III. Một số phƣơng pháp nghiên cứu hoá sinh
4.2.2. Tính đặc hiệu của enzim
Tính đặc hiệu cao của enzim là một trong những khác biệt chủ yếu của enzim với các chất xúc tác khác. Mỗi enzim chỉ có khả năng xúc tác cho sự chuyển hoá một hay một số chất nhất định theo một kiểu phản ứng nhất định. Đặc tính tác dụng lựa chọn cao này gọi là tính đặc hiệu hoặc tính chuyên hoá của enzim.
4.2.2.1. Đặc hiệu kiểu phản ứng
Mỗi enzim chỉ có thể xúc tác cho một trong các kiểu phản ứng chuyển hoá một chất nhất định nhƣ phản ứng oxy hoá - khử, chuyển vị, thuỷ phân...
Ví dụ : hai enzim dƣới đây xúc tác cho hai kiểu phản ứng chuyển hoá khác nhau trên cùng một loại cơ chất.
4.2.2.2. Đặc hiệu cơ chất
Cơ chất là chất có khả năng kết hợp vào trung tâm hoạt động của enzim và bị chuyển hoá dƣới tác dụng của enzim. Mức độ đặc hiệu của các enzim không giống nhau, ngƣời ta thƣờng phân biệt thành các mức sau :
Đặc hiệu tuyệt đối : Enzim chỉ tác dụng trên một cơ chất nhất định và hầu nhƣ không có tác dụng với chất nào khác.
Ví dụ : ureaza hầu nhƣ chỉ tác dụng với ure H2N – CO – NH2 + H2O CO2 + 2 NH3
Đặc hiệu tương đối : enzim có khả năng tác dụng lên một kiểu liên kết hoá học nhất định trong phân tử cơ chất mà không phụ thuộc vào cấu tạo của các phần tham gia tạo thành mối liên kết đó
Ví dụ : lipaza có khả năng thuỷ phân đƣợc tất cả các mối liên kết este. Amino- peptidaza có thể xúc tác thuỷ phân nhiều peptit
R – CH – COOH + O NH3 Oxidaza R – CH – COO- NH3+ 1/2 O2 - aminoaxit - xetoaxit R – CH – COO- NH3+ - aminoaxit Decacboxylaza R – CH2 – NH2 + CO2 amin
Đặc hiệu nhóm : Enzim có khả năng tác dụng lên một kiểu liên kết hoá học nhất định với điều kiện một trong hai phần tham gia tạo thành liên kết phải có cấu trúc xác định.
Ví dụ : cacboxypeptidaza có khả năng phân cắt liên kết peptit gần nhóm cacboxyl tự do.
Đặc hiệu quang học : Enzim chỉ tác dụng với một trong hai dạng đồng phân quang học của các chất. Hoặc cũng thể hiện tính đặc hiệu lên một dạng đồng phân hình học cis hoặc trans.