3 Nhiệm vụ quyền hạn của Hiệu trưởng, Giáo viên, Nhân viên và học

Một phần của tài liệu skkn giải pháp quản lý phát triển đội ngũ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường phổ thông dan tộc nội trú (Trang 25)

II. NỘI DUNG

1. 3 Nhiệm vụ quyền hạn của Hiệu trưởng, Giáo viên, Nhân viên và học

sinh trường PTDTNT

PTDTNT

Theo điều lệ Trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học thông tư số 12/2011/TT - BGDĐT và Thông tư 01/2016/TT - BGDĐT về quy định hoạt động của trường PTDTNT.

Ngoài các nhiệm vụ theo quy định thì Hiệu trưởng các trường PTDTNT còn có một số nhiệm và quyền hạn sau:

+ Nắm vững chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; + Tổ chức thực hiện chương trình và các hoạt động giáo dục phù hợp với học sinh PTDTNT;

+ Tích cực tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh các dân tộc thiểu số ở địa phương;

+ Phối hợp với chính quyền, các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương trong việc quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe học sinh.

+ Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giáo dục, chăm sóc học sinh PTDTNT và được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của nhà nước.

Như vậy, Hiệu trưởng trường PTDTNT là người được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm, có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về quản lý chuyên môn, tổ chức, hành chính trong nhà trường; là người trực tiếp tổ chức và điều khiển các hoạt động giáo dục, quản lý và chỉ đạo việc thực hiện các công tác của nhà trường theo đường lối, quan điểm, mục tiêu giáo dục của Đảng, chấp hành tốt pháp luật, thể lệ, quy định của nhà nước, theo mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính trước cơ quan quản lý giáo dục cấp trên là Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy Ban Nhân dân tỉnh về quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường, thay mặt nhà trường quan hệ công tác với các ban, ngành ngoài nhà trường.

1. 3. 2. Giáo viên trường PTDTNT phải thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn: - Ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều lệ trường - Ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành, giáo viên trường PTDTNT có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

thực hiện các nhiệm vụ của trường PTDTNT quy định tại Điều 3 của Quy chế này.

2. Tìm hiểu và giáo dục chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước cho học sinh.

3. Tích cực tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh các dân tộc thiểu số ở địa phương.

4. Vận dụng phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá phù hợp với học sinh PTDTNT; tham gia quản lý, giáo dục học sinh ngoài giờ chính khóa; bồi dưỡng và phụ đạo học sinh; hướng dẫn học sinh tự học; tổ chức các hoạt động lao động và trải nghiệm sáng tạo cho học sinh.

5. Được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giáo dục, chăm sóc học sinh PTDTNT và được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.

1. 3. 3. Nhân viên trường PTDTNT phải thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn: hạn:

1. Chấp hành các quy định của nhà trường, của pháp luật; thực hiện sự phân công của hiệu trưởng trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường PTDTNT.

2. Tích cực tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh các dân tộc thiểu số ở địa phương; tôn trọng, thương yêu học sinh.

3. Được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giáo dục, chăm sóc học sinh PTDTNT và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước.

1. 3. 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh

Ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh được quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành, học sinh trường PTDTNT còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, tôn trọng văn hóa của các dân tộc khác.

2. Chấp hành nghiêm túc sự phân công đi học ngành, nghề và sự phân công công tác theo yêu cầu của địa phương.

3. Được ăn, ở, sinh hoạt trong khu nội trú và được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi theo quy định của Nhà nước.

2. Thực trạng biện pháp quản lý, phát triển đội đội ngũ theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên của Hiệu trưởng các trường PTDTNT tỉnh danh nghề nghiệp giáo viên của Hiệu trưởng các trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông

2. 1. Khái quát về tình hình tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục vùng tỉnh Đăk Nông vùng tỉnh Đăk Nông

2. 1. 1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Đăk Nông Vị trí địa lý: Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía tây nam của Tây Nguyên, Vị trí địa lý: Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía tây nam của Tây Nguyên, nằm trong vùng tọa độ từ 11°45 đến 12°50 vĩ độ bắc và từ 107°12 đến 108°07 kinh độ đông. Trung tâm tỉnh Đắk Nông nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột với chiều dài 125 km theo đường quốc lộ 14, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía nam. Phía bắc và đông bắc của Đắc Nông giáp với địa phận tỉnh Đắk Lắk, phía đông và đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía nam giáp tỉnh Bình Phước, đồng thời phía tây tỉnh Đắk Nông giáp với Vương Quốc Campuchia với đường biên giới dài khoảng 120 km, qua hai cửa khẩu là cửa khẩu Đắk Per thuộc huyện Đắk Milvà Bup'rang thuộc địa phận Tuy Đức.

- Điều kiện tự nhiên: Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M’Nông,

với độ cao trung bình từ 600 mét đến 700 mét so với mặt nước biển, cao nhất là ở Tà Đùng với độ cao lên đến 1. 982 mét. Nhìn chung địa hình Đăk Nông chạy dài và thấp dần từ đông sang tây. Địa hình đa dạng, phong phú và bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ giữa các núi cao, với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng.

Khí hậu Đăk Nông chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông nam bộ, chính vì vậy chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam khô nóng. Khí hậu phân hóa thành 2 mùa rõ rệt

là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm, Lượng mưa trung bình năm 2. 513 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Nhiệt độ trung bình năm 22 - 230C, nhiệt độ cao nhất 350C, thấp nhất 140C. Với điều kiện thời tiết này rất phù hợp với phát triển các cây trồng nhiệt đới lâu năm.

- Dân cư: Tính đến năm 2015, dân số toàn tỉnh Đắk Nông đạt gần 816.

300 người, mật độ dân số đạt 109 người/km². Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 14, 4 ‰. Theo thống kê toàn tỉnh Đắk Nông có 40 dân tộc. Trong đó, đông nhất là người kinh với 332. 431 người, xếp thứ 2 là người Mnông với 39. 964 người, vị trí thứ 3 làngười Nùng với 27. 333 người, người Mông ở vị trí thứ 4 với 21. 952 người, cùng với các dân tộc khác như người Tày với 20. 475 người, người Dao có 13. 932 người, người Thái có 10. 311 người, người Mạ có 6. 456 người, Ê Đê có 5. 271 người, người Hoa có 4. 686 người, người Mường có 4. 070 người... cùng một số dân tộc ít người khác

2. 1. 2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Đăk Nông

Kinh tế, xã hội của vùng đặc biệt khó khăn đã có sự phát triển so với trước, nhưng vẫn còn rất nhiều gia đình thuộc hộ nghèo, hầu hết và đa số là hộ gia đình thuộc diện dân tộc thiểu số vì thế họ chưa đảm bảo điều kiện kinh tế cho con cái tham gia học tập. Trên 80% lao động chưa qua đào tạo nên việc áp dụng cải tiến kỹ thuật vào đời sống hàng ngày vẫn còn thấp so với nhu cầu hiện nay.

Người dân tộc thiểu số nơi đây đa phần thích đi làm ăn xa và đi phát nương làm rẫy rồi ở nhiều ngày trong rẫy mà chưa chú trọng tới công việc nhà. Cũng đã có nhiều hộ gia đình trồng được nhiều diện tích cà phê... song cũng không biết cách chăm sóc khoa học, thường bỏ bê nên hiệu quả thu được không cao. Việc chăn nuôi được thực hiện theo tính bộc phát rất thiếu khoa học, thường người dân chăn nuôi theo lối thả rong không có chuồng trại gây ô nhiễm môi trường và không tận dụng được nguồn phân gia súc.

Trình độ dân trí của vùng đặc biệt khó khăn còn thấp, nhiều người dân chưa có kiến thức phổ thông, cho nên còn khó khăn trong công tác giao tiếp,

công tác phối hợp giáo dục. Nhận thức về tầm quan trọng trong học tập của học sinh và nhân dân còn thấp. Chính vì vậy cần có sự đáp ứng mục tiêu của nhà trường đóng trên địa bàn này, cụ thể là: Học sinh phải được trang bị kiến thức để có thể hiểu biết về tổ quốc, về cộng đồng các dân tộc thiểu số sống ở Việt Nam, về nghĩa vụ và quyền lợi công dân, về tinh thần làm chủ nếp sống văn minh, văn hoá vật chất và tinh thần, về những cuộc vận động lớn của Đảng và Nhà nước đang tiến hành ở miền núi, vùng dân tộc… Học sinh phải được chuẩn bị để được đạt chuẩn kiến thức các môn học ở các lớp như học sinh các trường phổ thông trong cả nước. Học sinh phải được rèn luyện thông qua các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường để sau khi ra trường có thể tham gia tổ chức và điều khiển các hoạt động cải tạo và xây dựng xã hội trong cộng đồng các dân tộc địa phương.

2. 1. 3. Tình hình phát triển giáo dục ở các trường PTDTNT tỉnh ĐăkNông. Nông.

Mặc dù trong điều kiện của một tỉnh miền núi, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự chăm lo của các ban ngành đoàn thể, các bậc cha mẹ học sinh cùng với sự nỗ lực quyết tâm của toàn ngành, sự nghiệp giáo dục - đào tạo tỉnh Đăk Nông được củng cố, ổn định, phát triển vững chắc, giải quyết được những vấn đề bức xúc và thực hiện được phần lớn các mục tiêu đề ra. Cụ thể như sau:

Về quy mô giáo dục - đào tạo phát triển đúng hướng và khá vững chắc.

Hệ thống trường lớp từ Mầm non đến THPT tiếp tục phát triển về số lượng cũng như chất lượng. Số trường PTDTNT có cấp THPT hiện nay là 7/8 (Hiện

chỉ có trường PTDTNT Tuy Đức chưa có cấp THPT)

Về chất lượng - hiệu quả giáo dục có chuyển biến rõ nét ở các ngành

học, bậc học. Chất lượng giáo dục toàn diện có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận. Trong năm 2016 tỉnh Đăk Nông được công nhận phổ cập trẻ em 5 tuổi và hoàn thành chương trình phổ cập THCS, xóa mù… Số trường học từ Mầm non đến THPT được công nhận Chuẩn quốc gia tăng nhanh (hiện có 94 trường đạt chuẩn, khối PTDTNT có 02 trường: PTDTNT Đăk Mil, THPT DTNT Nơ Trang Lơng), số trường đạt Kiểm định chất lượng đạt cấp độ 3 khá

cao so với mặt bằng chung toàn quốc (Khối PTDTNT có 01 trường đạt Kiểm

định chất lượng cấp độ 3 là THPT DTNT Nơ Trang Lơng)

Về chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ bậc học Mầm non được đầu tư

chăm lo, tiến bộ rõ nét. Chất lượng giáo dục các bậc học phổ thông có nhiều tiến bộ theo yêu cầu giáo dục toàn diện, hiệu quả đào tạo tương đối khá so với mặt bằng chung toàn quốc và có sự vượt trội so với các tỉnh trong khu vực.

Về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp tiếp tục được chăm lo và đạt

kết quả khả quan, kết quả thi học sinh giỏi Quốc Gia nâng lên. Năm học 2016 - 2017 toàn tỉnh đạt được 04 giải, trong đó: 03 giải ba và 01 giải khuyến khích.

Về mặt bằng dân trí của tỉnh được xác lập ở trình độ phổ cập giáo dục

tiểu học, giáo dục THCS và đặc biệt là hổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi.

Về công tác xây dựng đội ngũ được tập trung chỉ đạo, thực hiện đồng bộ

và đạt kết quả tốt, đảm bảo nhu cầu giáo viên cho phát triển giáo dục, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng để nâng dần cả về tư tưởng cũng như chuyên môn nghiệp vụ, theo hướng chuẩn hóa đội ngũ công chức và trên chuẩn; chăm lo giải quyết khá tốt chế độ cho giáo viên đầy đủ kịp thời. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, giáo viên và công tác phát triển Đảng trong ngành ngày càng tiến bộ. Nhiều cán bộ, giáo viên được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng, nhiều cán bộ được cử đi học lớp Cao cấp lý luận chính trị.

2. 2. Tình hình giáo dục của các trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông

2. 2. 1. Về học sinh:

Học sinh học ở các trường PTDTNT chủ yếu là học sinh người dân tộc thiểu số. (trên 95%). Do những đặc thù về hoàn cảnh môi trường tự nhiên, xã hội và gia đình mà mỗi dân tộc đều có một hệ thống quan điểm, trạng thái tinh thần và lối sống mang tính đặc thù rõ rệt trong phong tục tập quán, truyền thống và hành vi ứng xử, thói quen hàng ngày, tạo nên nét tâm lý riêng của mỗi dân tộc. Việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục - đào tạo là một nhiệm vụ khó khăn nhưng hết sức quan trọng vì hiện nay Đảng và nhà nước đang chú trọng đối với giáo dục vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn

nhằm tạo nguồn đội ngũ cán bộ, trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội vùng đặc biệt khó khăn.

Số liệu thống kê cụ thể cuối năm học 2015 - 2016 như sau: Tổng số trường PTDTNT: 08 trường

Tổng số lớp: 58 lớp với 1714 học sinh.

Lớp 6: 07 lớp với 208 học sinh Lớp 7: 07 lớp 204 học sinh Lớp 8: 07 lớp 211 học sinh Lớp 9: 07 lớp 217 học sinh Lớp 10: 10 lớp 289 học sinh Lớp 11: 10 lớp 291 học sinh Lớp 12: 10 lớp 294 học sinh

2. 2. 2. Về đội ngũ quản lý và giáo viên

+ Về số lượng: Đội ngũ giáo viên hàng năm vẫn được bổ sung, song tỷ

lệ giáo viên trên lớp vẫn chưa đảm bảo theo chỉ tiêu chuẩn quy định và mất cân đối giữa các bộ môn (thừa và thiếu cục bộ).

Cụ thể như sau:

Hiệu trưởng: 08, trong đó: Thạc sỹ: 04, Đại học: 04 Phó hiệu trưởng: 17, trong đó: Thạc sỹ: 03, Đại học 14 Giáo viên: 163, trong đó thạc sỹ: 07,

Đại học: 143; Cao đẳng: 13 Nhân viên: 95

+ Về chất lượng: Đội ngũ giáo viên ở các trường PTDTNT đều được bồi

dưỡng, đào tạo nâng cao để có trình độ trên chuẩn. Giáo viên có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, phàn lớn giáo viên đều tiếp cận việc đổi mới PPDH, việc cải tiến vận dụng phương pháp dạy học tích cực. Tuy nhiên còn một số ít giáo viên vẫn sử dụng PPDH cổ truyền, truyền đạt kiến thức một chiều, chưa phát huy được năng lực tích cực của người học. Tuy nhiên số giáo viên có trình độ đại học ở các trường PTDTNT trên 50% là tại chức, do khi tuyển dụng giáo viên THCS nên sau quá trình công tác đi học thêm để có trình độ Đại học (Vừa

Một phần của tài liệu skkn giải pháp quản lý phát triển đội ngũ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường phổ thông dan tộc nội trú (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)