Vệ sinh cơ quan tiêu hoá và bài tiết

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học trẻ em (dùng cho sinh viên ngành GD mầm non – hệ từ xa) phần 2 (Trang 39 - 41)

2. VỆ SINH THÂN THỂ CHO TRẺ MẦM NON

2.4.Vệ sinh cơ quan tiêu hoá và bài tiết

a. Vệ sinh cơ quan tiêu hoá

* Ý nghĩa: Sự phát triển trẻ có liên quan đến cơ quan tiêu hoá. Khi cơ quan tiêu hoá bị tổn thương, không những có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiêu hoá thức ăn, đến quá trình trao đổi chất, mà còn ảnh hưởng đến chức năng sinh lí của nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Do vậy để bảo vệ hệ tiêu hoá cho trẻ cần chú ý chăm sóc răng miệng cho trẻ hằng ngày, tổ chức chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ và hình thành thói quen đi đại tiện vào một thời gian nhất định trong ngày cho trẻ.

* Biện pháp vệ sinh cơ quan tiêu hoá: chăm sóc răng miệng cho trẻ hằng ngày. Răng giữ vai trò quan trọng trong việc tiêu hoá thức ăn. Khi răng sâu, hỏng, không những có ảnh hưởng đến sự tiêu hoá thức ăn ( thức ăn không được nhai kĩ, không được tiêu hoá hết, dạ dày phải làm việc nhiều hơn …) mà còn gây nên những bệnh về tiêu hoá cho trẻ. Do vậy, chẳng bao giờ là quá sớm đối với việc bắt đầu chăm sóc răng cho trẻ. Khi trẻ mới mọc 1 – 2 răng, mỗi buổi tối nên dùng khăn ướt để chùi răng và lợi cho trẻ. Khi trẻ 12 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất để trẻ làm quen với bàn chải đánh răng dành cho trẻ em. Việc chăm sóc những cái răng sữa đầu tiên đảm bảo cho răng vĩnh cửu sẽ mọc đúng vị trí của nó khi thay răng, đồng thời cũng tập cho trẻ thói quen chăm sóc răng sau này. Ở bất kì lứa tuổi nào, việc chải răng càng giống như một trò chơi thì trẻ càng muốn hợp tác. Trò chơi nha sĩ – cùng đánh răng với trẻ có tác dụng rất tốt.

Cách làm sạch răng cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ, dùng một chiếc khăn tay sạch nhúng nước và quấn quanh một ngón tay, sau đó phết một ít kem đánh răng có fluor băng hạt đỗ lên đầu ngón tay. Nếu bé không chịu dùng thuốc hoặc đòi ăn kem đánh răng thì có thể không cần dùng thuốc. Bế trẻ ngồi trên lòng và chà ngón tay đã quấn vài lên răng và lợi của trẻ. Cứ để cho trẻ nhỏ đánh răng ở

lavabô nếu trẻ muốn bắt chước người lớn. Đối với trẻ lpns hơn ( 18 tháng), có thể bắt đầu đánh răng cho trẻ bằng bàn chải ướt và mộ lượng kem bằng hạt đỗ và đánh răng cho trẻ đến chừng nào trẻ còn để yên cho làm. Đến 3 tuổi, trẻ có thể tập đánh răng một mình, nhưng người lớn luôn cần theo dõi, kiểm tra để dạy trẻ đánh răng cho đúng cách. Khi dạy trẻ đánh răng, nên đứng sau lưng trẻ, trước gương và giữ lấy tay bé, rồi chỉ cho trẻ những động tác chải răng đúng cách.

Để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ quan tiêu hoá và trạng thái sức khoẻ tốt cho trẻ, cần tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện vào một thời gian nhất định. Việc làm này sẽ hình thành được phản xạ có điều kiện theo thời gian và làm cho việc bài tiết của trẻ dễ dàng hơn. Những trẻ lần đầu mới đến trường thường hay e ngại không xin phép giáo viên và cố gắng kìm chế quá trình này. Sự lặp lại việc kìm nén quá trình đại tiện sẽ làm giảm sự nhảy cảm trực tiếp của đường ruột, gây ra bệnh táo bón mãn tính, có ảnh hưởng xấu đến trạng thái sức khoẻ của trẻ. Giáo viên cũng cần thường xuyên thông báo cho gia đinh biết trẻ thờng đi đại tiện vào thời gian nào trong ngày và trong những khoảng thời gian nhất định cần nhắc nhở trẻ vào phòng vệ sinh.

b. Vệ sinh cơ quan bài tiết.

Hoạt động của cơ quan bài tiết có ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ được thể hiện rõ rệt ở tính chất và số lần bài tiết của trẻ trong ngày. Số lần và tính chất bài tiết của trẻ bình thường theo độ tuổi sau:

- Trẻ sơ sinh: tiểu tiện 15 – 30 lần/ngày - Trẻ bú mẹ: tiểu tiện 10 – 15 lần/ngày - Trẻ từ 1 – 3 tuổi: tiểu tiện 6 – 8 lần/ngày - Trẻ từ 3 – 6 tuổi: tiểu tiện 3 – 6 lần/ngày

Để hoạt động bài tiết của trẻ diễn ra bình thường cần hình thành phản xạ đi tiểu có chủ định theo thời gian. Có thể luyện tập cho trẻ ngay từ tháng đầu sau khi sinh bằng cách : giữ cho trẻ luôn có được cảm giác khô ráo ( thay tã hoặc quần cho trẻ khi bị ướt), cho trẻ đi tiểu sau khi ăn, uống, sau giấc ngủ, sau những khoảng thời gian nhất định.

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học trẻ em (dùng cho sinh viên ngành GD mầm non – hệ từ xa) phần 2 (Trang 39 - 41)