giai đoạn 2009 – 2014
2.4.1. Thành tựu
- Về quy mô vốn đầu tư: lượng vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước tăng dần qua các năm, nguồn lực xã hội ngày càng được huy động một cách tích cực qua công tác xã hội hóa nguồn vốn.
- Về nguồn vốn: ngày càng hợp lý, đã dần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước bằng việc hình thành một số giải thi đấu TT chuyên nghiệp có gắn với tài trợ, quảng cáo, cũng như triển khai thu hút sự tham gia đầu tư của quần chúng cho các công trình phúc lợi. Các địa phương dần tự chủ khi ra các quyết sách đầu tư trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp và năng lực tài chính của địa phương mình.
- Về công tác phân bổ vốn: tỷ trọng vốn được phân bổ có xu hướng tăng ở lĩnh vực khoa học và nguồn nhân lực, cho thấy ngành ngày càng tập trung đầu tư cho vốn nhân lực – nhân tố chủ chốt làm nên sự phát triển. Đây là xu hướng hợp lý và tiến bộ.
- Về công tác quản lý vốn đầu tư: đã hiệu quả hơn, các công trình đảm bảo tiến độ, chất lượng được nâng cao. Một số công trình lớn được đưa vào sử dụng như Cung thể thao Tiên Sơn (Đà Nẵng)…
+ Số lượng các công trình phục vụ nhu cầu luyện tập, giải trí TT của nhân dân có tăng trong thời kỳ nghiên cứu. Hầu hết các tỉnh, thành phố đã nâng cấp hoặc xây dựng mới sân vận động, nhà thi đấu. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các thành phố trực thuộc Trung ương, các tỉnh trung tâm vùng được cải thiện rõ rệt.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT trong lực lượng vũ trang được nâng cấp và xây dựng mới tương đối nhiều. Cơ sở vật chất kỹ thuật trường học được cải thiện ở mức độ nhất định.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu của Viện Khoa học TDTT và một số Trường đại học TDTT đã được bổ sung thêm nhiều trang thiết bị nghiên cứu hiện đại. Bệnh viện TT Việt Nam (bệnh viện loại II) đã được xây dựng và chính thức hoạt động từ năm 2007 với hơn 100 y, bác sỹ; 22% số tỉnh, thành phố có bác sỹ TT; các trường đại học TDTT đều có trung tâm y học TT hoặc trung tâm nghiên cứu khoa học và y học TT.
+ Chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao, đầu tư phát triển nguồn nhân lực được quan tâm.
+ Tiềm lực khoa học công nghệ và y học TT tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây. Tính đến tháng 7 năm 2009 toàn ngành TT có 99 tiến sĩ, trong đó có 4 giáo sư và 19 phó giáo sư; có 649 thạc sĩ được đào tạo trong nước và ở nước một số nước như Nga, Úc, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc…
2.4.2. Hạn chế
- Về quy mô vốn đầu tư: vẫn còn quá ít. Tỷ trọng đầu tư của Nhà nước và xã hội trong những năm qua tuy có xu hướng tăng, song mức độ đầu tư hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển TDTT trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt về thành tích thi đấu giữa các quốc gia trong khu vực, châu lục và thế giới. Nhìn chung, TDTT chưa nhận được sự quan tâm đầu tư đúng mức.
TDTT.
Theo Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020, hoạt động của một số Liên đoàn, Hiệp hội TDTT còn bị động, phụ thuộc vào sự hỗ trợ của cơ quan quản lý Nhà nước; còn thiếu các quy định pháp lý về việc tham gia thực hiện một số hoạt động tác nghiệp trong lĩnh vực thể TDTT; chưa lôi kéo được nhiều sự tham gia của các nguồn lực xã hội vào đầu tư cho TDTT, nhất là những môn trọng điểm.
+ Hợp tác quốc tế về TDTT chưa tương xứng với tiềm năng của ngành; nội dung hợp tác thiếu đa dạng; phạm vi, mức độ hội nhập quốc tế còn hẹp và chưa sâu, nhất là trong quan hệ với các tổ chức quốc tế đa phương về TDTT. Bởi vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực TDTT còn rất hạn chế.
+ TT chưa gắn bó chặt chẽ với nhưng lĩnh vực liên quan như văn hóa, du lịch… để tối đa hóa lợi ích kinh tế - xã hội. TT không được đa dạng hóa nguồn thu để trang trải cho đầu tư, còn văn hóa, du lịch không tận dụng được cơ hội đổi mới sản phẩm để thu hút khách quốc tế.
- Về công tác phân bổ vốn:
+ Tỷ trọng vốn đầu tư cơ sở vật chất thấp và có xu hướng giảm khiến số lượng, chất lượng công trình, trang thiết bị TDTT cần thiết cho tập luyện, thi đấu, giảng dạy và nghiên cứu khoa học còn thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị TDTT còn thiếu thốn, lạc hậu. Số lượng các công trình TDTT đủ tiêu chuẩn, kích thước để thi đấu theo quy định quốc tế (thi đấu trong nước, thi đấu quốc tế) còn rất ít, chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng số công trình TDTT (2%). Việc đầu tư xây dựng các công trình TDTT nói chung, nhất là các công trình TT cho giáo dục thể chất, TT trong nhà trường và TT thành tích cao còn hạn chế (chỉ có gần 5 công trình TT trên một vạn dân, trong khi ở nhiều quốc gia châu Á, tỷ lệ này đạt 6,58).
Các thiết chế đào tạo VĐV cấp cao và VĐV trẻ chưa thống nhất từ Trung ương đến địa phương, chưa hình thành những tổ hợp đào tạo tập trung (Khu liên hợp TT) ở những tỉnh, thành phố trọng điểm.
Các thiết chế TDTT quần chúng tuy đã đa dạng nhưng chưa quy định rõ để phù hợp với tỉnh, thành phố, phù hợp với nhu cầu hoạt động TDTT của nhân dân; sự phổ cập trong xã hội còn hạn chế.
+ Đầu tư dàn trải: nguồn lực xã hội chủ yếu tập trung vào nhưng môn TT giải trí hoặc mang tính thương mại cao như golf, trong khi những môn TT trọng điểm còn thiếu thốn điều kiện tập luyện. Đối với đầu tư công, một số môn không có khả năng tranh chấp huy chương ở các đấu trường lớn vẫn được dành nhiều vốn.
+ Trong TT thành tích cao, đầu tư còn nặng về chiều rộng, chưa chú trọng chất lượng để cải thiện thành tích thi đấu trên các đấu trường lớn.
+ Chưa chú trọng đầu tư cho khoa học, công nghệ và y học TT. Tỷ trọng vốn cho hoạt động khoa học TDTT quá thấp, chưa đến 0,8% trong cả kỳ nghiên cứu. Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học, y học TT còn thiếu và lạc hậu. Công tác ứng dụng khoa học công nghệ còn ít.
+ Chưa chú trọng chỉ đạo và đầu tư cho TDTT trường học. Các thiết chế TDTT trường học còn thiếu, việc sử dụng còn chưa hiệu quả. Chưa chỉ đạo tốt công tác xây dựng và phát triển các câu lạc bộ TDTT trường học; cơ sở vật chất TDTT trường học còn thiếu thốn nhiều, đặc biệt các trường tiểu học và trung học cơ sở. Cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT cho các trường đại học sư phạm TDTT, các khoa giáo dục thể chất, các trường phổ thông dân tộc nội trú rất khó khăn, ít được cải thiện.
- Về công tác quản lý vốn đầu tư: dù đã có những cải thiện, song công tác quản lý vốn còn rất nhiều bất cập. Thất thoát, lãng phí còn phố biến, dẫn đến hệ quả là nhiều công trình sớm bị xuống cấp dù chưa khai thác hết công năng.
Ở đây, cần lưu ý ngoài tiêu chuẩn quốc tế còn có tiêu chuẩn của từng quốc gia cho TDTT quần chúng, trường học và giải trí. Đấy là vấn đề đánh giá về chất lượng. Như vậy, chất lượng các công trình TDTT ở nước ta còn rất thấp, hầu hết là ở cấp xã, phường, trường học, khu dân cư. Nhiều địa phương chưa có đủ 3 công trình cơ bản là: sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy chưa đạt chuẩn theo yêu cầu. Với điều kiện cơ sở vật chất như hiện nay, Việt Nam chưa thể đăng cai tổ chức những sự kiện lớn như Asiad.
+ Chưa khai thác cơ sở vật chất TDTT ở công suất phù hợp. Nhiều công trình xây xong nhưng không được sử dụng đúng mục đích để phục vụ phát triển sự nghiệp TDTT mà bị trưng dụng cho những hoạt động khác không liên quan, hoặc bị bỏ hoang một cách phí phạm.
+ Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, thiếu hụt nguồn VĐV, huấn luyện viên, trọng tài, cán bộ quản lý… đẳng cấp quốc tế hoặc tham gia các tổ chức TT quốc tế; quy chế tuyển dụng VĐV nước ngoài đối với các đội tuyển TT chưa phù hợp với thực tiễn phát triển TT chuyên nghiệp. Trình độ của cán bộ quản lý TDTT bị đánh giá thấp hơn hẳn so với cán bộ các ngành khác, nhất là từ khi tiến hành thực hiện mô hình Bộ đa ngành, đa lĩnh vực, từ năng lực quản lý tới kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ, tin học, kiến thức xã hội…
+ Chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho TDTT, thiếu chính sách và các quy định về đào tạo nguồn nhân lực cho TDTT, nhất là đối với TT thành tích cao. Công tác quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, trọng tài, chuyên gia đẳng cấp quốc tế… chưa đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ phát triển ngành.
2.4.3. Nguyên nhân
Những hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển ngành TDTT bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan.
a. Nguyên nhân chủ quan
- Công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý TDTT các cấp đối với hoạt động TDTT cơ sở chưa thường xuyên và thiếu sâu sát.
- Công tác lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển chưa được quan tâm, còn thiếu các kế hoạch trung hạn và dài hạn và các chương trình, dự án phát triển TT thành tích cao. Chưa hoạch định các thiết chế TDTT cơ bản, trong đó có quy định về cơ sở vật chất kỹ thuật của từng loại thiết chế. Vì vậy, quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu mới gặp nhiều khó khăn.
- Công tác chuyển giao một số hoạt động tác nghiệp trong hoạt động TDTT cho các tổ chức xã hội còn chậm.
- Năng lực quản lý sử dụng vốn yếu kém, để xảy ra nhiều sai phạm, gây thất thoát, lãng phí, ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Công tác quản lý, kế hoạch hóa nguồn lực tài chính trung và dài hạn rất bị động, gặp nhiều khó khăn. Không xác định đúng mục tiêu đầu tư, khiến đồng vốn bỏ ra không mang lại lợi ích như mong đợi. Phân bổ vốn chưa hợp lý, chưa có tầm nhìn dài hạn.
- Kinh tế TT chưa được chú trọng phát triển. Ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa TDTT của nước ta vẫn còn non trẻ. Nguyên nhân được cho là do môi trường kinh doanh chưa thuận lợi, thị trường đầu vào về lao động và nguyên vật liệu sản xuất còn khó khăn (trên 50% nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu từ nước ngoài) và đây là hệ quả của việc thiếu ngành công nghiệp phụ trợ cho phát triển ngành sản xuất dụng cụ, trang phục TDTT.
Một nguyên nhân quan trọng khác có thể giải thích cho việc ngành sản xuất hàng TDTT chưa phát triển đó là chưa xác định TDTT là ngành kinh tế. Việc thiếu các chỉ tiêu thống kê, phân loại ngành kinh tế TT (trong thống kê ở kinh tế vĩ mô)
thị, truyền thông…, trong khi vai trò của nó trong việc tạo vốn là rất lớn. Ví dụ, năm 2003 khi Việt Nam tổ chức Seagames 22, dù chưa có kinh nghiệm nhưng chúng ta vẫn tạo được nguồn tài trợ lên tới 70 tỷ đồng, trong khi ở sự kiện tầm cỡ châu lục như Đại hội TT trong nhà châu Á 2009, hoạt động quảng bá, vận động tài trợ lại rất kém nên chỉ huy động được khoảng 30 tỷ đồng – một con số quá thấp so với đầu tư lên tới cả trăm tỷ đồng.
- Sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT của nước ta từ trước đến nay ít thực hiện theo quy chuẩn của từng loại công trình, từng loại thiết chế TDTT cơ bản. Vì vậy, quá trình thực hiện các dự án đầu tư gặp nhiều khó khăn, thống kê báo cáo dữ liệu cơ sở vật chất kỹ thuật cũng gặp nhiều khó khăn, rất thiếu chính xác, thiếu nhất quán. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật chưa thực hiện được.
- Chiến lược nguồn nhân lực và những giải pháp ngang tầm với nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới của ngành TDTT chưa được cụ thể hóa. Quy hoạch, xây dựng nhân lực trình độ cao chưa đặt trọng tâm trong thời gian qua. Việc mở rộng quan hệ trong nước và ngoài nước trong đào tạo nhân lực chưa nhiều. Bản thân các cơ sở đào tạo chưa đủ nhạy bén để tìm cách phát triển sản phẩm giáo dục – đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Chất lượng đầu vào của các kỳ thi tuyển quá thấp, nhất là ở các trường đại học TDTT, không đáp ứng được yêu cầu về trình độ, khả năng tiếp thu kiến thức.
- Chính sách, chế độ đối với nguồn nhân lực TDTT chưa phù hợp với thực tiễn, chưa tạo được động lực phấn đấu cho người lao động, không thu hút được nhân tài trong lĩnh vực TDTT.
- Việc đổi mới cải tiến nội dung đào tạo còn chậm so với yêu cầu. Nhiều lĩnh vực mới về TDTT như truyền thông, kinh tế, tiếp thị… xuất hiện do nhu cầu của thực tiễn nhưng chưa có chương trình đào tạo tương ứng. Chương trình, nội dung đào tạo chỉ đáp ứng việc chuẩn hóa về bằng cấp nên giảm nhẹ chất lượng.
b. Nguyên nhân khách quan
- Chưa nhận thức đúng và đủ về tầm quan trọng của TDTT do chỉ đánh giá phiến diện về hiệu quả tài chính mà không xem xét thỏa đáng những ý nghĩa chính trị, văn hóa, xã hội, dẫn tới chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức. Nhận thức của một bộ phận cán bộ về vai trò của công tác phát triển TDTT quần chúng ở xã, phường, thị trấn chưa đúng và đủ. Việc tuyên truyền, hướng dẫn, vận động nhân dân tham gia vào các hoạt động TDTT còn mang tính hình thức, thiếu gắn bó với thực tiễn đời sống và phong tục, tập quán của đồng bào địa phương.
- Nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước và cộng đồng xã hội cho phát triển TDTT còn thấp, một phần do trình độ phát triển kinh tế - xã hội nước ta còn thấp, vốn thiếu hụt ở mọi lĩnh vực, một phần do phân bổ ngân sách hàng năm cho đầu tư TDTT không nhiều.
- Chưa xác định đúng chức năng của nguồn vốn nhà nước là chỉ mang tính chất định hướng, từ đó dẫn tới lãng phí vốn, trong khi đầu tư không có hiệu quả, không đáp ứng đầy đủ nhu cầu tập luyện, thi đấu, bỏ phí nguồn lực xã hội.
- Quỹ đất dành cho hoạt động TDTT chưa nhiều. Theo quy hoạch cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT quốc gia đến năm 2020, với tình hình dân số và diện tích của nước ta (mật độ dân số tương đối đông), đất dành cho TDTT tính bình quân đầu người thực tế chỉ khoảng 1,1-1,2 m2/người (tính đất quy hoạch để sử dụng thực, không quy hoạch treo). Đất dành cho hoạt động TDTT trong các trường học còn thiếu nhiều. Bình quân học sinh phổ thông chỉ có 1,1m2, trong khi tiêu chuẩn quy định mỗi học sinh cần 3,5 – 4m2. Một số trường không còn quỹ đất để bố trí cho hoạt động TDTT.
khác.
-Hệ thống văn bản pháp quy cho hoạt động TDTT còn chưa được đầy đủ, do sự thiếu quan tâm từ các cơ quan lập pháp và do bản thân ngành phải trải qua nhiều lần sáp nhập, phân tách.