VỆ SINH MẶT ĐẤT

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học trẻ em (dùng cho sinh viên ngành GD mầm non – hệ từ xa) phần 2 (Trang 89 - 90)

C) Nhiệt độ nước tối thiểu (

3. VỆ SINH MẶT ĐẤT

3.1. Nguyên nhân đất nhiễm khuẩn

Đất là môi trường tự nhiên rất thích hợp cho vi khuẩn tồn tại và phát triển. Tuỳ từng loại đất có nhiều hay ít chất hữu cơ mà số lượng và chủng loại vi sinh vật sẽ khác nhau.

Trong đất có nhiều loại vi khuẩn nhưng đa số là những vi khuẩn không gây bệnh, có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu của đất. Nhưng có một số vi khuẩn gây bệnh ở trạng thái nha bào như : trực khuẩn uốn ván, than, hoại thư … tồn tại trong đất lâu ngày. Một số khác không tồn tại lâu trong đất do điều kiện sống không thích hợp, chỉ tồn tại được vài tuần đến vài tháng ( vi khuẩn ta : 1 – 2 tuần, lị :1 – 5 tuần); trong đất còn có trứng giun sán.

Do vậy, đất nhiếm khuẩn là do các nguyên nhân sau đây:

- Chất thải: Các chất thải trong sinh hoạt và quá trình bài tiết của người và động vật là nguyên nhân chính làm cho đất bị nhiễm khuẩn. Những nơi đông dân cư, nuôi nhiều gia súc, gia cầm, sử dụng phân tươi bón ruộng là nơi đất dễ bị nhiễm khuẩn.

- Bệnh truyền nhiễm như lao thường theo đờm ra ngoài lẫn bụi vào không khí.

- Trứng giun sán phát triển ở đất và có thể lan tràn khắp nơi.

3.2. Những biện pháp vệ sinh mặt đất.

Để giữ cho mặt đất, cần giải quyết tốt chất thải trong sinh hoạt.

a. Xử lí nước thải

Nước thải từ nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh cần được chảy theo một hệ thống cống chung của thành phố để thoát ra ngoài. Ở vùng nông thôn, các trường mầm non cần phải đào giếng để xử lí nước thải. Giếng xử lí nước thải được đào cách xa trường ít nhất 50m, sau 2 – 3m. Khi giêng mất tác dụng thấm nước, cần phải thay cát hoặc đào giếng khác.

b. Xử lí phân

Mỗi nhóm trẻ cần có phòng vệ sinh riêng. Ở các lớp mẫu giáo, cần có phòng riêng cho trẻ trai và gái. Hồ xí cần phải được xây dựng đúng quy cách tự hoại và bán tự hoại.

c. Xử lí rác

Rác là hợp chất hữu cơ mang nhiều mầm bệnh cần phải xử lí hằng ngày Ở thành phố, rác được đựng trong các thùng kín có nắp đậy, không thấm nước, để ở phòng vệ sinh. Hằng ngày, rác phải được đổ lên các thùng rác chung hoặc xe rác để chở đến nơi xử lí ở các bãi rác.

Ở nông thôn, phải xây hố ủ rác. Hố ủ rác cần xây cách trường ít nhất 50m, được láng xi măng chống thấm, có nắp đậy kín. Khi rác mục có thể sử dụng làm phân bón ruộng.

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học trẻ em (dùng cho sinh viên ngành GD mầm non – hệ từ xa) phần 2 (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)