Các nguyên tắc rèn luyện

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học trẻ em (dùng cho sinh viên ngành GD mầm non – hệ từ xa) phần 2 (Trang 64 - 67)

3. RÈN LUYỆN CƠ THỂ CHO TRẺ BẰNG CÁC YẾU TỐ TỰNHIÊN

3.2. Các nguyên tắc rèn luyện

Tác dụng của rèn luyện đối với cơ thể chỉ đạt được nếu tổ chức rèn luyện hợp lí. Muốn vậy trong quá trình rèn luyện cần tuyệt đối tuân thep các nguyên tắc rèn luyện sau đây.

a. Tăng dần mức độ tác động

Rèn luyện chỉ đem lại kết quả mong muốn nếu tăng dần mức độ tác động về cường độ và thời gian.

- Xác định mức độ tác động ban đầu: Mức độ tác động đầu tiên phải có cường độ và thời gian thích hợp để có thể gây ra nhưng chuyển biến tối thiểu ở cơ thể. Các chuyển biến này diễn ra trước hết ở hệ tuần hoà và hô hấp vì vậy đây là hệ cơ quan rất nhảy cảm với những thay đổi của môi trường bên ngoài. Do vậy trong 3 mức độ có thể xảy ra khi môi trường tác động tới cơ thể, thì tác động gây ra chuyển biến tối thiểu là mức độ tác động “ vừa” nghĩa là có sự chuyển biến đôi chút ở hệ tuần hoàn và hô hấp. Đây là mức độ tác động có ý nghĩa rèn luyện

- Xác định tốc độ luân chuyển của các tác động: Tác động được lặp lại đến khi những chuyển biến tối thiểu của cơ thể dần dần biến mất và có thể chuyển đến mức độ tác động tiếp theo. Lúc này, chuyển biến tối thiểu lại xuất hiện khi ta tăng tác động lên mức độ cao hơn. Tốc độ luân chuyển từ tác động này đến tác động khác phụ thuộc vào lứa tuổi, trạng thái sức khoẻ, đặc điểm cá biệt của hệ thần kinh, kinh nghiệm sống của trẻ cũng như mức độ thích ứng của cơ thể trẻ với các tác động rèn luyện.

- Rèn luyện có hệ thống là tiến hành rèn luyện theo một kế hoạch nhất định, bắt đầu từ những biện pháp rèn luyện có tác động yếu hơn đến các tác động mạnh hơn, và phối hợp các phương tiện rèn luyện với nhau để tăng cường tác động đến cơ thể. Việc lập kế hoạch rèn luyện cần phải dựa vào lứa tuổi, điều kiện thời tiết, các hoạt động và sinh hoạt của trẻ ở trường mầm non.

- Rèn luyện liên tục là rèn luyện không được nghỉ khi chưa hết đợt rèn luyện. Chỉ được dừng các biện pháp rèn luyện khi thấy cơ thể trẻ không có khả năng tiếp nhận nữa. Ví dụ: khi thấy trẻ ra nhiều mồ hôi, da đỏ ửng, mạch nhanh, nhịp thở nhanh, sắc mặt tái, da và niêm mạc nhợt, rét run … hoặc sau mỗi ngày tập luyện, trẻ có biểu hiện bứt rứt, khó chịu, kém ăn, khó ngủ …

Cần phải rèn luyện liên tục và có hệ thống thì cơ chế thích ứng trong cơ thể mới dễ hình thành. Bởi vì, việc thành lập phản xạ có điều kiện đòi hỏi phải lặp lại các động tác rèn luyện với số lần nhất định và nếu chưa đủ số lần lặp lại các động tác thì cơ chế rèn luyện chưa được hình thành, khi việc rèn luyện bị giám đoạn, những kết quả rèn luyện ban đầu dần dần sẽ không còn có ý nghĩa đối với cơ thể và nó sẽ tiếp nhận các tác động rèn luyện tiếp theo không khác gì với các tác động ban đầu.

Đối với trẻ nhỏ, cần phải rèn luyện liên tục và hệ thống mới hình thành thói quen, nề nếp cho trẻ. Mục đích của việc rèn luyện cơ thể cho trẻ nhỏ là tạo ra sự thích thú, phấn khởi đối với quá trình rèn luyện, làm cho trẻ có tình cảm tích cực đối với quá trình này, để khi lớn lên chúng sẽ có nhu cầu muốn được rèn luyện cơ thể hàng ngày.

c. Rèn luyện tổng hợp

- Rèn luyện tổng hợp là phải phối hợp các biện pháp rèn luyện với nhau. Ví dụ: có thể phối hợp các biện pháp sau đây với nhau: rèn luyện bằng không khí phối hợp với rèn luyện bằng tia mặt trời; rèn luyện bằng không khí phối hợp với rèn luyện băng nước, rèn luyện bằng không khí, nước, tia mặt trời phối hợp với nhau.

- Rèn luyện tổng hợp còn có nghĩa là phối hợp các biện pháp rèn luyện với các hoạt động củng cố sức khoẻ của trẻ hằng ngày. Ví dụ: có thể phối hợp

như sau: rèn luyện bằng không khí phối hợp với thể dục sáng, hoạt động học tập, dạo chơi chơi, tham quan …; rèn luyện bằng tia mặt trời phối hợp với dạo chơi, vận động ngoài trời, rèn luyện băng nước phối hợp với thể thao, vận động và các biện pháp vệ sinh …

Cần phải phối hợp các biện pháp rèn luyện vì mục đích cuối cùng của việc rèn luyện là giúp trẻ thích nghi với môi trường xung quanh. Việc phối hợp các biện pháp rèn luyện với các hoạt động hằng ngày sẽ giúp cho hiệu quả của rèn luyện dễ đạt đươck và cao hơn. Ngoài ra, việc phối hợp các biện pháp rèn luyện với các hoạt động hằng ngày nhằm củng cố sức khoẻ của trẻ, sẽ tiết kiệm được thời gian, giảm bớt công sức cho giáo viên và trẻ.

d. Rèn luyện cá biệt

Rèn luyện cá biệt là phải chú ý đến trạng thái sức khoẻ, đặc điểm cá biệt hệ thần kinh và kinh nghiệm sống của trẻ. Do vậy, đối với các nhóm trẻ có trạng thái sức khoẻ khác nhau cần tiến hành rèn luyện theo cách khác nhau.

- Trẻ nhóm I: tiến hành tất cả các biện pháp rèn luyện theo tâp thể - Trẻ nhóm II. Hạn chế các biện pháp rèn luyện cho trẻ theo tập thể - Trẻ nhóm III. Chỉ nên tiến hành rèn luyện cá biệt

Ngoài ra, cần phải chú ý đến kinh nghiệp sống của trẻ. Những trẻ đã rèn luyện sẽ dễ thích ứng với các biện pháp rèn luyện hơn so với những trẻ chưa được rèn luyện. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm sinh hoạt của trẻ, do cách sống của gia đình, giúp trẻ tích luỹ kinh nghiệp rèn luyện. Môi trường sống ở từng địa phương cũng giúp cơ thể có cơ hội được rèn luyện khác nhau. Nếu chú ý đến đặc điểm cá biệt của trẻ thì tất cả mọi trẻ trong lớp đều có cơ hội để tiếp nhận các tác động rèn luyện vừa sức, không có trẻ nào phải chịu các tác động cao quá sức chịu đựng của chúng, cũng như các tác động không mang ý nghĩa rèn luyện đối với trẻ.

e) Rèn luyện tích cực.

Rèn luyện tích cực là phải chú ý đến trạng thái tâm lí của trẻ khi rèn luyện. Chỉ tiến hành rèn luyện cho trẻ khi trẻ tự nguyện, tự giác, thích thú, phấn khởi tiếp nhận các biện pháp rèn luyện. Khi trẻ có biểu hiện sợ hãi trước một

biện pháp rèn luyện nào đó thì không được tiến hành rèn luyện cho trẻ. Không nên tiến hành rèn luyện có tính cưỡng bức đối với trẻ.

Tính tích cực của trẻ trong quá trình rèn luyện có ảnh hưởng đến hiệu quả rèn luyện. Bởi vì, khi trẻ tự giác, phấn khởi, hứng thú rèn luyện thì sự điều khiển của hệ thần kinh được tăng cường, tính linh hoạt của quá trình thần kinh tăng lên, mối liên hệ có điều kiện được hình thành nhanh chóng, hiệu quả chung của quá trình rèn luyện sẽ nhanh chóng đạt được. Ngược lại, khi trẻ không tự nguyện, hay bị ép buộc tham gia rèn luyện sẽ gây ra cảm giác sợ hãi cho trẻ, làm hệ thần kinh bị ức chế dẫn đến làm giảm tính linh hoạt sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ chế thích ứng khó hình thành, hiệu quả chung của quá trình rèn luyện khó đạt được.

Trong quá trình tổ chức rèn luyện cho trẻ cần phải thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc rèn luyện trên.

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học trẻ em (dùng cho sinh viên ngành GD mầm non – hệ từ xa) phần 2 (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)