Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành thể dục thể thao Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 (Trang 90 - 94)

a. Giải pháp chung

- Tiêu chuẩn hóa trình độ nguồn nhân lực ở các bộ môn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu tham gia các tổ chức TT khu vực và quốc tế. Bên cạnh những bằng cấp thông thường, cơ quan phụ trách chuyên môn TDTT là Tổng cục TDTT có thể tổ chức cấp những chứng chỉ cần thiết cho những nghiệp vụ đặc thù.

- Xây dựng các quy định pháp lý, chế tài phù hợp trong công tác quản lý cán bộ, xây dựng các chế độ thi đua, khen thưởng và kỷ luật phù hợp chặt chẽ.

- Đổi mới tư duy quản lý, từ truyền thống mang tính hành chính sang quản lý chất lượng (ISO).

- Chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực luôn luôn gắn kết không thể tách rời với chính sách sử dụng cán bộ, lao động hợp lý, đãi ngộ và trả công tương xứng cho từng vị trí công việc được đảm trách.

TDTT theo định hướng thị trường, đa dạng hóa giữa các hình thức đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân lực hiện có. Nhà nước phải ban hành các chính sách và thống nhất quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển sự nghiệp TDTT. Đặc biệt chú trọng ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hoặc tiến hành lưu chuyển cán bộ để phục vụ sự nghiệp TDTT ở những địa bàn này.

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực một cách tổng thể và chi tiết theo những tiêu chí đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp TDTT.

- Mỗi cá nhân cần nâng cao trình độ ngoại ngữ, kiến thức và kỹ năng ứng dụng tin học, kiến thức các môn khoa học cơ bản liên quan (Toán thống kê, đo lường, phương pháp nghiên cứu khoa học...). Đối với các loại hình cán bộ TDTT, thực tiễn hoạt động không chỉ ở cán bộ lãnh đạo quản lý mà phần lớn hoạt động của các loại hình khác như giảng viên, huấn luyện viên, tổ chức thi đấu và làm trọng tài,.. đều phải có năng lực về quản lý hoạt động, vì nhiệm vụ của họ luôn gắn với các đối tượng khác và xã hội như học sinh, sinh viên, VĐV, người tập, người tiếp thu và thưởng thức,... do vậy các mặt về năng lực quản lý cũng là một tiêu chuẩn chung cho cán bộ TDTT.

b. Đối với nguồn nhân lực thể thao thành tích cao

- Đổi mới công tác quản lý và huấn luyện các đội dự tuyển và đội tuyển quốc gia, tỉnh, thành phố, quận, huyện. Xây dựng, đào tạo đội ngũ quản lý đội tuyển phù hợp theo đặc điểm thực tế của từng môn và nhóm môn TT. Quản lý chặt chẽ đội ngũ huấn luyện viên, trọng tài các cấp cơ sở đến quốc gia và quốc tế.

- Bổ sung kiến thức về các môn khoa học giáo dục (tâm lý, giáo dục học, lý luận TDTT, quản lý TDTT...) và các môn y sinh học (giải phẫu, sinh lý TT, Vệ sinh, y học..) để tạo nền tảng khoa học vững chắc cho công tác huấn luyện, tập luyện.

- Ban hành quy chế hỗ trợ bổ sung thêm cho VĐV, huấn luyện viên trong thời gian luyện tập và thi đấu các giải quốc tế lớn ASIAD, SEA Games… về chế độ đảm bảo dinh dưỡng, trang phục, tiền thưởng (thường xuyên theo định kỳ), hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, kinh phí chữa trị chấn thương ở nước ngoài cho VĐV (ngoài bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc theo những quy định hiện hành của Nhà nước), để VĐV yên tâm cống hiến.

- Cùng với quy chế chung về khen thưởng của Nhà nước (Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương) cho các VĐV và huấn luyện viên đạt thành tích xuất sắc trên các đấu trường quốc tế, cần có quy chế khen thưởng bổ sung về tiền, về hiện vật (thưởng những vật phẩm có giá trị cao như căn hộ, ô tô, các kỳ nghĩ dưỡng, du lịch…), có cơ chế ưu đãi trong tuyển dụng viên chức; được hỗ trợ trả thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản tiền thưởng và thu nhập chịu thuế do kết quả thành tích thi đấu đem lại; thành lập quỹ tài năng TT.

- Quan tâm nhiều hơn tới TT người khuyết tật, chăm lo tới điều kiện tập luyện, đời sống, chế độ đãi ngộ VĐV. Cần có sự ưu tiên nhất định với những đối tượng đặc biệt này.

- Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong phát hiện và tuyển chọn tài năng TT.

c. Đối với cán bộ quản lý

- Cải cách, hoàn thiện thể chế, cơ chế để phát huy vai trò quản lý của các liên đoàn, hội TT.

- Nâng cao nhận thức và hiểu biết kịp thời về tình hình chính trị, kinh tế xã hội và pháp luật liên quan. Nâng cao hiểu biết về các chế độ chính sách chung và quy định của ngành có liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp.

hiện kế hoạch; năng lực đánh giá kết quả lao động trên cơ sở chỉ tiêu, yêu cầu nhiệm vụ kế hoạch được giao; các nghiệp vụ về đầu tư như lập quy hoạch, lập dựa án, quản lý dự án, đấu thầu…

- Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng một cách có hệ thống đội ngũ cán bộ quản lý về TDTT làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước từ Trung ương tới địa phương (Bộ văn hóa, thể thao và du lịch; các Sở văn hóa, thể thao và du lịch; các Phòng Văn hoá-Thông tin); cán bộ quản lý TT làm việc trong các tổ chức xã hội về TT (Uỷ ban Olympic Việt Nam; Hiệp hội TT người khuyết tật Việt Nam), tổ chức xã hội-nghề nghiệp về TT (các Liên đoàn, Hiệp hội TT).

d. Đối với công tác giáo dục – đào tạo

- Xác định lại mục tiêu đào tạo: Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao phải luôn bám sát nhu cầu phát triển, tránh đào tạo tràn lan, không có kế hoạch khiến chất lượng không được đảm bảo, sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường.

- Đa dạng hóa đào tạo cả về đối tượng, hình thức và chương trình, đồng thời đảm bảo tính chặt chẽ, hiệu quả, dần xóa bỏ thói quen, lề lối dạy và học theo nếp cũ.

- Xây dựng chương trình đào tạo theo chuyên đề, đặc biệt là xây dựng chuyên đề đào tạo cho từng năm, bắt kịp với những vấn đề mới, “nóng”, trọng tâm trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình; chú trọng nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải sát với thực tế.

- Có chính sách đầu tư thích đáng bằng nhiều hình thức như học bổng khuyến khích, phối hợp với Bộ giáo dục – đào tạo đưa sinh viên, nghiên cứu sinh ra nước ngoài tu nghiệp, mời chuyên gia nước ngoài về giảng dạy trong nước… Liên kết đào tạo với các nước, đặc biệt với các nước có nền TT phát triển.

- Bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động TDTT ở cơ sở như giảng dạy, huấn luyện, tổ chức thi đấu, làm trọng tài, năng lực tiếp cận và sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật tiên tiến phục vụ công tác; kiến thức và năng lực tham gia các hoạt động đoàn thể, chính trị xã hội ở địa phương.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ cao thuộc nhiều lĩnh vực làm nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trọng điểm của Nhà nước, nơi đào tạo ra đội ngũ cán bộ quản lý, huấn luyện viên, giáo viên, giảng viên, bác sỹ TT có trình độ chuyên môn giỏi. Nhà nước có nhiệm vụ ban hành chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút các nhà khoa học đầu ngành về làm việc tại các cơ sở đào tạo này.

- Tuyển chọn đầu vào tại các cơ sở đào tạo chặt chẽ, gắt gao hơn, yêu cầu người học đáp ứng những tiêu chí tối thiểu để bắt đầu chương trình đào tạo.

- Lành mạnh hóa xã hội: tăng cường công tác thông tin – truyền thông trong cộng đồng xã hội về TDTT, về tác dụng, lợi ích của luyện tập TDTT để nhân tài có điều kiện nảy nở; phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhân tài một cách xứng đáng.

- Tập trung đào tạo các VĐV có thành tích và đẳng cấp cao đã qua thời đỉnh cao để tạo nguồn cán bộ vừa có phẩm chất vừa có chuyên môn cao.

- Mở rộng xã hội hóa trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho TDTT. Nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạo ngoài công lập đào tạo nhân lực cho TT trên cơ sở thực hiện quy hoạch chung thống nhất. Liên doanh liên kết với các cơ sở đào tạo cán bộ TT nước ngoài để hợp tác đào tạo cán bộ khoa học, nhất là ở các lĩnh vực mà Việt Nam còn thiếu hoặc còn yếu.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành thể dục thể thao Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w