Tác nhân hoá học:

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học trẻ em (dùng cho sinh viên ngành GD mầm non – hệ từ xa) phần 2 (Trang 80 - 84)

C) Nhiệt độ nước tối thiểu (

b.Tác nhân hoá học:

Thành phần cơ bản của không khí gồm có:

- Ôxy: Ôxy rất quan trọng đối với mọi sinh vật sống, cần cho quá trình hô hấp của động, thực vật. Nguồn gốc của ôxy trong không khí là do hiện tượng quang hợp của cây xanh. Bình thường, ôxy chiếm 20% - 21% thành phần không khí. Khi tỷ lệ này trong không khí giảm, cơ thể sẽ có biểu hiện thiếu ôxy (ngột ngạt, buồn nôn, thân nhiệt giảm, bí đái và có thể tử vong nếu lượng ôxy trong không khí giảm chỉ còn 7% - 8%.

- Cacbonic: Là loại khí độc đối với cơ thể. Nguồn gốc của cacbonic trong

không khí là do hiện tượng hô hấp của động thực vật quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, do sự đốt cháy nhiên liệu trong nhà máy, gia đình… Bình thường, khí cacbonic trong không khí chiếm tỷ lệ thấp (0,03% - 0,07%) Khi lượng cacbonic tăng trong không khí sẽ ảnh hưởng tới cơ thể với các biểu hiện: chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, khả năng lao động giảm, có thể tử vong nếu lượng cacbonic tăng quá 5%. Tỷ lệ cácbonic cho phép tối đa trong không khí là 0,1%.

- Nitơ: Nitơ chiếm tỷ lệ cao trong không khí, nhưng ít có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể.

- Hợp chất khí không bền: Là chất bình thường ít tồn tại trong không khí,

chúng dễ bị phân huỷ như ôzôn. Ôzôn có trong không khí là do tác dụng của dòng điện (sấm chớp, mưa bão) hoặc tia tử ngoại Mặt trời.

Bình thường ôzôn chiếm 0,2mg – 0,3mg/100m3 không khí. Loại khí này có tác dụng ôxy hoá cao, dễ kết hợp với các chất hữu cơ không bền để tạo thành 1 phần tử ôxy. Ôzôn có tác dụng làm sạch môi trường, thường có ở những nơi không khí trong sạch như vườn hoa, công viên.

- Một số khí độc: Ở các nước phát triển, lượng khí độc tăng lên. Trong

môi trường bị ô nhiễm thường gặp các loại khí độc sau:

+ Ôxitcacbon: chỉ số bình thường của ôxicacbon trong không khí là 0,03mg/m3. Khi tỷ lệ này tăng sẽ có các triệu chứng ngộ độc như: mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, choáng.

+ Sunfuarơ: Chỉ số bình thường trong không khí là 0,02mg/m3. Khi tỷ lệ này sẽ có các triệu chứng ngộ độc như kích thích niêm mạc, suy hô hấp.

Sunfuahyđrô: Chỉ số bình thường trong không khí là 0,01mg/m3. Khi tỷ lệ này tăng sẽ có các triệu chứng ngộ độc như kích thích niêm mạc, co giật, thậm chí tử vong.

- Bụi khí: Bụi có trong không khí là do gió cuốn từ đất vào không khí

Tác hại của bụi phụ thuộc vào kích thước và tính chất của bụi

+ Về kích thước: bụi to, có đường kính > 10µm, thường ít gây ngộ độc cho cơ thể do bị giữ lại khi qua đường hô hấp. Bụi vừa, có đường kính 0,1µm -

10µm, qua được đường hô hấp, đến phế nang, vào phổi. Bụi nhỏ, có đường kính < 0,1m phân tán nhiều trong không khí, ít gay nguy hiểm như bụi vừa.

+ Về tính chất hoá học: Bụi có thể gây ngộ độc đường hô hấp như bụi than, chì, gây bỏng da như bụi vôi; gây xơ hoá phổi, bụi phổi như bụi than.

Tiêu chuẩn cho phép bụi trong không khí là 0,2mg/m3 không khí

Để hạn chế bụi cần trồng cây xanh, nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư nằm ở đầu gió có hệ thống lọc bụi

- Các vi sinh vật: các vi sinh vật thường không theo bụi vào không khí. Không khí càng nhiều bụi thì càng nhiều vi sinh vật. Số lượng vi sinh vật thay đổi theo điều kiện, thời tiết, khí hậu, hoàn cảnh.

Các biện pháp hạn chế vi sinh vật trong không khí là vệ sinh môi trường, nhà cửa sạch, thoáng, chấp hành chế độ vệ sinh, phát hiện trẻ ốm, tiêm chủng phòng bệnh.

1.2. Đặc điểm không khí phòng trẻ.

Môi trường không khí ở trường mầm non có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và trạng thái sức khoẻ của trẻ. Khi không khi bị ô nhiễm, hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ thể đều bị ảnh hưởng.

Nhu cầu về không khí trong lành ở trẻ rất lớn vì cơ thể trẻ đang phát triển nhanh trong điều kiện hệ hô hấp chưa hoàn thiện ( lồng ngực chưa phát triển đầy đủ, cơ hô hấp, dung lượng khi qua phổi thấp … nên hiệu quả trao đổi khí thấp)

Do hoạt động sống của cơ thể nên thành phần không khí trong phòng trẻ vào cuối ngày có xu hướng giảm về chất lượng. Hiện tượng này xảy ra có thể là do các nguyên nhân như:

- Trong quá trình hô hấp, các chất có lợi cho cơ thể ngày càng giảm, các chất có hại cho cơ thể ngày càng tăng trong không khí.

- Các quá trình bài tiết của cơ thể làm cho lượng hơi nước tăng lên, nhiệt động không khí tăng, khí amôniac và một số hợp chất của nitơ cũng tăng, ôxy trong không khí giảm đi do quá trình ôxy hoá các chất thải của cơ thể.

- Các hoạt động hằng ngày của trẻ sẽ làm cho nhiệt độ không khí trong phòng tăng lên nếu không tiến hành vệ sinh không khí.

Trong thực tiễn chăm sóc và giáo dục trẻ ở trưởng mầm non, do môi trường hoạt động và điều kiện sinh hoạt của trẻ bị hạn chế ( diện tích các phòng nhỏ, chưa có đủ các phòng cho trẻ hoạt động, số trẻ trong mỗi nhóm lớp đông. ..) đã ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong phòng trẻ.

1.3. Các biện pháp vệ sinh không khí

Để cải thiện điều kiện không khí trong phòng trẻ cần thực hiện các biện pháp sau:

a. Các biện pháp vệ sinh

- Vệ sinh nền nhà được tiến hành nhiều lần trong ngày, trước và sau các hoạt động chính của trẻ như: trước khi trẻ đến lớp, sau khi ăn, trước khi ngủ, sau khi trẻ trẻ.

- Vệ sinh cá nhân cho trẻ được tiến hành thường xuyên sau các hoạt động và sinh hoạt hằng ngày của trẻ.

- Vệ sinh các trang thiết bị trong phòng được tiến hành thường xuyên hằng ngày, hàng tuần.

b. Các biện pháp thông thoáng khí

- Trao đổi khí tự nhiên xảy ra do cách thiết kế phòng được thực hiện qua lỗ thông hơi, khe cửa sổ, cửa ra vào, do ảnh hưởng của gió lùa và sự chênh lệch về nhiệt độ, áp suất không khí trong và ngoài phòng. Tuy nhiên, sự trao đổi khí này không đảm bảo có đủ không khí trong lành cho trẻ do hoạt động của trẻ và số trẻ nhiều trong một nhóm lớp.

Để việc thông thoáng khí tự nhiên đạt hiệu quả, khi thiết kế nhà cần chú ý tới tỉ lệ giữa diện tích cửa sổ trên và nền nhà là 1/50. Ưu điểm của việc thông thoáng khí tự nhiên kiểu này là: do ở vị trí cao sát trần nhà, nên tạo ra sự chênh lệch lớn về nhiệt độ và áp suất không khí trong và ngoài phòng, làm vận tốc chuyển động của không khí lớn, trao đổi khí diễn ra nhanh, không khí sẽ ấm dần khi vào phòng trước khi chuyển động xuống dưới ngang tầm trẻ, tránh cho cơ thể trẻ tiếp xúc tực tiếp với không khí lạnh

- Trao đổi khí từng phần và toàn phần được thực hiện căn cứ vào thời tiết và hoạt động của trẻ.

Về mùa hè, việc thực hiện trao đổi khí được thực hiện dễ dàng ngay cả khi có mặt trẻ trong phòng. Sau khi vệ sinh nền nhà, mở rộng cửa sổ, cửa ra vào kết hợp dùng quạt. Nếu có mặt trẻ trong phòng nên chú ý đến vận tốc chuyển động của không khí. Về mùa đông, khi thời tiết ấm có thể thông thoáng khí toàn phần khi có mặt trẻ trong phòng. Sự trao đổi khí này được thực hiện qua cửa sổ trên, cửa sổ chính, lỗ thông hơi; khi thời tiết lạnh, thực hiện trao đổi khí từng phần khi có mặt trẻ trong phòng qua lỗ thông hơi, khe cửa sổ, cửa sổ trên và thông thoáng khí toàn phần khi không có mặt trẻ trong phòng.

Căn cứ vào hoạt động của trẻ có thể tiến hành thông thoáng khí toàn phần vào lúc phòng rỗi như: trước khi đón trẻ, khi trẻ dạo chơi ngoài trời, trước khi ngủ ( phòng ngủ), trong khi trẻ ngủ ( phòng ăn, chơi), sau khi trẻ ngủ dậy ( phòng ngủ), sau khi đón trẻ. Thời gian thông thoáng khí phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Thông thoáng khí sau khi vệ sinh phòng và kết thúc 30 phút trước khi trẻ vào phòng.

- Quạt gió: quạt gió được sử dụng nhằm tăng cường trao đổi khi trong phòng. Nó hoạt động nhở sức đẩy của tự nhiên do sự chênh lệch về nhiệt độ và áp suất không khí trong và ngoài phòng. Quạt gió được lắp đặt ở phần trên của tường sát với trần nhà.

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học trẻ em (dùng cho sinh viên ngành GD mầm non – hệ từ xa) phần 2 (Trang 80 - 84)