ủy ban Kế hoạch tỉnh Cần Thơ cấp ngày 19/6/1995.

Hiện nay trụ sở chi nhánh đặt tại số 14-16B, Đại lộ Hòa Bình, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

3.2 CHỨA NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA NHTMCP Á CHÂU-CHI NHÁNH CẦN THƠ

Là một NH TMCP có vốn từ tư nhân nên các hoạt động chính trong ngành nghề kinh doanh của ACB và các công ty con tập trung một số mảng như:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá tiếp nhận vốn ùy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác-

- Hùn vốn và liên doanh theo luật định, huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ NH khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép

- Hoạt động bao thanh toán, đại lý bảo hiểm, mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ, làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và TTQT, cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính, kinh doanh chứng khoán, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký và tư vấn tài chính doanh nghiệp, bão lãnh phát hành, các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, và cung cấp các dịch vụ NH khác

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN 3.3.1 Cơ cấu tổ chức 3.3.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của ACB-CT gồm có Ban giám đốc, năm phòng và một bộ phận chính:

Năm phòng gồm có: phòng Khách hàng doanh nghiệp (KHDN), phòng Khách hàng cá nhân (KHCN), phòng Hỗ trợ và Nghiệp vụ (HT&NV), phòng Giao dịch và Ngân quỹ (GD&NQ), phòng Thẩm địnhtài sản

Cơ cấu tổ chức của ACB chia làm 3 mảng chính: Ban Giám đốc phụ trách quản lý, hỗ trợ chung; mảng Giao dịch và Ngân Quỹ; mảng Kinh doanh phụ trách khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Ngoài ra trong các phòng còn quản lý một số bộ phận riêng như:

Phòng KHCN gồm có: bộ phận tư vấn tài chính cá nhân (bộ phận PFC), trung tâm Phân tích tín dụng khu vực Cần Thơ.

Phòng HT&NV gồm: bộ phận Hỗ trợ - Tín dụng, trung tâm Pháp lý chứng từ khu vực Cần Thơ

Phòng KHDN quản lý bộ phận Quan hệ khách hàng

Nguồn: Bộ phận Hành chính – Kế toán, ACB-CT

Ban Giám đốc Phòng KHDN Bộ phận Quan hệ khách hàng Phòng KHCN Bộ phận Tư vấn tài chính cá nhân Trung tâm Phân tích tín dụng Phòng Hỗ trợ và Nghiệp vụ Bộ phận Hỗ trợ - Tín dụng Trung tâm Pháp lý chứng từ Phòng Giao dịch và Ngân Quỹ Phòng Thẩm định tài sản Bộ phận Hành chính – Kế toán

3.3.2 Chức năng từng bộ phận

3.3.2.1 Ban giám đốc

Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của đơn vị. Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban. Có quyền đề xuất bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toàn trưởng và kiểm soát trưởng. Thực hiện các công việc khác theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc.

3.3.2.2 Phòng Khách hàng doanh nghiệp

Nhiệm vụ tìm hiểu, thu thập thông tin tổng quát của khách hàng tiềm năng. Lập kế hoạch tiếp thị trực tiêp với khách hàng để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Hướng dẫn các thủ tục hồ sơ cho khách hàng khi đến NH. Thu thập thông tin liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính năng lực và uy tín doanh nghiệp, thông tin ngành và thị trường có liên quan. Cơ cấu nợ, tái đánh giá khoản vay, tình hình kinh doanh, theo dõi nợ vay.

3.3.2.3 Phòng Khách hàng cá nhân

Nhiệm vụ của bộ phận Tư vấn tài chính cá nhân: phát triển mạng lưới khách hàng,duy trì chăm sóc khách hàng truyền thống, xác định tìm kiếm khách hàng mục tiêu tiềm năng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính (vay vốn, gửi tiết kiệm,…), quản lý và thực hiện các chi tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể.

Nhiệm vụ của Trung tâm phân tích tín dụng khu vực Cần Thơ: thu thập thông tin và chứng từ có liên quan đến hồ sơ tín dụng của khác hàng. Thẩm định và phân tích các thông tin đã thu thập. Nhận xét và đưa ra các đề xuất đối với nhu cầu tín dụng của khách hàng, tư vấn cho khách hàng trong việc lực chọn sản phẩm của NH và các điều kiện liên quan hợp lý.

3.3.2.4 Phòng Hỗ trợ và nghiệp vụ

Nhiệm vụ của bộ phận hỗ tợ tín dụng: kiểm tra các hồ sơ tín dụng nhằm đảm bảo tín hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ, tuân theo đúng quy trình, quy chế,… kiểm tra giải ngân, xuất nhập, theo dõi tài sản đảm bảo, lập các báo cáo liên quan, thực hiện công việc do cán bộ quản lý giao, tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng nghiệp vụ TTQT.

Nhiệm vụ của Trung tâm pháp lý chứng từ khu vực Cần Thơ: thực hiện công việc liên quan đến tài sản đảm bảo theo phê duyệt trong thời gian NH giữ tài sản. Thực hiện nghiệp vụ pháp lý chứng từ cho khoản cấp tín dụng theo

phê duyệt. Trực tiếp thực hiện các thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, xác nhận phong tỏa tài sản. Hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục liên quan đến hồ sơ đảm bảo tư vấn nội bộ tại các đơn vị theo quy định của pháp lý

3.3.2.5 Phòng Giao dịch và Ngân quỹ

Có nhiệm vụ huóng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản, thực hiện và quản lý các tài khoản liên quan đến tài khoản tiền gửi, khoản tiết kiệm, tài khoản cho vay và các tài khoản trong giao dịch với khách hàng. Thực hiện ký quỹ, chờ thah toán L/C, thanh toán séc bảo chi,… mua bán ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán thẻ, mua bán chứng từ có giá, chi , thu tiền mặt, ngoại tệ, chuyển tiền trong và ngoài nước, chi trả kiều hối,…

3.3.2.6 Phòng thẩm định tài sản

Nhiệm vụ chính là kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của BCT tài sản đảm bảo (TSĐB). Xác định tính xác thực các thông tin về TSDB theo chứng từ sở hữu. Xác định các vấn đề liên quan đến nội dung thẩm định tài sản và tính toán giá trị của TSĐB. Đối với khách hàng vay mua nhà thanh toán qua NH, báo chí, Internet, cá nhân/đơn vị kinh doanh, môi giới bất động sản, định giá,…. Các cán bộ có nhiệm vụ lập tờ trình thẩm định tài sản, điều tra, thu thập, cập nhật thông tin,…

3.3.2.7 Bộ phận Hành chính - Kế toán

Bộ phận Hành chính là nơi tổ chức, điều hành cơ cấu nhân sự, mua sắm trang thiết bị, tổ chức công tác bảo vệ, chữa cháy và công văn thư hành chính lễ tân,…; phối hợp với bộ phận kho quỹ, bảo vệ an toàn kho quỹ, đảm bảo di chuyển tiền an toàn.

Bộ phận Kế toán quản lý tài khoản tiền gửi của chi nhánh nhằm nắm tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, tiền mặt tại quỹ quản lý chung, hạch toán thu nhập, chi phí phải thu, pải trả, quản lý thu chi

3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2011-6/2014 ĐOẠN 2011-6/2014

Giai đoạn 2008-2012, kinh tế toàn cầu khủng hoảng và trì trệ đã tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh của các NH, kể cả ACB-CT cũng không ngoại lệ. Bảng 3.1 thể hiện khái quát sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2011-6/2014

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB-CT giai đoạn 2011-6/2014

Đvt: triệu đồng

Nguồn: Bộ phận Hành chính – Kế toán, ACB-CT, 2011 – 6/2014

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6/2013 6/2014 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6-2014/6-2013 Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Doanh thu 378.843 293.922 235.905 119.948 112.429 -22,4 -84.921 -19,7 -58.017 -6,3 -7.519 Chi phí 340.233 277.895 227.031 117.866 101.244 -18,3 -62.338 -18,3 -50.864 -14,1 -16.622 Lợi nhuận trước thuế 38.610 16.027 8.874 2.082 11.185 -58,5 -22.583 -44,6 -7.153 437,2 9.103

Với thương hiệu và uy tín có được qua quá trình hình thành và phát triển, ACB-CT đã chứng minh được vị thế của mình. Bảng 3.1 cho thấy lượng tiền tệ mà NH kinh doanh là rất lớn dù có sự biến động cả về doanh thu, chi phí lẫn lợi nhuận. Giai đoạn 2011-2013, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm, tỉ lệ nợ xấu của ngành NH tăng trong khi tăng trưởng tín dụng thấp đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của NH. Doanh thu năm 2011 của NH đạt mốc hơn 378,8 tỷ đồng, cao nhất trong giai đoạn này do có thêm sự đóng góp của phòng giao dịch Tây Đô – được khai trương từ tháng 6 năm 2010, ngoài ra doanh số thu nợ được trong năm này cũng cao hơn doanh số cho vay đến hơn 250 tỷ đồng. Tuy nhiên chi phí năm 2011 cũng khá cao đạt mức trên 340 tỷ đồng do trong năm này NH tăng cường chi phí cho huy động vốn từ nhiều đối tượng trong nền kinh tế, phần vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư trong năm này đã tăng hơn 85 tỷ đồng so với năm trước đó; phần khác do nợ xấu cũng có xu hướng tăng lên khiến NH phải trích lập một khoản dự phòng lớn làm tăng chi phí; đồng thời do tập đoàn triển khai các dự án củng cố hệ thống công nghệ thông tin, hiện đại hóa trên toàn hệ thống để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới. Thế nhưng năm 2011 cũng là năm mà NH hoạt động hiệu quả nhất trong giai đoạn này với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 38,6 tỷ đồng nhờ lợi nhuận mang lại từ hoạt động tín dụng, huy động vốn,… mang lại hiệu quả tốt, cùng với những ảnh hưởng tích cực từ tình hình phát triển kinh tế của TP. Cần Thơ với việc giữ vững được tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại.

Năm 2012, là năm đầy khó khăn của ACB nói chung và ACB-CT nói riêng. Doanh thu năm 2012 sụt giảm mạnh, chỉ đạt xấp xỉ 294 tỷ đồng, giảm hơn 22% tương đương xấp xỉ 85 tỷ đồng. Doanh thu biến động theo chiều hướng giảm phần lớn do sự cố nhân sự nội bộ tại Hội sở chính xảy ra khoảng cuối tháng 8 năm 2012 ảnh hưởng đến uy tín của ACB làm cho các hoạt động tín dụng, huy động của ACB gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên NH cũng đã ứng phó tốt và khắc phụ nhanh, đảm bảo tính thanh khoản và lòng tin cho khách hàng. Ngoài ra doanh số cho vay và thu nợ của ngân hàng cũng giảm mạnh hơn 45% so với năm 2011 cũng ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của ACB-CT, thu nhập từ lãi, hoạt động dịch vụ, hoạt động tương tự cũng giảm đáng kể. Chi phí năm 2012 cũng có mức giảm hơn 18%, thấp hơn phần tỷ lệ giảm của doanh thu so với năm 2011 tương đương hơn 62,3 tỷ đồng, chiếm hơn 90% trong tổng doanh thu của NH trong năm này. Nguyên nhân do phần nợ xấu của NH trong năm này đã tăng lên đến hơn 38,7 tỷ đồng, tăng cao hơn năm 2011 hơn 25 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là phần nợ xấu của công ty thủy sản Bình An lên đến 23 tỷ đồng, làm cho chi phí của NH trong năm này khá

cao do phải trích lập dự phòng một khoản lớn. Bên cạnh đó, việc kinh doanh ngoại tệ của NH trong năm này cũng gặp nhiều khó khăn với sự sụt giảm hơn 55 tỷ USD so với năm 2011, lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng góp phần làm cho chi phí tăng cao chính vì thế làm cho lợi nhuận trước thuế giảm

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng lc tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 37)