- Đối với học sinh:
2.1.3. Phương tiện dạy học trong dạy học hợp tác
Trong dạy học hợp tác, việc sử dụng phương tiện dạy học có vai trò quan trọng. Khi tổ chức dạy học hợp tác, các GV cho rằng: một trong những khó khăn lớn nhất của việc tổ chức dạy học hợp tác là thời gian bị hạn chế trong một tiết học. Trong một tiết dạy học hợp tác cần phải dành thời gian thích đáng cho HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, dạy - học lẫn nhau, hợp tác giữa các nhóm, hợp tác với GV để thể chế hóa và khắc sâu kiến thức. Trong đó thảo luận và dạy lẫn nhau là công việc chiếm nhiều thời gian nhất. Do đó cần giảm thời gian cho các hoạt động khác. Để đạt được hiệu quả dạy
học trong một thời gian ngắn thì cần sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học như: Phiếu học tập, máy chiếu projector, máy chiếu hắt và một số phương tiện dạy học khác. Mặt khác, việc sử dụng các phần mềm dạy học sẽ trợ giúp cho HS dễ dàng trực giác để công nhận kiến thức. Như vậy, phương tiện dạy học không những giúp người GV khắc phục được khó khăn về mặt thời gian mà còn năng cao hiệu quả trong quá trình hợp tác hóa kiến thức của bài học và tổng kết hoạt động hợp tác.
2.2. Các tình huống dạy học hợp tác môn toán ở trường THPT
2.2.1. Dạy học khái niệm bằng PPDH hợp tác
Trong dạy học môn toán, việc hình thành khái niệm mới cho HS là việc quan trọng. Nhiệm vụ dạy học khái niệm bao gồm: dạy học tiếp cận khái niệm; củng cố khái niệm và phân chia khái niệm.
Theo GS. Nguyễn Bá Kim, tiếp cận khái niệm có ba con đường: Quy nạp, suy diễn và kiến thiết. Để tiếp cận khái niệm bằng phương pháp học tập hợp tác, GV cần thiết kế nhiệm vụ phù hợp với một trong ba con đường trên, nhằm tạo điều kiện cho HS có cơ hội trao đổi, học được các cách suy nghĩ khác nhau để dẫn đến khái niệm mới. Những tình huống hợp tác để tiếp cận khái niệm mới cần phải dựa trên cơ sở những kiến thức đã có của HS đồng thời đặt trong nhu cầu hình thành khái niệm mới, đáp ứng nhiệm vụ mới của toán học và thực tiễn.
Củng cố khái niệm được thể hiện qua các hoạt động sau: Nhận dạng và thể hiện khái niệm, hoạt động ngôn ngữ, khái quát hóa, đặc biệt hóa và hệ thống hóa khái niệm đã học (GS. Nguyễn Bá Kim). Học tập hợp tác được thể hiện ở tình huống thảo luận bằng diễn đạt. HS lắng nghe và hướng dẫn bạn trong nhóm trình bày khái niệm, sửa cho nhau những lỗi sai trong cách sử dụng ngôn ngữ để phù hợp với bản chất của khái niệm. Hoạt động phân chia khái niệm không những giúp HS nắm vững khái niệm mà còn có tác dụng tốt trong việc hệ thống hóa khái niệm (GS. Nguyễn Bá Kim). Chúng ta có thể sử
dụng tình huống hợp tác thống nhất, xác nhận kiến thức để cho HS học tập hợp tác.
Ví dụ: Để hình thành khái niệm về phép dời hình ở chương I Hình học 12 (Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên)), vận dụng dạy học hợp tác chúng ta tổ chức các hoạt động dạy học như sau:
Hoạt động 1: Cho điểm O cố định, với điểm M tùy ý hãy dựng điểm M’ là điểm đối xứng của M qua O.
Hoạt động 2: Cho một vectơ vr
, với điểm M tùy ý, hãy dựng điểm M’ sao cho MMuuuuur r'=v .
Từ các hoạt động trên, HS nhận xét những đặc điểm giống nhau (với mỗi điểm M đều có một quy tắc để chỉ ra điểm M’ xác định) và những điểm khác nhau (thể hiện ở những nội dung của mỗi quy tắc ấy) ở hai trường hợp trên. Sau đó đi đến định nghĩa phép biến hình là một quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M với một điểm xác định duy nhất M’. Định nghĩa sau đây về phép dời hình dựa vào phép biến hình đã được trình bày trước đó:
“Phép biến hình trong không gian được gọi là phép dời hình nếu nó bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm tùy ý.”
2.2.2. Dạy học định lý bằng PPDH hợp tác
Dạy học định lý và khái niệm là hai nội dung nền tảng đặc trưng cho bộ môn Toán được dạy ở trường phổ thông. Hoạt động dạy học định lý tạo điều kiện cho HS được rèn luyện khả năng suy luận thông qua hoạt động hình thành và chứng minh định lý. Theo GS. Nguyễn Bá Kim, có hai con đường dạy học định lý là: con đường có khâu suy đoán và con đường suy diễn.
Trong học tập hợp tác, sử dụng con đường có khâu suy đoán sẽ thuận lợi và dễ gây hứng thú học tập cho HS. Con đường suy diễn có thể áp dụng trong những định lý đơn giản và đòi hỏi GV phải vận dụng sự phân bậc hoạt động để giảm bớt khó khăn cho HS. Áp dụng suy diễn sẽ có tác dụng phát triển khả năng tư duy toán học, tạo điều kiện cho HS khá được thử sức, đồng thời HS
yếu cũng từng bước nhận thức được nội dung định lý. Để tạo nhu cầu hợp tác, có thể dựa vào những cách suy luận khác nhau. Trong dạy học hợp tác, GV không thể dẫn dắt lần lượt từng bước như dạy học vấn đáp, dạy học gợi mở trực tiếp,… mà GV phải đưa ra nhiệm vụ tổng thể cho nhóm. Nhiệm vụ đó được chia ra thành nhiều nhiệm vụ cụ thể. Thông qua đó, HS có thể cùng nhau từng bước phát hiện ra định lý. Nhiệm vụ đề ra phải có tác dụng gợi động cơ chứng minh và ngầm gợi ý cách chứng minh định lý.
Hoạt động củng cố định lý bao gồm: nhận dạng và thể hiện định lý, chứng minh định lý, áp dụng định lý vào giải toán thông qua hoạt động đặc biệt hóa, khái quát hóa và hệ thống hóa nội dung của định lý (Nguyễn Bá Kim). Để tạo ra hoạt động hợp tác trong giờ học, GV có thể đề ra các nhiệm vụ cho từng nhóm HS. GV có thể áp dụng tình huống hợp tác “thảo luận bằng diễn đạt” để HS tìm các cách phát biểu khác nhau của định lý và trả lời các câu hỏi như: mệnh đề đưa ra có đúng đắn không? Có những cách nào chứng minh được định lý? Để chứng minh định lý này cần sử dụng những kiến thức nào đã có nào? Định lý này có thể áp dụng như thế nào? Trong dạy học định lý, cần hướng dẫn cho HS các tri thức phương pháp, tập luyện những hoạt động thành phần và khắc phục những sai lầm trong lập luận chứng minh định lý. Đó là những nhiệm vụ có thể thực hiện tốt khi sử dụng PPDH hợp tác. GV có thể thiết kế nhiệm vụ học tập như: hãy tìm nhiều cách chứng minh định lý, phân tích và tìm sai lầm trong các cách chứng minh đã đưa ra. Những nhiệm vụ này là cơ hội cho HS hợp tác các cách suy luận khác nhau. Tùy theo yêu cầu nội dung ở trường THPT, có thể có những định lý không nhất thiết phải yêu cầu HS trình bày cụ thể các bước chứng minh.
2.2.3. Dạy học giải bài tập toán bằng PPDH hợp tác
Bài tập toán là phương tiện để GV cài đặt các nội dung cần dạy hoặc cần bổ sung cho phần lý thuyết. Giải bài tập toán còn là mục đích của việc dạy học toán. Theo GS. Nguyễn Bá Kim: “Bài tập toán học là giá mang hoạt động học
tập của HS”. Nếu chúng ta khai thác tốt hệ thống bài tập thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức dạy học hợp tác. Góp phần thể hiện quan điểm cần “tổ chức cho HS học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu”. Điều quan trọng trong dạy học giải bài tập toán học cho HS là hướng dẫn HS tìm lời giải bài tập, thể hiện qua cách suy nghĩ, qua các hoạt động trí tuệ. Chẳng hạn: tìm đoán, dự đoán, quy lạ về quen, khái quát hóa, tương tự hóa. Mặt khác, GV cần xây dựng một số tình huống buộc HS phải sử dụng một số quy tắc, phương pháp giải toán đã học. Có thể hướng dẫn HS tìm lời giải bài toán theo 4 bước của G.Polya và sử dụng các hoạt động trí tuệ sáng tạo khác. Trong 4 bước giải toán của G.Polya, thì bước “tìm lời giải” và “nghiên cứu sâu lời giải” tỏ ra có hiệu quả hơn khi sử dụng PPDH hợp tác. Bước “tìm hiểu bài toán” và “trình bày lời giải” nên để cho học sinh hoạt động độc lập. Sau khi HS đã có được những lời giải, nên cho HS thảo luận, nhận xét, đánh giá về cách trình bày lời giải.
2.2.4. Dạy học tiết ôn tập bằng PPDH hợp tác
Trong quá trình dạy học môn toán ở trường THPT thì việc dạy tốt một tiết ôn tập chương là một vấn đề quan trọng và cũng khá phức tạp. Bởi lẽ, trong tiết học này GV phải đưa ra dạng kiến thức tổng quát cả về lí thuyết lẫn bài tập thực hành, theo đúng trọng tâm của chương và cũng nhất thiết giúp HS tự hệ thống hoá kiến thức đã học theo một trình tự logic từ khái quát đến cụ thể và ngược lại, từ đó HS vận dụng để có thể giải được các dạng bài tập cơ bản nhất. Nhưng thực tế cho thấy, đối với GV đôi lúc còn xem nhẹ tiết ôn tập chương, nên khi giảng dạy chỉ khái quát kiến thức cho HS một cách sơ lược thông qua một vài bài tập trong sách giáo khoa, chưa giúp HS khắc sâu kiến thức cũng như nắm được mối liên hệ của hệ thống kiến thức trong chương. Đối với HS, hầu như các em rất sợ tiết ôn tập chương. Bởi vì ở tiết học này không chỉ tổng hợp rất nhiều kiến thức đã học mà còn đòi hỏi ở các em sự nhạy bén và linh hoạt trong việc lựa chọn giải pháp hợp lí khi giải toán. Điều
này càng dễ khiến HS chán nản, không muốn học, từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của tiết ôn tập.
Bởi vậy, cần phải lựa chọn được phương pháp dạy học, xây dựng các tình huống học tập nhằm gây hứng thú cho học sinh. Chúng ta có thể sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học tiết ôn tập.
2.3. Quá trình tổ chức các giờ học bằng PPDH hợp tác
2.3.1. Chuẩn bị:
Chuẩn bị cho việc thực hiện hoạt động nhóm trong tiết học, chúng ta thực hiện các khâu sau:
Trước tiên là khâu soạn bài: Trong dạy học theo phương pháp hợp tác
nhóm thì hoạt động của học sinh chiếm tỉ trọng cao so với hoạt động của giáo viên về thời lượng cũng như về cường độ làm việc. Nhưng thực ra để có tiết học như thế ở trên lớp giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức trong khâu soạn bài. Trong bài soạn: trên cơ sở mục tiêu của bài dạy và mục tiêu của từng phần giáo viên phải dự kiến cho học sinh hoạt động nhóm mấy lần trong tiết học, hoạt động nhóm vào lúc nào? với thời lượng bao lâu: 3 phút, 5 phút hay 7 phút. Vấn đề tổ chức cho thảo luận nhóm là vấn đề gì? Câu hỏi được đặt ra sao? Vấn đề đó có phải là trọng tâm để làm nổi bật mục tiêu của bài học không? Qui mô của cuộc thảo luận như thế nào? Điều chỉnh hoạt động của học sinh ra sao? Qua thực tiễn tôi thấy hoạt động nhóm thường phù hợp khi dạy ở các tiết có nội dung kiến thức mới, hoạt động nhóm có thể giúp học sinh củng cố, khắc sâu tri thức, nó cũng rất thích hợp ở các tiết luyện tập, các tiết ôn tập chương, và kể cả ôn tập học kỳ. Chẳng hạn:
- Thảo luận một chủ đề nào đó để hình thành định nghĩa, định lý, công thức; Làm bài tập sách giáo khoa hoặc các hoạt động khắc sâu kiến thức được học.
- Thực hiện giải quyết bài tập theo yêu cầu, thảo luận để đưa ra các mô hình dẫn đến đường lối chung, đưa ra các thuật toán, các quy trình tựa thuật toán để giải các bài tập, liệt kê và phân loại các bài tập cùng dạng...
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm học sinh nghiên cứu và hệ thống kiến thức theo từng phần, từng bài, từng chương hoặc cả học kỳ... tập hợp các kinh nghiệm, chia sẽ kinh nghiệm thực tiễn, lý giải và liên hệ được các kiến thức toán học một cách liên môn.
Với những dạng bài tập nói trên, hoạt động nhóm đặc biệt hiệu quả và có nhiều tác dụng tích cực, chẳng hạn như khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy sâu sắc các vấn đề toán học và thực tiễn, khả năng nhận biết tri thức; thảo luận nhóm còn giúp cho học sinh nâng cao kỹ năng trình bày miệng, kỹ năng giao tiếp...
Trên cơ sở các loại bài tập, để hoạt động nhóm phù hợp người giáo viên phải biết cách đặt câu hỏi cho phù hợp với qui mô của nhóm. Những nhóm nhỏ (từ 2 đến 4 người) thường thảo luận những câu hỏi dạng ngắn. Những nhóm lớn (từ 5 đến 8 người) thường thảo luận có thể là một chùm câu hỏi và câu hỏi thường hướng vào những vấn đề chính: Khai thác một nội dung hoặc hình thành một định nghĩa, định lý trong giờ toán học, hoặc thực hiện các bài tập để hình thành, khắc sâu, nâng cao kiến thức cơ bản ở từng tiết dạy, hoặc hệ thống một phần nào đó của chương, của học kỳ... Từ chọn bài, chọn vấn đề làm việc theo nhóm, giáo viên thiết kế nội dung làm việc.
Khâu thứ 2: Dự kiến các tình huống sư phạm có thể xảy ra
Để điều chỉnh đúng với tiến trình của bài học, người thầy phải biết dự đoán các tình huống có thể xảy ra và chủ động giải quyết các tình huống. Có thể áp dụng phương pháp hoạt động nhóm vào tình huống thiết kế câu hỏi cho tiết học: Tuy đã chuẩn bị câu hỏi cho hoạt động nhóm trong giáo án, song trong tiến trình thảo luận có thể xuất hiện tình huống cần có những câu hỏi phụ để dẫn dắt suy nghĩ và hoạt động của học sinh. Do vậy bên cạnh câu hỏi chính giáo viên có thể xây dựng thêm chùm câu hỏi phụ.
Tuỳ từng bài, từng hoạt động nhóm với qui mô, nội dung của nó mà giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học. Đồ dùng có thể là: Tranh ảnh, máy chiếu hắt, máy chiếu projector, bút dạ, giấy lớn, bảng phụ, phiếu học tập, giấy nháp ... cho từng thành viên hoặc đại diện nhóm viết, thực hiện.
2.3.2. Tiến trình tổ chức dạy học hợp tác nhóm
Trong tình hình thực tế hiện nay, các nhà trường chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất để tiến hành tốt việc dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, lớp học lại đông trình độ của các em học sinh thường không đồng đều, vì thế khi tổ chức các tiết học theo phương pháp dạy học hợp tác chúng ta có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học
Có hai loại mục tiêu GV cần xác định rõ trước khi dạy một bài. Một là, mục tiêu về trí thức, kỹ năng và thái độ được xác định ở mức vừa phải đối với HS, đông thời phù hợp với yêu cầu chung của bài học. Hai là, mục tiêu về kỹ năng hợp tác được thể hiện bằng các kỹ năng hợp tác cụ thể và yêu cầu HS tiến hành trong quá trình học bài đó.
Bước 2: Thành lập nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận hợp tác:
Tuỳ theo nội dung thảo luận của nhóm đã định ở mỗi lần hoạt động trong từng bài mà chia thành các kiểu nhóm cho phù hợp.
• Với những bài tập đơn giản hoặc câu hỏi nhỏ không cần nhiều công sức và thời gian thì có thể chia học sinh theo nhóm 2(1 bàn) hoặc 3 em.
• Với nhiệm vụ lớn hơn: Các câu hỏi hoặc bài tập khó hơn khi cần phát huy sức mạnh của nhiều người thì tổ chức nhóm học tập theo số lượng lớn hơn: khoảng 4 đến 8 em trở lên.
• Khi có vấn đề giải quyết, cần sự phát huy sở trường cá nhân của các em để