TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CỦA TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON.

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học trẻ em (dùng cho sinh viên ngành GD mầm non – hệ từ xa) phần 2 (Trang 97 - 99)

C) Nhiệt độ nước tối thiểu (

1. TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CỦA TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON.

1. TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CỦA TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON. MẦM NON.

1.1. Mục đích đánh giá

Nhằm xác định thực trạng chăm sóc và giáo dục trẻ em ở trường mầm non trên cơ sở đó, có thể điều chỉnh việc tổ chức các hoạt động và sinh hoạt của trẻ cho phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh cho trẻ.

1.2. Nội dung đánh giá

Chế độ sinh hoạt được đánh giá theo các nội dung sau:

- Tính liên tục của quá trình hoạt động hằng ngày. Trong đó, cần chú ý đến thứ tự các hoạt động trong ngày của trẻ ( từ đón trẻ đến trả trẻ) và sự chuyển tiếp giữa các hoạt động trong ngày.

- Thời gian thực hiện các hoạt động trong ngày. Từ đó, xác định sự chênh lệch giữa thời gian đã được ấn định trong chương trình giáo dục với thời gian được thực hiện trên thực tế đối với từng hoạt động nói riêng và quá trình sinh hoạt nói chung.

- Các điều kiện tiến hành chế độ sinh hoạt của trẻ. Bao gồm các điều kiện về giáo viên ( trình độ nghiệp vụ, thâm niên công tác, tuổi …) về trẻ ( số trẻ của lớp, số trẻ trên thực tế, mức độ chênh lệch, nguyên nhân …) môi trường giáo dục (ánh sáng, không khí, số phòng trong nhóm trẻ, diện tích và cách bố trí …) các trang bị trong phòng ( đò chơi, đồ dùng học tập, đồ dùng vệ sinh …)

- Hoạt động của giáo viên, cần đánh giá năng lực chuyên môn ( nội dung, hình thức giáo dục, sử dụng các phương pháp giáo dục …) và khả năng sư phạm ( khả năng tổ chức lớp, điểu khiển trẻ, giao tiếp giữa trẻ với giáo viên , phản ứng của giáo viên trước trẻ, khả năng xử lí các xung đột ở trẻ …)

- Hoạt động của trẻ. Bao gồm mức độ nắm được tính liên tục của quá trình sinh hoạt, tích cực, độc lập, tự giác của trẻ, phản ứng của trẻ trước yêu cầu của giáo viên; giáo tiếp của trẻ với nhau và với giáo viên; số trẻ không thực hiện được các hoạt động trong sinh hoạt, nguyên nhân

- Sự phối hợp giáo dục giữa giáo viên và gia đình, cần xác định : số lần gặp gỡ, có trao đổi với phụ huynh, nội dung trao đổi với phụ huynh, các biện pháp phối hợp giáo dục với phụ huynh như định hướng giáo dục ( thông báo, trao đổi về nội dung, phương pháp giáo dục); kiểm tra việc thực hiện của trẻ ở nhà ( gặp gỡ để nắm tình hình thực hiện của trẻ ở nhà); trao đổi thông tin hai chiều, điều chỉnh nội dung và phương pháp giáo dục cho phù hợp với từng trẻ.

1.3. Phương pháp đánh giá

- Theo dõi quá trình tổ chức chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường mầm non. Quan sát và ghi chép quá trình thực hiện chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non theo các nội dung trên. Có thể ghi chép theo bảng sau:

Bảng 7: Nội dung đánh giá chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non TT Các hoạt động (HĐ) Thời gian Điều kiện HĐ của giáo viên HĐ của trẻ Phối hợp HĐ Ghi chú 1 HĐ đón trẻ 2 HĐ học tập 3 HĐ ngoài trời ………… HĐ trả trẻ

Việc ghi chép quá trình thực hiện chế độ sinh hoạt được thực hiện theo cách mô tả có chọn lọc sự việc đã quan sát được, tránh ghi nhận xét chủ quan ngay trong quá trình quan sát. Cách làm này đảm bảo cho việc đánh giá được khách quan.

- Để dễ theo dõi quá trình đánh giá và phân tích kết quả, có thể lập biểu đồ hoặc đồ thì về thực trạng tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ ở trường mầm non. Việc làm này được thực hiện dựa trên sự chênh lệch về thời gian quy định cho các hoạt động theo chương trình giáo dục và thời gian thực hiện các hoạt động trong thực tế tổ chức chế độ sinh hoạt của giáo viên mần non

- Dựa trên biển đồ hoặc đồ thị và những kết quả thu được qua quan sát, có thể tiến hành phân tích kết quả. Việc phân tích kết quả bao gồm các bước: phân tích từng nội dung đã khảo sát; nhận xét các mặt mạnh, yếu đã được giáo viên thực hiện, xác định nguyên nhân. Trên cơ sở các kết quả đã phân tích cần đề xuất các biện pháp giải quyết có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học trẻ em (dùng cho sinh viên ngành GD mầm non – hệ từ xa) phần 2 (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)