Vệ sinh cơ quan hô hấp và họng

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học trẻ em (dùng cho sinh viên ngành GD mầm non – hệ từ xa) phần 2 (Trang 36 - 39)

2. VỆ SINH THÂN THỂ CHO TRẺ MẦM NON

2.3.Vệ sinh cơ quan hô hấp và họng

a. Ý nghĩa:

Trẻ nhỏ có niêm mạc mũi, miệng mềm, mỏng, dễ bị viên nhiễm. Vì vậy, trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp trên ( sổ mũi, ngạt mũi, viên mũi, họng) và đường hô hâp dưới ( viêm thanh, khí, phế quản và phổi)

Để đề phòng các bệnh về đường hô hấp và học thì việc hình thành thói quen tập thở đúng cho trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thở đúng là thở băng mũi. Khi thở bằng mũi, không khí trước khi vào khí quản, phế quản, phổi phải đi qua đoạn đường hẹp, ẩm của mũi, nói đó có độ khả năng lọc sạch một phần bụi và vi sinh vật, các chất có hại đối với cơ thể, làm ước hoặc làm ấm không khí lên đến mức độ cần thiết. Ngoài ra, nó còn giúp cho việc thở được thực hiện một cách tự nhiên ( đảm bảo tần số thở, nhịp thở, lượng khí thở ra và phổi …) Tất cả các ưu điểm này của việc thở bằng mũi không thể có được trong trường hợp nếu thở bằng miệng ( Thở bằng miệng làm cản trở nhịp thở, thở không sâu và sự lưu thông không khí qua phổi trên 1 đơn vị thời gian bị giảm đi, làm trẻ dễ mắc các bệnh ở họng)

Những tác động trên có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan hô hấp và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể nói chung: trẻ trở nên ốm yếu, xanh xao, quấy khóc, khó chịu, dễ mệt mỏi, khó ngủ, hay đau đầu làm cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ bị giảm sút. Những trẻ như vậy cần thường xuyên phải cấp cứu. Nếu thanh quản bị tổn thương, trẻ sẽ bị viêm niêm mạc mũi và nhanh chóng lan nhanh khắp bề mặt niêm mạc thanh quản. Viên thanh quản có 2 dạng cấp tính và mãm tính. Trẻ nhỏ dễ bị viên thanh quản cấp tính với các biểu hiện ho, ngứa họng, có cảm giác đau khi nuốt, khi nói chuyện, thậm chí mất cả tiếng. Nếu không kịp thời chũa trị bệnh có thể tiến triển thành viên thanh quản mãm tính.

b. Các biện pháp vệ sinh cơ quan hô hấp và họng

Để bảo vệ cơ quan hô hấp và họng cho trẻ không bị bệnh, trước hết cần tạo điều kiện cho trẻ luôn được sống trong điều kiện không khí trong lành. Các phòng – nơi diễn ra các hoạt động của trẻ, cần luôn làm vệ sinh nền nhà, tiến hành thông thoáng khí, làm ẩm phòng khi thời tiết khô hanh, nhiệt độ không khí trong phòng tối thiểu từ 18 – 200C, độ ẩm tương đối từ 40 – 60%

Một điều có ý nghĩa quan trọng đối với mũi họng của trẻ là phải hạn chế các trường hợp giao động về nhiệt độ và áp suất không khi quá lớn như: Không được chuyển trẻ đột ngột từ môi trường không khí quá nóng ( ở ngoài nắng, nới

có nhiệt độ cao …) sang môi trường không khí quá lạnh ( tắm nước lạnh, vào phòng lạnh …) không cho trẻ uống nước lạnh quá hoặc ăn kem khi cơ thể đang nóng, hay ở môi trường nóng …

Những tác động quá mạnh ở họng cũng có thể dẫn đến tổn thương thanh quản. Do vậy, cần lưu ý không cho trẻ thường xuyên nói chuyện quá to, hát hò quá lâu, kêu khóc to và dai dẳng … Điều này đặc biệt cần lưu ý trong những ngày thời tiết khô hanh hoặc ẩm thấp, trong môi trường có bụi … Việc luyện tập cho trẻ đọc thơ, chuyện, học hát, xướng âm … cần chấp hành chế độ làm việc của họng một cách nghiêm ngặt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và củng cố thanh quản, các cơ ở họng và phổi. Để giúp cho các dây chằng ở họng không bị làm việc quá sức, nên cho trẻ đọc thơ, truyện với giọng bình thường, ở trạng thái bình tĩnh, không nên để họng của trẻ làm việc liên tục quá 4 – 5 phút. Việc lựa chọn các bài hát cho trẻ cũng nên lưu ý đến đặc điểm lứa tuổi của trẻ, phải theo dõi không cho trẻ cúi đầu quá thấp lúc hát, vì ở tư thế này, họng của trẻ bị ép lại, sự lưu thông không khí bị hạn chế, gây ra sự quá căng thẳng của họng. Trẻ nên ngồi khi hát sẽ tốt hơn vì ở tư thế này. lồng ngực và cơ hoành dễ dao động hơn làm cho không khí ra vào phổi không bị hạn chế.

Việc dạy trẻ tập thở đúng trong mọi hoạt động và ở mọi tư thế có ý nghĩa quan trọng trong phòng các bệnh mũi, họng cho trẻ. Sự phát triển và tăng trưởng nhanh của trẻ ở các giai đoạn lứa tuổi làm tăng nhu cầu về không khí trong lành ở cơ thể trẻ. Đặc biệt, khi trẻ hoạt động thì nhu cầu oxy trong cơ thể càng tăng. Vì vậy, trẻ có xu thể thở bằng miệng khi cảm thấy việc thở bình thường ( thở băng mũi) không đáp ứng đủ nhu cầu ôxy cho cơ thể và điều này có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của trẻ. Do vậy, một mặt cần dạy trẻ các cách thở ( lúc bình thường nên thở nhẹ nhàng, thở sâu khi nhu cầu ôxy trong cơ thể tăng), mặt khác cần theo dõi không để trẻ thở bằng miệng hoặc có xu thế nhịp thở khi tham gia vào các hoạt động khác nhau.

Hình thành thói quen giữ vệ sinh mũi, họng hằng ngày cho trẻ là biện pháp giúp trẻ chủ động phòng chống các bệnh ở đường hô hấp. Do vậy cần giáo dục trẻ có thái độ tích cực trong việc tự bảo vệ mũi, họng và bước đầu hình

thành một số kĩ năng vệ sinh đơn giản như : lau rửa mũi, miệng, súc miệng, không chọc ngoáy mũi bằng ngón tay, biết cách sử dụng khăn mùi xoa, không co các vật nhỏ vào mũi, họng …

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học trẻ em (dùng cho sinh viên ngành GD mầm non – hệ từ xa) phần 2 (Trang 36 - 39)