Khái quát quy trình Kiểm toán Báo cáo Tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C thực hiện

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG và các KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH tại CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN và tư vấn (Trang 42 - 55)

2 PHÒNG KIỂM TOÁN XÂY DỰNG (PHÒNG 1, ) PHÒNG TƯ VẤN

2.1.4.1Khái quát quy trình Kiểm toán Báo cáo Tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C thực hiện

2.1.4.1 Khái quát quy trình Kiểm toán Báo cáo Tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C thực hiện TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C thực hiện

Dịch vụ Kiểm toán nói chung và Kiểm toán Báo cáo Tài chính nói riêng là một trong những hoạt động quan trọng của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C. Với mục tiêu cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tốt nhất, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán của mình. Chương trình kiểm toán của Công ty được xây dựng dựa trên chuẩn mực và chế độ kế toán, kiểm toán của Việt Nam cũng như quốc tế. Đây cũng là cơ sở giúp Kiểm toán viên tự xây dựng một chương trình kiểm toán phù hợp cho từng cuộc kiểm toán đảm bảo phù hợp giữa chi phí và hiệu quả công việc. Quy trình Kiểm toán Báo cáo Tài chính của Công ty được thực hiện theo sơ đồ sau:

Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Lực chọn nhóm kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể Ký hợp đồng kiểm toán Công việc thực hiện trước kiểm toán

Thu thập thông tin về khách hàng Thực hiện thủ tục phân tích Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

Thiết kế chương trình kiểm toán

Kiểm tra số liệu trên sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiết các tài khoản Thực hiện kiểm toán

Kiểm tra việc cộng dồn, đối chiếu số liệu với các chứng từ liên quan

Trao đổi với các nhân viên kế toán về công tác kế toán và các bút toán điều chỉnh Soát xét hồ sơ và đánh giá chất lượng

cuộc kiểm toán

Theo dõi các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán

Công việc sau kiểm toán Soát xét giấy tờ làm việc của

Kiểm toán viên

Họp thống nhất số liệu với khách hàng Tổng hợp ra dự thảo báo cáo kiểm toán Phát hành báo cáo kiểm toán chính thức

Kết thúc kiểm toán

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 43 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh Lớp CQ48/22.04

Công việc thực hiện trước kiểm toán:

Khảo sát và chấp nhận khách hàng

Kiểm toán là một lính vực cạnh tranh hết sức khốc liệt, việc tìm kiếm và duy trì được một khách hàng là hết sức khó khăn. Tuy nhiên, một công ty kiểm toán vẫn cần thận trọng khi quyết định chấp nhận một khách hàng. Bởi lẽ, do đặc thù của ngành kiểm toán nên trách nhiệm pháp lý kiểm toán viên có thể phải gánh chịu rất cao. Hơn nữa, nếu chấp nhận kiểm toán cho một khách hàng thiếu trung thực hoặc không tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, khối lượng công việc kiểm toán viên cần làm sẽ tăng lên, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chi phí và hiệu quả của cuộc kiểm toán đó. Vì vậy, khi được mời kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C luôn phân công cho những kiểm toán viên dày dạn kinh nghiệm đánh giá về khả năng chấp nhận hay không chấp nhận kiểm toán cho khách hàng đó.

Đối với khách hàng mới

Trước hết, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tìm hiểu lý do khách hàng đó mời A&C kiểm toán, nếu trước đó có một công ty khác đã kiểm toán rồi thì tại sao năm nay công ty đó không kiểm toán nữa mà khách hàng lại mời Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C kiểm toán. Tiếp sau đó, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C sẽ tiến hành thu thập những thông tin như lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính cũng như những thông tin khác có liên quan của khách hàng. Khối lượng thông tin cần thu thập sẽ được Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tăng lên nếu Báo cáo Tài chính của khách hàng được công bố rộng rãi, nhất là những công ty cổ phần có niêm yết trên thị trường chứng khoán, những công ty có nhiều công nợ, ...

Từ các thông tin thu thập được, các kiểm toán viên dày dạn kinh nghiệm của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích sơ bộ về tình hình tài chính của khách hàng, đánh giá và ước lượng sơ bộ về mức trọng yếu cũng như rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để đưa ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận lời mời kiểm toán đó.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 45 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh Lớp CQ48/22.04

Đối với khách hàng cũ, khách hàng truyền thống

Sau khi hoàn thành kiểm toán cho mỗi khách hàng, hàng năm, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C đưa ra đánh giá lại về rủi ro tiềm tàng ở khách hàng đó. Tiếp theo, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tiến hành cập nhật thông tin về khách hàng nhằm đánh giá lại một lần nữa và đưa ra quyết định có nên tiếp tục kiểm toán cho khách hàng đó không, nếu có thì cần những điều kiện gì, có cần thay đổi nội dung hợp đồng kiểm toán hay không...

Lựa chọn nhóm kiểm toán

Trong mỗi cuộc kiểm toán, tính độc lập của kiểm toán viên luôn được đặt lên hàng đầu và nó quyết định đến việc lựa chọn kiểm toán viên cho một cuộc kiểm toán. Để đảm bảo cho chất lượng của cuộc kiểm toán cũng như tránh những vi phạm về mặt pháp lý có thể xảy ra khi phát hành Báo cáo Kiểm toán, khi lựa chọn nhân sự cho mỗi cuộc kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C thường đưa ra Bảng Câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên. Chỉ những kiểm toán viên có đủ điều kiện về tính độc lập mới được lựa chọn cho cuộc kiểm toán đó.

Bảng 2.2 Câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên

STT Câu hỏi Có/Không thực hiệnNgười thángNgày

1 Kiểm toán viên có góp vốn cổ phần tại đơn vị khách hàng được kiểm toán không 2 Kiểm toán viên có vay vốn của khách hàng không? 3 Kiểm toán viên có cho khách hàng vay vốn không? 4 Kiểm toán viên có là cổ đông của khách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng không?

5 Kiểm toán viên có ký hợp đồng gia công sản phẩm cho khách hàng không? 6 Kiểm toán viên có cung cấp nguyên vật liệu hay dịch vụ cho khách hàng không? 7 Kiểm toán viên có làm đại lý bán sản phẩm

những người trong bộ máy quản lý (Thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Trưởng phòng, Phó phòng và những người tương đương) của khách hàng không? Cụ thể:

- Bố, mẹ (Kể cả bố mẹ vợ hoặc chồng) - Vợ hoặc chồng

- Con

- Anh, chị, em ruột

9 Kiểm toán viên có làm dịch vụ trực tiếp ghi sổ kế toán, giữ sổ kế toán, lập Báo cáo Tài chính cho khách hàng không?

10

Kết luận

Kiểm toán viên tham gia kiểm toán đã đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán về tính độc lập.

Việc lựa chọn nhóm kiểm toán do Ban Giám đốc và các Trưởng phòng nghiệp vụ của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C thực hiện.

Khi chấp nhận lời mời kiểm toán của khách hàng, Công ty cũng sẽ trao đổi với khách hàng về việc cung cấp tài liệu, các phương tiện cần thiết cho cuộc kiểm toán và các vấn đề khác liên quan như vấn đề sử dụng nhân viên của khách hàng, ...

Ký hợp đồng kiểm toán

Phòng Quản trị tổng hợp sẽ tiến hành soạn thảo Hợp đồng kiểm toán. Nội dung hợp đồng kiểm toán xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm của mỗi bên, hình thức báo cáo kiểm toán, thời gian thực hiện và các điều khoản về phí, xử lý tranh chấp hợp đồng. Sau khi soạn thảo xong, hợp đồng sẽ được các bên xem xét và ký kết.

Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

Thu thập thông tin về khách hàng

Kế hoạch kiểm toán tổng thể giúp kiểm toán viên định hướng được những công việc cụ thể cần phải làm trong cuộc kiểm toán. Để có thể xây dựng và thực

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 47 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh Lớp CQ48/22.04

hiện kế hoạch và chương trình kiểm toán hữu hiệu và hiệu quả, Công ty phải tiến hành thu thập thông tin cần thiết về khách hàng, đặc biệt là những thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ. Để có được những thông tin cần thiết này, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C đã thực hiện như sau

Đối với khách hàng mới: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C yêu cầu họ cung cấp các tài liệu như Giấy phép thành lập Doanh nghiệp, Điều lệ công ty, Biên bản họp Hội đồng quản trị, Hồ sơ về cơ cấu và mô hình tổ chức doanh nghiệp, các hợp đồng, cam kết, các quy chế về kiểm soát nội bộ, ... Bên cạnh đó, Công ty cũng thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua việc trao đổi với Ban Giám đốc, Kế toán trưởng hoặc các nhân viên của khách hàng. Ngoài ra, A&C cũng thu thập thông tin về khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau như các nhà tư vấn của khách hàng, từ mạng internet, ...

Đối với khách hàng truyền thống: Ngoài việc thu thập thông tin đã có từ hồ sơ kiểm toán năm trước, Công ty cũng tiến hành cập nhật thông tin về khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau để có được thông tin đầy đủ nhất.

Tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Việc tìm hiểu về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng giúp cho kiểm toán viên đánh giá được mức độ rủi ro, từ đó kiểm toán viên có những định hướng để lập kế hoạch kiểm toán chi tiết.

Tìm hiểu hệ thống kế toán của khách hàng

Hệ thống kế toán là hệ thống thông tin chủ yếu của đơn vị, bao gồm hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống bảng tổng hợp, cân đối kế toán. Trong hệ thống đó, quá trình lập và luân chuyển chứng từ đóng vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát nội bộ của đơn vị.

Việc tìm hiểu hệ thống kế toán của đơn vị được kiểm toán có ý nghĩa rất quan trọng. Nó không chỉ giúp kiểm toán viên thuận lợi hơn trong việc xử lý số liệu khi kiểm toán mà còn giúp đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kế toán của khách hàng.

Từ đó đánh giá mức độ tin cậy vào hệ thống kế toán của đơn vị khách hàng và đưa ra các thủ tục kiểm toán cần thiết vào kế hoạch kiểm toán chi tiết.

Để tìm hiểu các quy trình kế toán áp dụng tại đơn vị khách hàng, Công ty đề nghị kế toán trưởng cung cấp ác tài liệu về chính sách kế toán mà đơn vị áp dụng, hệ thống tài khoản đơn vị sử dụng và sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu. Các kiểm toán viên của A&C cũng xem xét việc hạch toán thực tế hàng ngày tại phòng kế toán có tuân thủ đúng chính sách và chế độ kế toán đơn vị đã áp dụng không.

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Để lập được một kế hoạch kiểm toán phù hợp, các kiểm toán viên cũng cần thu thập các bằng chứng để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát của đơn vị được kiểm toán. Việc tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng không chỉ giúp xác minh tính hiện hữu của các quy chế kiểm soát mà còn giúp kiểm toán viên xác định phạm vi các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp cụ của đơn vị. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cảu đơn vị khách hàng được thực hiện như sau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với khách hàng mới: Chủ nhiệm kiểm toán của A&C sẽ tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với Ban Giám đốc đơn vị khách hàng, đề nghị Ban Giám đốc đơn vị khách hàng cung cấp những thôn tin về cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành của đơn vị mình. Cũng qua việc tiếp xúc trực tiếp này, chủ nhiệm kiểm toán sẽ có được những đánh giá về đặc điểm, phong cách làm việc của Ban lãnh đạo đơn vị khách hàng, đây cũng là một yếu tố cấu thành môi trường kiểm soát của đơn vị được kiểm toán. Từ những thông tin thu thập được, chủ nhiệm kiểm toán sẽ có những đánh giá về độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán.

Đối với khách hàng cũ, khách hàng truyền thống: Chủ nhiệm kiểm toán dựa trên hồ sơ kiểm toán năm trước, những hiểu biết đã có được từ những lần kiểm toán trước đồng thời cập nhật những thay đổi về môi trường kiểm soát của đơn vị khách hàng, từ đó đưa ra những đánh giá sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán.

Sinh viên: Nguyễn Công Tố 49 GVHD: PGS.TS Thịnh Văn Vinh Lớp CQ48/22.04

Xác định mức trọng yếu

Xác đinh mức trọng yếu là một trong những nội dung quan trọng trong việc lập kế hoạch kiểm toán. Việc xác định mức trọng yếu là cơ sở để kiểm toán viên xác định mức độ sai sót có thể chấp nhận được cho mục đích báo cáo.

Mức trọng yếu thường được xác định dựa trên kinh nghiệm và phán đoán của mỗi kiểm toán viên. Tuy nhiên, Ban Lãnh đạo của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C cũng đưa ra các khái niệm mang tính hướng dẫn như sau:

Xác định mức trọng yếu tổng thể

Theo quan điểm của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C, mức trọng yếu tổng thể được xác định dựa trên Lợi nhuận trước thuế hoặc Doanh thu hoặc Tổng tài sản. Việc lựa chọn cơ sở xác định nào và mức tỷ lệ nào phụ thuộc vào quy mô tài chính của khách hàng cũng như kinh nghiệm và sự phán đoán của kiểm toán viên. Khi đã xác định được cơ sở và mức tỷ lệ áp dụng cho một khách hàng thì mức trọng yếu tổng thể được xác định theo bảng sau:

Bảng 2.3 Xác định mức trọng yếu tổng thể Đơn vị tính: triệu đồng Cơ sở Tỷ lệ (%) Mức trọng yếu tổng thể Chỉ tiêu Số tiền (1) (2) (3) (4) = (2) x (3)

Lợi nhuận trước thuế 5 - 10

Doanh thu 0,5 - 1

Tổng tài sản 1 - 2

Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết

Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công công việc giữa các kiểm toán viên cũng như những dự kiến về tài liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán.

Trong giai đoạn này, kiểm toán viên phải thu thập và lưu vào Hồ sơ kiểm toán mọi thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán đủ để làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán và chứng minh rằng cuộc kiểm toán tuân thủ đúng chuẩn mực kiểm toán. Các giấy tờ làm việc này cùng với các bằng chứng khác là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra các ý kiến khi lập báo cáo kiểm toán.

Thực hiện kiểm toán tại đơn vị khách hàng

Họp triển khai

Khi đến kiểm toán tại đơn vị khách hàng, nhóm kiểm toán sẽ tiến hành họp với Ban Giám đốc, phòng kế toán và đại diện các phòng ban chức năng của khách hàng để thông qua về mục tiêu, nội dung kiểm toán, trách nhiệm của các bộ phận liên quan tới cuộc kiểm toán.

Thực hiện kiểm toán

Các thành viên trong nhóm kiểm toán tiến hành thực hiện các công việc đã được trưởng nhóm giao. Các thủ tục kiểm toán được thực hiện tại đơn vị khách hàng bao gồm: Tổng hợp số liệu, thu thập tài liệu, kiểm tra các chứng từ gốc, ... Sau

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG và các KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH tại CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN và tư vấn (Trang 42 - 55)