Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng lc tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 70)

4.3.2.1 Giải pháp về khách hàng

Với số lượng phát sinh dịch vụ TTQT bằng L/C còn khá ít làm cho doanh số của TTQT bằng L/C chiếm tỷ trọng trong tổng số lượng và tổng giá trị phát sinh của dịch vụ TTQT còn khá thấp như hiện nay, việc thu hút thêm khách hàng mới là cần thiết. Trong thời gian từ 2013 trở đi, ACB-CT hầu như không có thêm khách hàng mới mà chỉ giao dịch với các khách hàng thân thuộc. ACB nên đưa ra một số chương trình hỗ trợ cho hoạt động thanh toán quốc tế như hỗ trợ vốn tín dụng cho hàng hóa nhập khẩu và thời gian hoàn vốn chậm theo thời kỳ với tỷ lệ chiết khấu BCT hợp lý nhằm giảm áp lực về nợ cho

khách hàng, giúp cho luân chuyển vốn tốt hơn mà vẫn đảm bảo nghiệp vụ thương mại quốc tế trong doanh nghiệp, ngoài ra còn kích thích khách hàng tìm đến với NH do có lợi ích hơn trong khoảng doanh thu nhận được. Đối với các nhóm khách hàng có nhu cầu xuất khẩu nên tăng cường các hoạt động cho tài trợ xuất khẩu nhằm hoàn vốn lại cho doanh nghiệp trong thời gian nhanh nhất để doanh nghiệp đảm bảo được các hoạt động kinh doanh của mình, đầy cũng là điều kiện giúp doanh nghiệp gắn bó lâu dài với NH

Ngoài ra phía NH nên có thêm các chương trình marketing cho hoạt động TTQT để khách hàng dễ dàng biết đến và tiếp cận với tiện ích của dịch vụ TTQT của NH, đây sẽ là điều kiện để NH có thêm nhiều đối tượng khách hàng và giao dịch mới trong TTQT, đặc biệt là TTQT bằng L/C. Phía NH nên tăng cường thêm một số hoạt động marketing cho dịch vụ TTQT tại NH dựa trên các phương tiện công nghệ mà NH đang sử dụng hiện nay như website ACB, website của tổ chức các NH Việt Nam hiện nay, giới thiệu thêm nhiều tiện ích cho khách hàng từ ACB Online như việc thủ tục hay thực hiện hồ sơ một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất cho khách hàng. Điều này còn giúp nâng cao và hình ảnh và uy tín của ACB trên lĩnh vực dịch vụ TTQT nói chung.

Phía NH cũng nên tạo thêm nhiều ưu đãi hơn cho các khách hàng mới khi tìm đến với dịch vụ TTQT bằng L/C với mức tỷ lệ kí quỹ hợp lý hơn do đây là một khoản khá lớn mà doanh nghiệp phải bỏ ra hoặc thay thế việc kí quỹ bằng thế chấp tài sản mà phía NH đang áp dụng hiện nay với các khách hàng thân thuộc của ACB-CT, đây cũng là điều kiện tốt để tạo mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp

4.3.2.2 Giải pháp về phí dịch vụ

Phí dịch vụ là khoản chi phí mà khách hàng phải bỏ ra nên với mức phí dịch vụ TTQT bằng L/C như hiện nay, ACB nên điều chỉnh lại mức phí một cách phù hợp hơn, nhất là ở các mục liên quan đến giá trị BCT XNK như phát hành L/C, thanh toán BCT với mức tỷ lệ phí tính trên giá trị BCT giảm hơn mức đưa ra hiện nay. Điều này có thể giúp cho biểu phí dịch vụ cùa ACB hoàn thiện hơn, tăng thêm tính cạnh tranh so với các NH khác trên cùng địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút thêm được nhiều khách hàng mới trong thời gian tới nhờ lợi ích kinh tế mà NH mang lại vì khách hàng luôn là yếu tố quyết định

4.3.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực

Tuy số lượng cán bộ làm việc trong TTQT đảm bảo cho lượng công việc luôn được vận hành trôi chảy nhưng do bản chất của hoạt động TTQT bằng L/C là khá phức tạp nên việc sai sót trong thực hiện dịch vụ TTQT bằng L/C là điều rất dễ xảy ra. Phía ngân hàng nên thường xuyên tổ chức những đợt trắc

nghiệm chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ để luôn trao dồi thêm kỹ năng cũng như khả năng giải quyết công việc tốt hơn do một phần công tác TTQT bằng L/C nói riêng tại ACB-CT còn theo tính mùa vụ của các mặt hàng nên khó tránh khỏi việc có thể xử lý cập rập sau một thời gian mới gặp lại một hồ sơ TTQT bằng L/C

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1KẾT LUẬN

Theo nhịp độ phát triển chung của nền kinh tế, đặc biệt là từ khi hội nhập với nền kinh tế thế giới thì không riêng ACB hay ACB-CT mà hầu hết các ngân hàng khác nói chung đều đẩy mạnh dịch vụ thanh toán quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, đồng thời nâng cao uy tín, thương hiệu của ngân hàng trên thị trường thế giới. Đối với ACB-CT, trải qua quá trình hình thành và phát triển đến ngày hôm nay đã tạo được cho mình một chỗ đứng nhất định trên địa bàn. Các sản phẩm chủ lực của NH đã và đang phát triển khá tốt nhưng về hoạt động TTQT, đặc biệt là theo phương thức L/C vẫn chưa phát triển, chiếm tỷ trọng doanh thu còn khá thấp trong tổng doanh thu của NH. Vì vậy, NH cần quan tâm hơn nữa đến mảng hoạt động này để gia tăng khả năng cạnh tranh của mình hơn

Hoạt động TTQT ở ACB-CT từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 đã đạt được một số kết quả nhất định. Doanh số TTQT của cả ba phương thức nói chung và TTQT bằng L/C nói riêng đều tăng từ năm 2011 lên đến năm 2012, nhưng đến năm 2013 trở đi thì có sự sụt giảm đáng kể, chủ yếu thuộc về nhờ thu và L/C. Trong đó tổng doanh số xuất luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số xuất nhập khẩu. Qua một số phân tích, từ đó tôi đưa ra một số kiến nghị đối với ACB-CT, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và các cấp có thẩm quyền

5.2 KIẾN NGHỊ

5.2.1 Đối với ACB-CT

Mở rộng quan hệ đại lý với nhiều NH có uy tín , phát triển mạng lưới ngân hàng chiết khấu, ngân hàng thanh toán nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng

Về đội ngũ nhân viên, cần thường xuyên kiểm tra, tấp huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ thực hiện công tác TTQT để có thể tư vấn cho khách hàng về những vấn đề liên quan đến các giao dịch xuất nhập khẩu, đảm bảo cho công tác TTQT được thực hiện trôi chảy. Con người luôn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công và phát triển không riêng gì ACB-CT mà còn của mọi lĩnh vực khác

Tăng cường hoạt động marketing cho dịch vụ TTQT của NH vì hiện nay còn khá ít khách hàng chú ý đến hoạt động này của NH. Thường xuyên kiểm tra và cập nhật thông tin mới và đầy đủ của NH để khách hàng có thể hiểu rõ hơn về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng và đưa ra lựa chọn phù hợp, đồng

thời đưa ra các gói dịch vụ hỗ trợ TTQT để có thế rút ngắn được thời gian thực hiện mà vẫn chính xác, an toàn cho khách hàng.

Về quy trình thanh toán, hiện đại hóa công nghệ TTQT của NH theo mặt bằng của quốc tế là cần thiết, giúp kiểm tra, kiểm soát và thực hiện hồ sơ một cách tốt hơn.

5.2.2 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

Các doanh nghiệp trước hết cần tìm hiểu kĩ về năng lực tài chính, khả năng hoạt động kinh doanh, uy tín,…của đối tác để hạn chế rủi ro đến từ phía đối tác. Các các bộ làm việc trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cũng cần phải được trang bị tốt chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, cần phải am hiểu các thông lệ, phong tục tập quán mua bán quốc tế và luật pháp của nước có quan hệ đối tác. Nếu có khâu nào còn vướng mắc có thể nhờ đến nhân viên TTQT của NH để đảm bảo quyền lợi về phía mình.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, cần xuất trình BCT đầy đủ, chính xác và thống nhất với nhau và hợp lệ trong L/C vì chỉ cần một lỗi nhỏ cũng có thể có nguy cơ bị từ chối thanh toán. Đồng thời phải lựa chọn NH thanh toán có uy tín để tránh các rủi ro liên quan đến thanh toán.

5.2.3 Đối với Chính Phủ, Ngân hàng Nhà Nƣớc và cơ quan quản lý xuất nhập khẩu xuất nhập khẩu

Tạo sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô, hoàn thiện các chính sách, pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển phù hợp các quy định, và thông lệ quốc tế. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp XNK, có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về vốn nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển.

Ngân hàng Nhà Nước cần duy trì một mức tỷ giá ổn dịnh và điều chỉnh khi cần thiết, có những cảnh báo sớm về biến động tỷ giá, lãi suất cho các ngân hàng và doanh nghiệp kịp thời và nhanh chóng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Thống kê ứng dựng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

2. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. Hồ Chí Minh : Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin.

3. Trần Hoàng Ngân, Nguyễn Minh Kiều, 2008. Thanh toán quốc tế. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê

4. Nguyễn Thị Thu Thảo, 2009. Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tài chính

5. Đinh Xuân Trình, 2006. Giáo trình Thanh toán quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội

6. Quan Minh Nhựt và Lê Trần Thiên Ý, 2013. Giáo trình Ngiệp vụ ngoại thương. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ

7. Ngân hàng Á Châu, 2010. Sổ tay thủ tục Ngiệp vụ Thanh toán quốc tế Ngân hàng Á Châu. Hồ Chí Minh: Tài liệu đào tạo Ngân hàng Á Châu

8. Nguyễn Văn Dung, 2011. Incoterm 2010 – Những điều kiện thương mại quốc tế của ICC. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động

9. Ngân hàng TMCP Á Châu (2014). Báo cáo thường niên 2013.

< http://www.acb.com.vn/codong/bcthuongnien13.htm>. [Ngày truy cập: 18/8/2014].

10. Ngân hàng TMCP Á Châu (2014). Tra soát bộ chứng từ xuất khẩu trên ACB Online. < http://www.acb.com.vn/khdn/ttqt_tntt_bochungtuxnk.jsp > [Ngày truy cập: 14/9/2014]

11. Ngân hàng TMCP Á Châu (2014). Các giao dịch online của ACB bảo mật và an toàn. < https://www.acbonline.com.vn/news/index.php/tin-tuc- acbonline/122-cac-giao-dich-online-cua-acb-bao-mat-va-an-toan > [Ngày truy cập: 18/8/2014]

12. Ngân hàng TMCP Á Châu (2014). ACB mở rộng dịch vụ thanh toán hóa đơn và nạp thẻ trên ACB Online.<http://www.acb.com.vn/tintuc/00001C9A/>. [Ngày truy cập: 16/9/2014]

13. Ngân hàng TMCP Á Châu (2014). Thông báo ACB tiếp tục triển khai nâng cấp hệ thống. <http://www.acb.com.vn/tintuc/00001C91/ >. [Ngày truy cập: 24/8/2014]

14. Ngân hàng TMCP Á Châu (2014). ACB là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên triển khai tiện ích tra soát bộ chứng từ xuất khẩu trên ACB Online và được vinh danh là dịch vụ hoàn hảo năm 2014. < http://www.acb.com.vn/tintuc/00001C7A/ >. [Ngày truy cập: 20/10/2014] 15. Ngân hàng TMCP Á Châu (2014). Tiếp cận nhanh về tiến độ xử lý bố chứng từ xuất khẩu trên ACB Online. < http://www.acb.com.vn/tintuc/00001C1A/ >. [Ngày truy cập: 22/8/2014] 16. Ngân hàng TMCP Á Châu (2014). ACB giành ưu đãi cho Khách hàng Doanh nghiệp lên đến 2,1 tỷ đồng. < http://www.acb.com.vn/tintuc/00001CAE/?p=1&tp=139 >. [Ngày truy cập:22/8/2014]

17. Ngân hàng TMCP Á Châu (2014). Thanh toán vé máy bay trả sau nhanh chóng và thuận tiện hơn trên ACB Online. < http://www.acb.com.vn/tintuc/00001C59/ >. [Ngày truy cập: 18/8/2014]

18. Ngân hàng TMCP Á Châu (2014). Vị thế của ACB trong 5 năm tới là vị thế của Ngân hàng Hàng đầu. < http://www.acb.com.vn/tintuc/00001C31/ >. [Ngày truy cập: 18/8/2014]

19. Ngân hàng TMCP Á Châu (2014). ACB nhận giải thưởng xuất sắc về tỉ lệ điện chuẩn trong thanh toán thương mại quốc tế.< http://www.acb.com.vn/tintuc/00001C92/>. [Ngày truy cập: 16/8/2014]

20. Ngân hàng TMCP Á Châu (2014). ACB là một trong 30 doanh nghiệp minh bạch nhất 2013 – 2014. www.acb.com.vn < http://www.acb.com.vn/bancanbiet/00001CA0/> . [Ngày truy cập: 5/10/2014] 21. Ngân hàng TMCP Á Châu (2014). ACB Online – điểm cộng của ngân hàng Á Châu. < http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/thanh-toan-dien- tu/acb-online-diem-cong-cua-ngan-hang-a-chau-3100960.html> [Ngày truy cập: 2/11/2014]

22. Thanh Lan – Tường Vi (2012). Tân Củ tịch 34 tuổi của Ngân hàng ACB. < http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/tan-chu-tich-34-tuoi- cua-ngan-hang-acb-2722684.html >. [Ngày truy cập: 12/9/2014]

23. Phương Linh (2014). Trần lãi suất huy động về 5,5% từ ngày mai. <http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/tran-lai-suat-huy- dong-ve-5-5-tu-ngay-mai-3099516.html >. [Ngày truy cập: 28/10/2014]

24. Hạnh phúc (2014). ACB lợi nhuận 9 tháng lao dốc 25% vì lãi suất giảm. <http://bizlive.vn/ngan-hang/acb-loi-nhuan-9-thang-lao-doc-25-vi-lai-suat- giam-547814.html >. [Ngày truy cập: 6/11/2014]

25. Huyền Trâm (2014). ĐHCĐ ACB: Đã thu về 18% khoản nợ liên quan đến công ty “bầu” Kiên. < http://bizlive.vn/tai-chinh/dhcd-acb-da-thu-ve-18- khoan-no-lien-quan-den-cong-ty-bau-kien-146124.html >. [Ngày truy cập: 18/8/2014]

26. Vũ Ca (2013). Lợi nhuận ACB và âm hưởng vụ “bầu Kiên”. < http://dantri.com.vn/kinh-doanh/loi-nhuan-acb-va-am-huong-vu-bau-kien- 765667.htm >. [Ngày truy cập:22/8/2014]

27. Nguyên Hồng (2013). Cách biệt quá lớn trong top 5 ngân hàng cổ phần < http://vneconomy.vn/tai-chinh/cach-biet-qua-lon-trong-top-5-ngan-hang-co- phan-20140217024830510.htm >. [Ngày truy cập: 1/11/2014]

28. Huỳnh Ngọc Huệ, 2010. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ

29. Võ Minh Đệ, 2011. Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chí nhánh Cà Mau. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ

30. Nguyễn Thị Thùy Ngân, 2013. Giải pháp phát triển hoạt động TTQT tại Vietconbank chi nhánh Cần Thơ”, Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ.

PHỤ LỤC 1:

BẢNG SO SÁNH BIỂU PHÍ DỊCH VỤ TTQT BẰNG L/C XK TẠI ACB-CT, VCB-CT, VIETINBANK-CT

L/C xuất khẩu ACB-CT VCB-CT VIETINBANK-CT

1.Thông báo L/C - Là NH trực tiếp - Là NH thứ nhất - Là NH thứ hai -15 USD -25 USD -10 USD + phí NH thông báo trước

-20 USD -25 USD -20 USD -30 USD -30 USD -20 USD + phí NH khác 2. Thông báo tu chỉnh L/C - Là NH trực tiếp - Là NH thứ nhất - Là NH thứ hai -10 USD -20 USD -5 USD

10 USD+ bưu điện phí(nếu có) 15 USD 3.Xử lý BCT - 8 USD -TT: 20 USD 4. Thanh toán BCT - BCT trị giá dưới 1 triệu USD - BCT trị giá trên 1 triệu USD 0,2% -TT: 20 USD, TĐ: 200 USD -TĐ: 500 USD 0,15% trị giá BCT TT: 20 USD, TĐ: 200 USD TT: 20 USD; 0,18%/bộ 5. Chuyển nhượng L/C XK 0,1%; TT:30 USD, TĐ: 200 USD

-Miễn phí khi xuất trình tại NH - 20-50USD/bộ khi xuất trình tại NH khác 0,1%/bộ; TT:20 USD, TĐ: 500USD 6. Tu chỉnh L/C chuyển nhượng - Tu chỉnh tăng số tiền, gia hạn L/C - Tu chỉnh khác -0,1%; TT:30 USD, TĐ: 200 USD -30 USD/lần 0,15%/bộ; TT:20 USD, TĐ: 200 USD -Như phí chuyển nhượng trên số tiền tăng thêm

- 20 USD/lần 7. Hủy L/C theo yêu

cầu - 20 USD/lần (đã bao gồm điện phí) -20 USD/ lần -20 USD/lần 8. Hủy L/C chuyển nhượng

PHỤ LỤC 2:

BẢNG SO SÁNH BIỂU PHÍ DỊCH VỤ TTQT BẰNG L/C NK TẠI ACB-CT, VCB-CT, Vietinbank-CT

L/C nhập khẩu ACB-CT VCB-CT VIETINBANK-CT

1. Phát hành L/C - Ký quỹ 100% - Ký quỹ bằng 0% -Ký quỹ trên 0% đến < 100% -0,075%-10%; TT:30

Một phần của tài liệu thực trạng thanh toán quốc tế bằng lc tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 70)