Về chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành thể dục thể thao Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 (Trang 55)

VĐV, huấn luyện viên là những đối tượng đầu tiên được nhắc đến khi đề cập tới khái niệm nguồn nhân lực TDTT. Đối với VĐV, quy mô lực lượng của nước ta nhìn chung được mở rộng. Hơn nữa, ở cấp kiện tướng, số VĐV tăng 675 người từ 2009 đến 2012, chất lượng VĐV đã được cải thiện. Tuy nhiên, đến năm 2013, số VĐV lại giảm mạnh xuống dưới 2000 người do một lượng lớn VĐV hết thời, giải nghệ mà chưa bổ sung được đội ngũ kế cận.

Bảng 2.15. Số lượng, thành tích của vận động viên Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013 Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Số VĐV cấp cao - Cấp kiện tướng 1.517 1.672 1.719 2.191 1.237 - Cấp 1 2.022 2.257 2.122 3.086 1.871 Số VĐV được tập trung

đào tạo (VĐV quốc gia) 2.386 1.482

- VĐV trẻ 626 1.046 823 1.565 1.190

Số huy chương đạt được

- Quốc tế chính thức 351 289 TT thành tích cao: 297 HCV 228 HCB 248 HCĐ TT quần chúng trong đó có Para Games 6: 78 HCV 59 HCB 76 HCĐ 217 HCV 234 HCB 154 HCĐ 363 HCV 329 HCB 300 Đ - Quốc gia 6.776 7.032 5.247 HCV5.225 HCB 7.356 HCĐ 5.125 HCV 4.875 HCB 6.217 HCĐ 5.707 HCV 5.738 HCB 8.071 HCĐ

(Nguồn: Bộ văn hóa, thể thao và du lịch)

Về thành tích, trong giai đoạn này, tổng số huy chương cấp quốc gia tăng rất nhiều, song không nói lên được nhiều điều do chất lượng các giải đấu trong nước vốn được biết đến là không cao, chỉ mang tính cọ sát, thậm chí chỉ là “ao làng”. Nhưng ở cấp quốc tế, số huy chương ở các giải chính thức cũng tăng, cho thấy VĐV nước ta dần khẳng định được tài năng ở các đấu trường bên ngoài đất nước. Tuy vậy, số huy chương cũng nhiều hơn vào các năm lẻ (2009, 2011, 2013) vì đó là các năm Seagames được định kỳ tổ chức. Dù là đấu trường khu vực nhưng đại hội này cũng dần để lộ ra những dấu hiệu của một cuộc thi “ao làng”.

Sau thất bại tại Asiad 16 (2010), rất ít người quan tâm đến đấu trường SEA Games. Những người làm công tác quản lý TT có lẽ đã không còn ảo tưởng TT

thứ sáu khu vực Đông Nam Á, xếp sau Thái Lan (11 HCV), Malaysia (9), Indonesia (4), Philippines (3) và cả Myanmar (2). Trong số 11 HCV của Thái Lan thì có đến bảy thuộc các môn trong hệ thống thi đấu Olympic: điền kinh (1), quyền anh (1), đua thuyền buồm (3), taekwondo (2).

Như vậy TT nước ta đã tụt hạng so với các quốc gia trong khu vực và hướng đi những năm qua là sai lầm. Trong điều kiện kinh phí có hạn, VĐV tài năng không nhiều nhưng ngành TT lại đầu tư dàn trải quá nhiều môn, nhiều VĐV. Thậm chí mang cả những môn như đá cầu, bi sắt, lặn... để gom vào thành tích chung tại SEA Games mà ảo tưởng rằng chúng ta đang đứng trong top 3 khu vực. Trong khi đó, rất nhiều huy chương bạc (HCB) trong số 17 HCB của đoàn TT Việt Nam tại Asiad 16 đều rơi vào những môn Olympic và lẽ ra đã có thể biến thành HCV nếu được quan tâm, đầu tư đúng mức.

Bảng 2.16. Đánh giá của người sử dụng về chất lượng nguồn nhân lực thể thao chuyên nghiệp

Tổng

Mức độ đánh giá

Tốt Trung bình Kém Không đáp

ứng

n % N % n % n %

Huấn luyện viên 4174 1706 40,87 2306 55,25 86 2,06 76 1,82 Quản lý 3901 1029 26,38 462 63,86 345 8,84 36 0,92 Trọng tài 3874 879 22,69 459 68,35 308 7,95 39 1,01 Giảng viên TDTT 3783 1175 31,06 426 63,84 124 3,28 69 1,82

(Nguồn: GS. TS Lưu Quang Hiệp, Giải pháp phát triển kinh tế thể dục thể thao ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Đề tài khoa học cấp Nhà nước)

Chất lượng nguồn nhân lực TDTT theo kết quả khảo sát của đề tài “Giải pháp phát triển kinh tế thể dục thể thao ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” do GS.TS Lưu Quang Hiệp làm chủ nhiệm cho thấy phần lớn nguồn nhân lực

của TT chuyên nghiệp được đánh giá ở mức trung bình trở lên. Tuy vậy, kết quả đó lại không ăn khớp với thực tế khi thiếu vắng những thành tích nhìn thấy được, cho thấy tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta chưa được hoàn thiện và bắt kịp với thế giới.

Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu, trong khi vẫn dư thừa lao động đã được đào tạo, thậm chí nhiều sinh viên chuyên ngành TDTT khi ra trường không tìm được việc làm theo đúng ngành đã được đào tạo, thất nghiệp hoặc làm công việc khác.

Về công tác huấn luyện: Trước đây, huấn luyện viên các môn TT ở nước ta chủ yếu lấy từ hai nguồn: từ những VĐV hết tuổi thi đấu do thiếu huấn luyện viên nên họ được chuyển ngang sang làm công tác huấn luyện và những sinh viên tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng TDTT. Cả hai lực lượng này đều có những ưu nhược điểm riêng. Những VĐV hết tuổi thi đấu tuy có chuyên môn giỏi nhưng họ lại chưa được học tập những kiến thức rất quan trọng của chương trình đại học mà mỗi huấn luyện viên cần được trang bị. Vì vậy, khi huấn luyện họ chỉ thực hiện theo cảm tính mà không có bài bản, phương pháp huấn luyện khoa học, cho nên sử dụng các bài tập, khối lượng, cường độ không phù hợp làm ảnh hưởng đến kết quả huấn luyện. Đối với những học sinh tốt nghiệp đại học, rất ít người trong số họ xuất phát là VĐV, cho nên trong quá trình huấn luyện, việc lựa chọn bài tập là một trong những khó khăn lớn trong công tác chuyên môn. Cho nên giáo án của họ thường nghèo nàn trong việc đưa ra các bài tập nhằm củng cố và nâng cao thành tích cho VĐV.

Hiện nay, rất nhiều VĐV sau khi giải nghệ đã không ngừng học tập để trở thành những huấn luyện viên giỏi cả về lý thuyết và thực hành. Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận đó là việc học văn hoá hiện nay cho VĐV chưa được quan tâm, hầu hết chỉ là học cho xong chứ không phải học để trang bị kiến thức. Điều này dẫn đến tình trạng trình độ văn hoá của VĐV nước ta hiện nay còn thấp.

của mỗi huấn luyện viên gặp muôn vàn khó khăn, dẫn đến mặt bằng trình độ của huấn luyện viên Việt Nam hiện nay còn thấp so với quốc tế.

Chất lượng công tác trọng tài cũng ngày càng được cải thiện. Theo chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020, nước ta đã có hơn 100 trọng tài được công nhận là trọng tài đẳng cấp châu Á và thế giới. Tuy nhiên, với những trọng tài cấp quốc gia vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết: trình độ của trọng tài còn hạn chế dẫn tới những sai sót không đáng có trong quá trình điều hành thi đấu; một số trọng tài còn có biểu hiện không tốt về đạo đức, phẩm chất cá nhân… Những hiện tượng này xảy ra chủ yếu trong môn TT đối kháng mà cụ thể là bóng đá.

Về lao động quản lý, kết quả điều tra chính thức của Đề án “Đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ ngành TDTT đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và tham gia bộ máy điều hành các tổ chức thể thao quốc tế” do Bộ văn hóa, thể thao và du lịch thực hiện và công bố gần đây nhất (năm 2013) đã có đánh giá còn ở mức khiêm tốn, cụ thể là:

- Trình độ nghiệp vụ chuyên môn (TDTT và các lĩnh vực liên quan): Cán bộ được đào tạo chuyên môn có 1.657 người được đào tạo trong nước (chiếm 33,7%) và 86 người được đào tạo ở nước ngoài (1,75%), trong đó có 75 tiến sĩ và 446 thạc sĩ, còn lại là bậc cử nhân và cao đẳng, trung cấp,..

- Trình độ về kiến thức quản lý nhà nước: Tất cả các công chức cơ quan TDTT đã qua khóa bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước ở ngạch đang làm việc. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là cán bộ ngạch chuyên viên và tương đương (54,3%), nhóm cán bộ chuyên viên chính và cao cấp chiếm tỷ lệ rất thấp (tương đương 6,7% và 0,38%). Điều này chứng tỏ trình độ về quản lý nhà nước của các

cán bộ TDTT ở nước ta hiện nay vẫn còn hạn chế, thiếu cán bộ có năng lực quản lý cao.

- Trình độ ngoại ngữ: Cán bộ công chức TDTT biết ngoại ngữ là 2420 người chiếm 49,2% tổng số nhân lực trực tiếp làm công tác TDTT tại các đơn vị. Theo tình hình thực tế, hầu hết những cán bộ, huấn luyện viên, trọng tài TT ở Việt Nam có trình độ ngoại ngữ không cao, đặc biệt là tiếng Anh, trong quá trình công tác đều phải qua phiên dịch khiến cho hiệu quả hoạt động không cao trong việc đàm phán và thương lượng. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế về TDTT như hiện nay, yêu cầu phải nắm vững tiếng Anh, nhất là tiếng Anh chuyên ngành để đọc được các văn bản luật quốc tế và tiến hành trao đổi, thương thuyết với các tổ chức TT trên thế giới là vô cùng cấp thiết. Đây có thể nói là một trong những điểm yếu lớn của nguồn nhân lực TDTT Việt Nam so với các nước trong khu vực như Philippin, Thái Lan, Singapore,…

Chiến lược Phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 đã có nhận định rằng “còn thiếu chính sách thu hút nhân tài TT; thiếu hụt nguồn VĐV, huấn luyện viên, trọng tài… Quy chế tuyển dụng VĐV nước ngoài đối với các đội tuyển TT chưa phù hợp với thực tiễn phát triển TT chuyên nghiệp” và “Chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho TDTT, thiếu chính sách và các quy định về đào tạo nguồn nhân lực cho TDTT, nhất là đối với TT thành tích cao”.

Những tồn tại liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực có nguyên nhân đến nhiều từ chất lượng của hoạt động đào tạo nguồn nhân lực TDTT. Báo cáo tham luận của PGS. TS. Lâm Quang Thành tại Hội nghị phát triển kinh tế TDTT khi Việt Nam gia nhập WTO đã chỉ ra những hạn chế lớn của đào tạo nguồn nhân lực cho ngành TT ở các trường đại học như sau:

- Hiện trạng đơn ngành của trường đại học TDTT: chủ yếu có giáo dục thể chất, huấn luyện TT; mở ra ngành đào tạo mới rất khó khăn, kém thu hút: y sinh học TDTT, quản lý TDTT; chưa đủ điều kiện mở ngành đào tạo mới đáp ứng nhu

+ Chưa “thỏa đáng” giữa môn học đại cương và môn học chuyên ngành + Học theo niên chế, chưa đa dạng, liên thông, tự chọn.

+ Đã lâu… chưa được cải tiến, còn mang nặng tính hàn lâm

+ Ít tạo được kỹ năng nghề nghiệp cao, năng lực sáng tạo, năng lực hoạt động xã hội, năng lực tự lập nghiệp.

- Hiện trạng nội dung đào tạo (giáo dục thể chất, huấn luyện TT): rất nặng nề; nội dung thiết thực được học rất ít; nội dung chưa hoặc ít cần thì học tập quá nhiều; sách tham khảo nước ngoài được sử dụng ít; giáo trình chưa được tinh chỉnh, thay thế, bổ sung.

- Hiện trạng phương pháp giảng dạy:

+ Truyền thụ kiến thức theo kiểu độc thoại là chủ yếu: phấn bảng, chép slide + Hỗ trợ của công nghệ thông tin và các công cụ hiện đại còn rất ít

+ Không thích ứng với khối lượng tri thức mới tăng nhanh + Phương pháp đánh giá nặng nề về kiểm tra trí nhớ

+ Không khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của người học + Thầy là trung tâm

- Hiện trạng cơ chế quản lý: + Mang nặng tính hành chính

+ Cơ chế quản lý tập trung, cứng nhắc của Bộ giáo dục đào tạo, Bộ văn hóa, thể thao và du lịch (ngân sách Nhà nước)

+ Hạn chế rất nhiều quyền tự chủ và tính chủ động của các trường + Chậm trễ trong đổi mới tạo nên sự bất cập so với yêu cầu.

+ Các trường chưa thực sự là chủ thể, là động lực của quá trình đổi mới để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.

- Hiện trạng chất lượng đào tạo

+ Chất lượng “cao” được “ghi nhận”, chất lượng đại trà chưa đáp ứng được yêu cầu.

+ Kỹ năng nghề nghiệp, năng lực sáng tạo, năng lực hoạt động xã hội, năng lực tự lập nghiệp chưa cao.

+ Trình độ, khả năng nhận thức trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ còn lạc hậu

+ Trình độ ngoại ngữ, tin học… yếu

Không chỉ có những hạn chế về cơ chế, đào tạo ở các trường đại học TDTT còn vấp phải những vấn đề về chất lượng ngay từ khâu tuyển sinh. Hàng năm, quy mô tuyển của các trường tăng, nhưng yêu cầu chất lượng lại không được chú trọng nâng cao. Cụ thể, điểm sàn đầu vào của trường đại học TDTT Bắc Ninh – trường đầu ngành về đào tạo nhân lực TDTT – luôn ở mức thấp, trong đó môn Toán và Sinh học nhân hệ số 1, năng khiếu nhân hệ số 2. Năm 2013 điểm sàn cả khoa giáo dục thể chất và huấn luyện TT đều là 21,5 điểm, bình quân mỗi môn học sinh chỉ cần đạt chưa đến 5,5 điểm là đỗ. Trong khi đó, chương trình đào tạo của trường có rất nhiều kiến thức hàn lâm, nặng về lý thuyết, đòi hỏi tư duy. Với nguồn vào phần nhiều có năng lực yếu kém như vậy thì khó lòng đòi hỏi được ở những tân sinh viên này khả năng tiếp thu kiến thức tốt, và càng khó để vận dụng cũng như tiếp nhận những thành tựu mới của thế giới.

Thêm vào đó, đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực hoạt động TDTT bao gồm rất nhiều lĩnh vực: cán bộ - nhà quản lý TT, giảng viên – viên chức TT, huấn luyện viên, trọng tài, nhà khoa học, y học, tâm lý học… TT, nhà kinh doanh, sản xuất, thiết kê, xây dựng…TT, nhà báo, truyền thông TT, nhà môi giới TT. Hiện nay ở nước ta vẫn chưa có chương trình đào tạo đa dạng để đáp ứng cho nhu cầu đó.

2009 toàn ngành TDTT có 99 tiến sĩ, trong đó có 4 giáo sư và 19 phó giáo sư; có 649 thạc sĩ được đào tạo trong nước và ở nước một số nước như Nga, Úc, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc… Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu của Viện Khoa học TDTT và một số Trường đại học TDTT đã được bổ sung thêm nhiều trang thiết bị nghiên cứu hiện đại. Bệnh viện thể thao Việt Nam (bệnh viện loại II) đã được xây dựng và chính thức hoạt động từ năm 2007 với hơn 100 y, bác sỹ; 22% số tỉnh, thành phố có bác sỹ TT; các trường đại học TDTT đều có trung tâm y học TT hoặc trung tâm nghiên cứu khoa học và y học TT”.

Một trong những cơ sở điển hình về phong trào nghiên cứu khoa học là Trường đại học TDTT Bắc Ninh. Trong năm học 2009 - 2010, Hội đồng khoa học nhà trường đã nghiệm thu 17 đề tài cấp trường và 1 đề án, 13 đề tài cấp bộ môn. Các công trình nghiên cứu đều được đán giá xếp loại Khá trở lên. Các đề tài nghiên cứu này đều tập trung vào hướng giải quyết những vấn đề thực tiễn trong hoạt động giảng dạy, đào tạo TDTT.

Số lượng sinh viên làm luận văn tốt nghiệp cũng đã tăng nhiều so với dự kiến. Trong năm học 2009 – 2010 có tới 200 sinh viên đạt tiêu chuẩn làm luận văn tốt nghiệp chiếm tỷ lệ 38,75%. Kết quả bảo vệ luận văn đạt 95% loại khá trở lên, trong đó 41% xếp loại xuất sắc.

Việc duy trì và phát triển câu lạc bộ khoa học sinh viên vẫn luôn được nhà trường quân tâm, tạo điều kiện. Đây chính là nơi “ươm mầm” cho các tài năng khoa học hay chí ít ra đó cũng chính là môi trường tốt để các sinh viên làm quen, học tập và bước đầu tham gia công tác nghiên cứu khoa học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hiện nay, câu lạc bộ khoa học sinh viên đã thu hút được trên 70 thành viên là sinh viên của tất cả các khóa học trong nhà trường.

Công tác xuất bản sách giáo khoa, giáo trình phục vụ công tác đào tạo trong năm qua cũng được chú trọng đầu tư phát triển. Nhà trường đã xuất bản 35 bộ

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành thể dục thể thao Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w