Thành lập nhóm học tập

Một phần của tài liệu Dạy học hình học 12 theo phương pháp dạy học hợp tác nhóm (Trang 27 - 30)

*) Xác định quy mô nhóm

Sau khi các mục tiêu của bài học đã được xác định, GV cần quyết định số lượng tối ưu các thành viên của mỗi nhóm. Các nhóm học tập hợp tác thường có số lượng từ hai đến năm HS. Khi lựa chọn quy mô nhóm nên xem xét đến các yếu tố sau:

• Nếu số lượng thành viên lớn thì đòi hỏi phạm vi, năng lực và hành động trí tuệ để lĩnh hội kiến thức cũng tăng. Số lượng HS càng nhiều thì cơ hội có HS nhiều năng lực tham gia vào thực hiện nhiệm vụ càng tăng.

• Nếu nhóm có nhiều thành viên có năng lực tham gia, nhưng các kỹ năng hợp tác như diễn đạt, phát biểu ý kiến, phối hợp các thành viên không dược quản lí tốt thì khó có điều kiện để nhiều HS tham gia hoạt động được. Hơn nữa có nhiều kỹ năng hợp tác cần được dạy trong quá trình làm việc sẽ không có thời gian để luyện tập.

• Nội dung của bài cũng như các tư liệu, đồ dùng, phương tiện học tập sã có ảnh hưởng quyết định đến việc xác định quy mô nhóm.

• Thời gian càng ít thì quy mô nhóm càng nhỏ. Nhóm nhỏ sẽ có hiệu quả hơn vì thời gian tổ chức nhóm được rút ngắn, mọi thành viên có trách nhiệm hơn và khoảng cách giữa các thành viên nhỏ lại.

• Trong giai đoạn đầu của việc hình thành kỹ năng hợp tác, GV nên bắt đầu từ nhóm nhỏ hoặc trao đổi đôi một. Khi HS đã có những kinh nghiệm, kỹ năng nhất định thì quy mô của nhóm tăng lên, nhưng không nên vượt quá 5 HS.

Kinh nghiệm cho thấy, nếu nhóm có số lượng lớn hơn 5 HS nhiều em sẽ thụ động, hoặc chỉ tương tác với một hay hai thành viên bên cạnh. Trong quá trình hoạt động nhóm cần tạo điều kiện cho HS được rèn các kỹ năng hợp tác và tham gia vào các hoạt động với tư cách giữ vai trò quyết định và chịu trách nhiệm với các quyết định đó, để cùng hưởng vui, buồn với các kết quả của mình, và vì vậy HS cần có thời gian để thích ứng các hoạt động nhóm.

*) Lựa chọn các thành viên trong nhóm

GV cần sắp xếp các thành viên khác nhau về tính cách và năng lực vào một nhóm, sao cho các thành viên của nhóm càng đa dạng càng tốt. Kinh nghiệm cho thấy, nhóm có hoạt động hiệu quả là nhóm gồm các thành viên có năng lực đa dạng: trình độ nhận thức cao, trung bình và yếu, đa dạng về thành phần xuất thân, điều kiện kinh tế, điều kiện môi trường sống . . . Với nhóm như vậy mỗi vấn đề cần giải quyết đều chứa đựng sự cân nhắc, tính toán toàn diện hơn. Nhóm đồng nhất cũng có thể được tổ chức với mục tiên cung cấp một vài kỹ năng đặc biết, đáp ứng mục tiêu chuyên biệt nào đó.

HS cũng cần được biết trước sẽ phải làm gì, hợp tác như thế nào và với ai thì hiệu quả của nhóm sẽ cao hơn.

Để lựa chọn HS vào nhóm GV có thể tiến hành như sau: Chọn hai HS hợp nhau vào một nhóm bằng cách yêu cầu kể tên ba bạn mà mình thích nhận vào nhóm mình. Từ danh sách 3 HS này GV có thể chọn lấy hai HS, còn những thành viên khác GV có thể bổ sung vào, sao cho nhóm bảo đảm tính đa dạng. Nếu để HS tự chọn, thông thường các em chọn những bạn có cùng trình độ nhận thức hoặc các bạn khá hơn, hợp tính hơn, cùng hoàn cảnh kinh tế xã hội v.v… vào nhóm mình. Như vậy nhóm sẽ thuần nhất, hiệu quả hợp tác sẽ không cao.

*) Xác định thời gian duy trì nhóm

Cần duy trì nhóm đến thời điểm đủ ổn định và nhóm đạt được thành công. Giải tán nhóm và thành lập nhóm mới khi các nhóm này có vấn đề và

hoạt động kém hiệu quả. Trong trường hợp này, nếu duy trì sự tồn tại của nhóm, các em sẽ không học được các kỹ năng cần thiết trong quá trình hợp tác. Việc HS được lần lượt ở cùng nhóm với tất cả các bạn trong một lớp sau một học kì hay năm học là điều hết sức có ý nghĩa. Điều này tạo ra ở các em cảm nhận tích cực và lành mạnh về sự hợp tác, và mang lại cho các em nhiều cơ hội để thực hành các kỹ năng cần thiết khi hoạt động trong các nhóm mới. Tránh việc đánh giá thấp tác dụng của các nhóm học tập đa dạng trong việc nâng cao chất lượng dạy học.

*) Tổ chức lớp học

Cần bố trí các thành viên trong nhóm ngồi gần nhau sao cho các em có thể dễ dàng chia sẻ tài liệu học tập, duy trì được sự liên hệ với nhau bằng ánh mắt và trao đổi nhỏ, đủ nghe trong nhóm mà không ảnh hưởng tới hoạt động của nhóm khác. Tốt nhất cho các thành viên ngồi thành vòng tròn. Điều này sẽ làm cho HS tích cực hơn, chủ động hơn, trách nhiệm hơn trong hoạt động. Với cách sắp xếp như thế, HS cũng có cơ hội để khuyến khích, động viên, ủng hộ lẫn nhau trong quá trình hợp tác. Cần có khoảng trống, lối đi để GV có thể dễ dàng di chuyển từ nhóm này sang nhóm khác nhằm quản lí hà hỗ trợ khi cần thiết.

*) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm

Các thành viên trong nhóm cần có nhiệm vụ, vai trò rõ ràng. Sau mỗi hoạt động nhóm, các thành viên cần thay đổi vị trí cho nhau, tránh tình trạng mỗi thành viên chỉ đóng một vai trò quá lâu. Nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm bao gồm:

Điều khiển nhóm: Hướng dẫn các thành viên tham gia vào hoạt động, giải thích rõ nhiệm vụ hoạt động của nhóm, tóm tắt, kiểm tra lại xem mọi thành viên đã hiểu vấn đề chưa, giải quyết các “mâu thuẫn” trong quá trình hoạt động nhóm. Với vai trò này, HS cần có nhiều năng lực hơn, đặc biệt là năng lực quản lí, giám sát và hướng dẫn bạn.

Thư kí: Ghi chép mọi ý kiến, biên tập, tóm tắt các ý kiến.

Báo cáo: Thay mặt nhóm báo cáo kết quả.

Khuyến khích: Động viên mọi thành viên tham gia, nhắc nhở những thành viên “lắm lời” trong nhóm, bảo đảm quá trình trao đổi mọi thành viên phải có quyền và nghĩa vụ đóng góp vào bài học.

Theo dõi: Đánh gia sự tham gia của mọi thành viên.

Phân bố thời gian: Theo dõi và thông bào thời gian cho hoạt động nhóm, cùng các thành viên trong nhóm phân phối thời gian thích hợp cho từng vấn đề, tránh hiện tượng “cháy thời gian”.

Một phần của tài liệu Dạy học hình học 12 theo phương pháp dạy học hợp tác nhóm (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w