Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành thể dục thể thao Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 (Trang 45 - 47)

Trong cả giai đoạn 2009 - 2013, chi cho đào tạo VĐV tăng 22 tỷ đồng, từ 68 tỷ năm 2009 lên tới 90 tỷ trong năm 2013. Có một chút biến động xảy ra vào năm 2010 và 2012 khi con số này đã giảm chỉ còn lần lượt là 63,5 và 65 tỷ đồng. Về tỷ trọng, chi cho đào tạo VĐV chỉ nằm trong khoảng 4 - 5% trong cả kỳ nghiên cứu.

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng chi (tỷ đồng) 1.519,0 1.375,1 1.468,0 1.558,0 1.820,0 Chi cho đào tạo VĐV (tỷ đồng) 68,00 63,50 70,00 65,00 90,00 Tỷ trọng chi đào tạo VĐV (%) 4,47 4,62 4,77 4,17 4,95

(Nguồn: Vụ tài chính – Tổng cục thể dục thể thao)

Trong năm 2011, đầu tư cho VĐV đã được tăng lên và tập trung cho các môn trọng điểm thay vì dàn trải như trước. Quyền Anh được đầu tư 80.000 USD, gần gấp ba so với năm 2010 (30.000 USD). Kinh phí của điền kinh cũng tăng từ 80.000 USD năm 2010 lên 120.000 USD năm 2011. Năm 2011, cử tạ được đầu tư 80.000 USD, cao hơn rất nhiều số tiền đầu tư năm 2010 cũng chỉ với 80.000 USD cho cả hai môn cử tạ và thể hình.

Giai đoạn 2015 – 2020 sắp tới, Bộ văn hóa, thể thao và du lịch đã lên kế hoạch xin ngân sách Nhà nước khoảng 100 tỷ đồng (4,8 triệu USD) để đưa 20 VĐV ưu tú đi tập huấn ở Nhật Bản, Mỹ, Bulgari và Pháp để chuẩn bị cho Olympic 2016 ở Rio de Janeiro (Brazil) và Asiad 2018 ở Indonesia. Để kế hoạch này được thực hiện, thành tích của quốc gia ở Seagames 28 sắp tới sẽ có tác động quan trọng.

Riêng trong năm 2015, 14 môn trọng điểm được đầu tư 1,6 triệu USD (khoảng 33 tỷ đồng) cho tập huấn, trong đó 5 môn mũi nhọn gồm điền kinh, bơi lội, cử tạ, bắn súng, thể dục dụng cụ được dành 1 triệu USD (khoảng 21 tỷ

vọng nhiều như các môn võ đã không còn được quá chú trọng do thành tích đi xuống.

Nguồn nhân lực cho phát triển TDTT chủ yếu từ 2 nguồn chính là: từ các trường lớp chính quy và qua các phong trào TDTT. Chuyển nhượng VĐV (trong kinh tế học gọi là biến động hay chuyển dịch lao động) còn ít, lẻ tẻ, chủ yếu trong bóng đá. Gần đây, đã có chú trọng phát triển nguồn nhân lực bằng cách đầu tư vào các tài năng bóng đá, tăng cường bổ sung cầu thủ giỏi thông qua chuyển nhượng, mua bán cầu thủ. Bóng rổ và bóng chuyền cũng đang dần tiến tới con đường chuyên nghiệp hoá với những đầu tư chú ý vào phát hiện, đào tạo các tài năng cũng như chuyển nhượng, mua bán cầu thủ nhưng tất cả cũng mới chỉ là bước đầu, đáng khích lệ.

TT người khuyết tật còn chưa được quan tâm đúng mức. Chế độ đãi ngộ, đầu tư tập luyện cho VĐV khuyết tật còn thiếu thốn nhiều so với VĐV bình thường, dù thành tích của TT người khuyết tật là rất đáng khích lệ.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành thể dục thể thao Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w