ĐÒI BỒI HOÀN TỪ PHÍA NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH

Một phần của tài liệu Bài giảng nghiệp vụ tín dụng ngân hàng.PDF (Trang 68 - 71)

- NỘI DUNG VĂN BẢN BẢO LÃNH

4.1.5.3 ĐÒI BỒI HOÀN TỪ PHÍA NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH

Sau khi thanh toán bảo lãnh cho người thụ hưởng, ngân hàng mặc nhiên trở thành chủ nợ và có quyền đòi bồi hoàn từ phiá khách hàng.

________________________________________________________ - Khi hợp đồng gốc bị tuyên bố vô hiệu.

- Khi bảo lãnh được huỷ bỏ có sự đồng ý của người hưởng bảo lãnh.

- Khi người được bảo lãnh thực hiện xong nghĩa vụ của họ quy định trong hợp đồng gốc.

- Khi ngân hàng bảo lãnh đã thực hiện xong nghĩa vụ trả thay của mình.

4.2 MUA NỢ

KHÁI NIỆM

Mua, bán nợ là hoạt động mua, bán theo đó bên bán nợ (thông thường là tổ chức tín dụng sở hữu khoản nợ) chuyển giao khoản nợ mà bên nợ hiện đang nợ bên bán nợ (bao gồm nợ gốc, lãi, lãi phạt, các chi phí khác có liên quan) cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán, bên mua nợ có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán nợ và tiếp nhận các quyền của chủ nợ đối với khoản nợ theo thỏa thuận của hai bên.

ĐỐI TƯỢNG MUA, BÁN NỢ:

- Các khoản nợ do các tổ chức tín dụng cho các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân vay.

- Các khoản nợ giữa các tổ chức tín dụng.

- Việc mua, bán nợ không áp dụng đối với việc mua, bán các khoản nợ như tín phiếu, trái phiếu Kho bạc Nhà nước, các giấy tờ có giá khác, những khoản nợ được xử lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ như nợ trong xử lý tổng thanh toán nợ, nợ khoanh.

PHƯƠNG PHÁP MUA, BÁN NỢ:

- Phương pháp trực tiếp: bên bán nợ và bên mua nợ thỏa thuận ký hợp đồng trực tiếp. Bên bán nợ có thể ký hợ đồng trực tiếp với một hoặc nhiều bên mua nợ.

________________________________________________________

- Phương pháp gián tiếp: việc mua, bán nợ có sự dàn xếp hoặc qua trung gian của bên môi giới.

HỢP ĐỒNG MUA, BÁN NỢ:

Hợp đồng mua,bán nợ phải được lập thành văn bản và do các bên mua nợ, bên bán nợ ký kết bao gồm các nội dung sau:

- Trường hợp hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay vốn không loại trừ khả năng mua, bán nợ, thì việc mua, bán nợ phải được thực hiện bằng hợp đồng mua, bán nợ. Trong hợp đồng mua, bán nợ phải nêu rõ những nội dung sau:

+ Tư cách pháp lý của bên mua, bán nợ và các bên liên quan. + Địa chỉ của bên mua và bán nợ.

+ Xác định giá trị khoản nợ được mua bán.

+ Giá mua, bán nợ và các phương thức thanh toán mua, bán nợ. + Xác định thời hạn hiệu lực của việc mua, bán nợ.

+ Trách nhiệm của bên nợ trước và sau khi ký hợp đồng mua bán nợ đối với bên bán nợ và bên mua nợ. Trách nhiệm này sẽ không thay đổi so với quyền và nghĩa vụ của bên nợ đã được quy định trong hợp đồng tín dụng gốc, nếu không có thỏa thuận hợp pháp khác của các bên có liên quan.

+ Phương thức chuyển giao hồ sơ khoản nợ được mua, bán. + Các vấn đề cam kết khác.

- Các bên (bên nợ, bên bảo lãnh, bên tái bảo lãnh) có liên quan đến hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay vốn giữa bên bán nợ với bên nợ phải thực hiện việc chấp thuận hợp đồng mua, bán nợ như sau:

________________________________________________________

+ Trường hợp trong hợp đồng tín dụng hoặc khế ước vay vốn được ký kết giữa bên bán nợ (bên cho vay) với bên nợ (bên vay) không đề cập đến khả năng mua, bán nợ thì việc mua, bán nợ phải có sự chấp thuận của bên nợ và các bên có liên quan.

- Hợp đồng mua, bán nợ phải được thông báo cho bên nợ.

- Đồng tiền được sử dụng trong mua, bán nợ là đồng tiền của khoản nợ được mua, bán. Nếu việc thanh toán mua, bán nợ thực hiện bằng đồng tiền khác với đồng tiền của khoản nợ được mua, bán thì phải có sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua và phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bài giảng nghiệp vụ tín dụng ngân hàng.PDF (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)