0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

2 6 Giải pháp 6: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo

Một phần của tài liệu SKKN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DAN TỘC NỘI TRÚ (Trang 43 -44 )

II. NỘI DUNG

3. 2 6 Giải pháp 6: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo

viên, đặc biệt đối với giáo viên người đồng bào dân tộc

Trong kế hoạch hàng năm của nhà trường và của tổ chuyên môn, Hiệu trưởng phải xác định nội dung, hình thức, những việc phải làm trong việc bồi dưỡng giáo viên trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ năm học do Bộ, Sở GD và ĐT triển khai đến các cơ sở giáo dục, từ đó phân công chỉ đạo thực hiện mặt công tác này.

Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên cần tập trung học tích cực (tập trung vào người học), chương trình mới, học tin học, ngoại ngữ cho giáo viên.

Để công tác bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả, Hiệu trưởng phải tiến hành tìm hiểu kỹ đội ngũ giáo viên, nghiên cứu đánh giá và phân loại trình độ giáo viên (trên cơ sở kết quả đánh giá phân loại chất lượng giáo viên năm học trước) về mọi mặt. Đặc biệt chú ý đến số giáo viên còn non yếu về chuyên môn, giáo viên mới ra trường cũng như số giáo viên cốt cán để có yêu cầu và hướng dẫn cụ thể việc xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng, khắc phục những mặt còn hạn chế.

Đầu năm học, Hiệu trưởng cần chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên thực hiện nghiêm túc và có chất lượng việc nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy các môn học; học tập các quy định mới về chuyên môn của cấp trên để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên.

Chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt có nền nếp, cải tiến nội dung và phương pháp sinh hoạt. Lịch sinh hoạt chuyên môn phải trở thành “lịch cứng” của nhà trường. Thường xuyên tổ chức dự giờ, thăm lớp, thao giảng, trao đổi đúc kết rút kinh nghiệm, thảo luận chuyên đề ở tổ chuyên môn nhằm bồi dưỡng giáo viên về khả năng sư phạm, năng lực tổ chức các hoạt động dạy học. Trong sinh hoạt chuyên môn cần tổ chức nhiều buổi hội thảo theo chuyên đề: Phân tích tình hình giảng dạy của tổ ứng với chất lượng học tập của học sinh, xác định con đường hoàn thiện quá trình giáo dục phù hợp với

đối tượng học sinh, phương pháp sử dụng hợp lý các đồ dùng dạy học hiện có và lên kế hoạch, phân công giáo viên trong tổ tự làm đồ dùng dạy học cho phù hợp với hoàn cảnh của nhà trường.

Vận dụng linh hoạt các nguồn lực để củng cố và xây dựng thư viện nhà trường, trong đó quan tâm đến mua sách bồi dưỡng giáo viên, sách tham khảo có chất lượng.

Sắp xếp thời khóa biểu và lịch công tác một cách khoa học, tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho giáo viên đi sâu thêm vào nghiên cứu chuyên môn, có chế độ khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ kể cả việc cử giáo viên đi học sau đại học.

Là một mặt quản lý của Hiệu trưởng, công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên cũng rất cần được kiểm tra, đánh giá đúng mức theo từng giai đoạn: giữa học kỳ, cuối kỳ và cuối mỗi năm học. Qua kiểm tra, Hiệu trưởng phát hiện những sai lệch, tìm nguyên nhân của sai lệch để kịp thời uốn nắn bổ sung, đồng thời biểu dương khen thưởng những tổ chuyên môn làm tốt công tác này.

Một phần của tài liệu SKKN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DAN TỘC NỘI TRÚ (Trang 43 -44 )

×