Tác nhân lý học

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học trẻ em (dùng cho sinh viên ngành GD mầm non – hệ từ xa) phần 2 (Trang 78 - 80)

C) Nhiệt độ nước tối thiểu (

a.Tác nhân lý học

Nhiệt độ của không khí: đó là độ nóng hay lạnh của không khí được xác

định bằng nhiệt kế.

Nhiệt độ không khí không ổn định mà thay đổi trong 24 giờ, do bức xạ của Mặt trời tới Trái đất không đều nhau. Do vậy, cần xác định nhiệt độ không khí trong ngày hoặc trung bình trong năm (xác định nhiệt độ không khí trung bình trong ngày có giá trị đánh giá chế độ thời tiết, còn trong năm có giá trị đánh giá chế độ khí hậu)

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới quá trình điều hoà nhiệt độ cơ thể. Để đánh giá ảnh hưởng của không khí tới cơ thể phải xác định nhiệt độ da vì đó là nơi tiếp xúc trực tiếp với không khí. Nhiệt độ da trung bình là 320C – 340C.

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới quá trình đào thải nhiệt ra môi trường. Khi nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ cơ thể, cơ thể sẽ có cảm giác nóng bức, khó chịu do cơ thể không đào thải được nhiệt ra môi trường bên ngoài (da căng do cơ thê không đào thải được nhiệt ra môi trường mô hôi toát ra…)

Đến một mức độ nào đó cơ thể không chịu đựng nổi nữa sẽ có hiện tượng say nóng. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè vì khả năng điều hoà nhiệt của trẻ kém. Khi nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ cơ thể, cơ thể sẽ có cảm giác lạnh buốt do bị mất nhiều nhiệt ra môi trương bên ngoài (các mao mạch co lại, nổi da gà, rét run…) Đến một mức độ nào đó cơ thể không chịu được nữa sẽ xẩy ra hiện tượng nhiễm lạnh (trẻ nhỏ hay gặp hiện tượng nhiễm lạnh cục bộ khi một phần cơ thể như cổ, ngực, chân bị lạnh). Nhiễm lạnh toàn thân cũng có thể gặp khi toàn bộ cơ thể bị lạnh do tiếp xúc lâu với không khí.

Các biện pháp phòng chống tác hại của nhiệt độ: nhà phải có trang bị chống lạnh về mùa đông và chống nóng về mùa hè, chú ý hướng nhà; cần cho trẻ mặc quần áo phù hợp với thời tiết; có chế độ uống hợp lý cho trẻ; tổ chức rèn luyện cơ thể cho trẻ là biện pháp giúp trẻ chủ động phòng tránh những tác hại của nhiệt độ.

- Độ ẩm: là lượng hơi nước được tính bằng gam có trong không khí có 3 loại độ ẩm:

Độ ẩm tuyệt đối là lượng hơi nước được tính bằng gam có trong 100m3 không khí đo ở nhiệt độ nào đó

Độ ẩm tối đa là lượng hơi nước bão hoà được tính bằng gam, có trong 100m3 không khí đo ở nhiệt độ nhất định.

Độ ẩm tương đối là tỉ số giữa độ ẩm tuyệt đối với độ ẩm tối đa

Thông thường, người ta đo độ ẩm tương đối ở từng vùng nhất định. Nước ta có độ ẩm tương đối cao trên 80%.

Độ ẩm của không khí có ảnh hưởng tới sự bay hơi nước trên da. Độ ẩm của không khí thường liên quan với nhiệt độ và ảnh hưởng tới cơ thể. Khi nhiệt độ và độ ẩm cao - thời tiết nóng ẩm, mô hồi thoát ra khó bị bay hơi do không khí nhiều hơi nước, cơ thể càng khó đào thải nhiệt ra bên ngoài. Trong điều kiện này, cơ thể dễ bị say nóng. Khi nhiệt độ thấp và độ ẩm cao - thời tiết lạnh ẩm. không khí lạnh và nhiều hơi nước, cơ thể càng dễ đào thải nhiệt ra bên ngoài, cơ thể dễ bị cảm lạnh. Trong mọi điều kiện khi độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện cho vi

sinh vật phát triển, làm giảm sức đề kháng cua cơ thể với nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh thuộc đường hô hấp.

Các biện pháp phòng tránh tác hại của độ ẩm: nhà cửa cao ráo, thoáng mát, tận dụng nguồn sáng tự nhiên hợp lý, thông thoáng khí thường xuyên.

- Gió: là sự chuyển động của không khí do Mặt trời hun nóng Trái đất không đều nhau gây ra sự chênh lệch về nhiệt độ và áp suất.

Thông thường có 4 hướng gió thổi: 4 hướng chính và 4 hướng phụ. Tuỳ theo địa lý , mỗi nước sẽ có một vài hướng gió thổi là hướng chính. Nước ta có 2 hướng gió thổi chính là hướng đông nam và đông bắc.

Gió có tác dụng tốt về mặt vệ sinh và đời sống, làm đảo lộn lớp không khí, tăng bay hơi nước, giúp toả nhiệt dễ dàng. Cần tránh những luồng gió độc, gió kích thích.

Để tận dụng và tránh tác hại của gió cần chú ý chọn hướng nhà, vệ sinh, thông thoáng thường xuyên.

- Bức xạ Mặt trời: mặt trời là nguồn sáng, nguồn nhiệt, nguồn sống trên Trái Đất. Trong ánh sáng Mặt trời có 3 tia:

Tia hồng ngoại có tác dụng tăng vận mạch, tăng chuyển hoá cơ bản, giúp cơ thể phát triển tốt, chống bức xạ Mặt trời.

Tia tử ngoại có tác dụng chống còi xương, diệt vi khuẩn, diệt trứng giun sán.

Tia sáng nhìn thấy cho ta cảm giác về ánh sáng, có thể nhìn thấy mọi vật.

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học trẻ em (dùng cho sinh viên ngành GD mầm non – hệ từ xa) phần 2 (Trang 78 - 80)