CHƯƠNG IV: CHO VAY CHUYÊN BIỆT 4.1 BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
04.1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
KHÁI HIỆM
Bảo lãnh là một cam kết giữa hai bên, một bên là người phát hành bảo lãnh, gọi là người bảo lãnh (Guarantor), và một bên là người thụ hưởng bảo lãnh (Beneficiary). Trong đó, bên bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán một khoản tiền cho người thụ hưởng trong trường hợp người được bảo lãnh (Account party) vi phạm những nghĩa vụ của mình được quy định trong hợp đồng..
- Xét về khía cạnh học thuật: bảo lãnh ngân hàng là một hình thức tín dụng chữ ký, là hoạt động không dùng đến vốn ngân hàng.
- Theo luật các tổ chức Tín dụng của Việt Nam: bảo lãnh ngân hàng là một trong những hình thức cấp tín dụng, được thực hiện thông qua sự cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết.
- Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem như các loại hình tài trợ ngoại thương, nhằm chống đỡ những tổn thất của người thụ hưởng bảo lãnh do sự vi phạm nghĩa vụ của bên đối tác liên quan.
Trong một giao dịch bảo lãnh, thường có 3 chứng từ pháp lý riêng biệt, bao gồm:
- Hợp đồng giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng.
________________________________________________________ CÁC BÊN THAM GIA:
- Người bảo lãnh: là người phát hành bảo lãnh: ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác..
- Người được bảo lãnh: là người yêu cầu bảo lãnh.
- Người thụ hưởng bảo lãnh: là người nhận cam kết bảo lãnh. CÁC MỐI QUAN HỆ TRONG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH
- Quan hệ giữa người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh: đây là mối quan hệ gốc, trong mối quan hệ đó, người được bảo lãnh có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện đối với người hưởng bảo lãnh. Tuỳ theo từng loại hợp đồng mà nghĩa vụ đó có thể là nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ phi tài chính.
- Quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và người được bảo lãnh: đó là quan hệ giữa ngân hàng cấp tín dụng và khách hàng hưởng tín dụng.