Kết quả hoạt động đầu tư phát triển ngành thể dục thể thao Việt Nam giai đoạn 2009 –

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành thể dục thể thao Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 (Trang 50)

giai đoạn 2009 – 2014

Trong thời gian qua, hoạt động đầu tư phát triển ngành thể dục thể thao đã đạt được một số kết quả, cụ thể như sau:

2.3.1. Về hệ thống cơ sở hạ tầng cho thể dục thể thao

Trong thời gian qua, các công trình phục vụ nhu cầu luyện tập, giải trí TT của nhân dân cũng như thi đấu đã có sự tăng đáng kể cả về lượng và chất. Hiện nay, cả nước có 572 công trình đủ tiêu chuẩn thi đấu cấp quốc gia và quốc tế (một số công trình phục vụ cho TDTT phong trào); ngoài ra, có khoảng 27.149 công trình TT công cộng phục vụ nhu cầu tập luyện TDTT của nhân dân do Nhà nước và các tổ chức kinh tế - xã hội đầu tư xây dựng; khoảng 60 – 70% xã, phường, thị trấn đã dành đất cho TDTT, trong đó khoảng 30% xã, phường có sân bóng, hồ bơi, nhà tập. Chỉ trong một số năm từ 2011 – 2013, số lượng công trình TT (với các quy mô khác nhau) đã có sự gia tăng đáng kể với 13.017 công trình, tương đương 46,74% (Bảng 2.12). Trong đó, công trình có khán đài tăng hơn 300% từ 580 (2011) lên 2.458 công trình (2013).

Bảng 2.12. Số công trình tập luyện và thi đấu trên toàn quốc

(Đơn vị: công trình) 2011 2013 Thay đổi Tổng số 27.849 40.866 13.017 I. Có khán đài 580 2.458 1.878 Sân vận động ( Sân ) 205 234 29 Nhà thể thao ( Nhà ) 222 364 142 Bể bơi ( Bể ) 69 59 -10

Trường bắn thể thao (Trường) 15 17 2

Các sân TT riêng cho từng môn ( Sân ) 69 1784 1.715

II. Không có khán đài 27.269 38.408 11.139

Sân vận động (Sân) 9.423 10.526 1.103

Điền kinh (Sân) 627 1.191 564

Quần vợt (Sân) 2.061 2.072 11 Bóng chuyền (Sân) 10.194 20.079 9885 Bóng rổ (Sân) 928 541 -387 Sân khác (Sân) 571 1.628 1.057 Nhà tập luyện 3.003 1.915 -1.088 Bể bơi (Bể) 462 456 -6

chất và không gian cho việc tập luyện TDTT là khá rõ. Theo số liệu báo cáo quy hoạch phát triển TDTT của Hà Nội giai đoạn 2014-2020 cho thấy dân số Hà Nội năm 2012 xấp xỉ 7 triệu người, đến năm 2020 dự báo tăng lên là 10 triệu người, mật độ dân cư ở thành phố là 20.953 người trên 1km2. Đông nhất là quận Đống Đa là 39.307 người/km2, quận Hai Bà Trưng có mật độ 31.011 người/km2. Trong khi đó số cơ sở dịch vụ tập luyện TDTT công lập có quy mô 4-5 môn, người tập 300-500 người chỉ có 2-3 cơ sở trên mỗi quận, cơ sở dịch vụ của tư nhân có trung bình 6-8 địa điểm, riêng môn bóng đá mini, quần vợt, cầu lông với hội viên 40-50 người. Rõ ràng hệ thống mạng lưới cung ứng dịch vụ tập luyện TDTT còn rất mỏng.

Do đời sống vật chất, tinh thần và lối sống văn minh đang ngày càng đòi hỏi chất lượng dịch vụ tập TDTT hoàn hảo hơn nhiều. Người tập chọn cơ sở dịch vụ có môi trường an toàn, sạch sẽ, ngoài tập luyện còn được hưởng thụ lợi ích dịch vụ mở rộng như các yêu cầu sinh hoạt liên quan. Tuy nhiên, đối với các cơ sở hiện có phục vụ cho nhu cầu tập luyện TDTT, các dịch vụ đi kèm vẫn chưa được chú ý khai thác. Hơn nữa, các cơ sở dịch vụ TDTT (thu phí) vẫn còn tồn tại những bất cập về sân bãi, thái độ phục vụ, môi trường vệ sinh,…

Về sự phân bố các công trình, năm 2011, sự tập trung chủ yếu nằm ở phía Bắc như vùng Bắc Trung Bộ (6.507 công trình), Đồng bằng sông Hồng (6.307 công trình) và Đông Bắc (3.469 công trình). Vùng có ít công trình TT nhất là Tây Bắc (461 công trình). Số công trình trên 1 vạn dân của vùng này cũng thấp nhất cả nước (1,754). Điều này có thể giải thích dựa vào quỹ đất điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa hình, khí hậu vùng. Những vùng tập trung nhiều công trình đều có không gian tương đối rộng, địa hình bằng phẳng, khí hậu không quá khắc nghiệt, thuận lợi cho tập luyện.

Những vùng có nhiều công trình TT kể trên cũng đều có mật độ công trình trên 1 vạn dân thuộc nhóm cao nhất cả nước và cao hơn mức trung bình. Duyên hải Nam Trung Bộ dù không có nhiều công trình nhưng lại đạt mật độ cao (4,008), hơn mức trung bình cả nước (3,204), cho thấy cơ hội thụ hưởng nhiều hơn của người dân với những công trình TT.

Đến năm 2013, sự phân bố có đôi chút thay đổi, nhưng Bắc Trung Bộ vẫn là nơi có nhiều công trình nhất (10.833), đồng thời là nơi có mật độ dày đặc nhất (10,519 công trình/1 vạn dân tính theo dân số 2012) dù đây không phải là vùng có tiềm lực kinh tế mạnh, thậm chí nhiều địa phương còn thuộc diện khó khăn. Điều này một phần làm nên những khởi sắc trong thành tích TT của vùng thời gian qua. Trái lại, Đông Nam Bộ tuy có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao nhất cả nước nhưng lại không chú trọng đầu tư xây dựng cho TT. Các tỉnh thành phía Nam nói chung ít được đầu tư cơ sở vật chất TDTT hơn phía Bắc.

Nhìn chung hiện nay, nước ta còn quá ít các cơ sở, khu vui chơi, giải trí, hoạt động TDTT trong nhân dân, cả ở các khu đô thị lẫn nông thôn. Ngay ở những thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng rất thiếu những trung tâm, câu lạc bộ TDTT đáp ứng nhu cầu về dịch vụ TDTT chất lượng cao.

thi đấu

- Sân vận động có khán đài 41 43 13 50 39 14 13 17 230

- Nhà thi đấu có khán đài 56 94 14 61 56 17 18 39 355

- Bể bơi có khán đài 17 9 1 5 8 0 6 7 53

- Trường bắn thể thao 5 0 0 1 1 0 0 2 9

- Các sân thể thao riêng cho từng môn 11 22 0 34 62 0 9 37 175

2 - Công trình TDTT tập luyện 9.124 3.881 1.311 10.682 5.447 2.270 1.473 4.220 38.408

- Sân bóng đá 2.818 1.072 118 3.279 1412 433 308 1.086 10.562

- Sân điền kinh 157 140 19 311 467 27 23 47 1.191

- Sân quần vợt 568 213 116 134 246 161 262 372 2.072 - Sân bóng chuyền 4.467 1.524 803 83 2.492 1.491 783 2.436 14.079 - Sân bóng rổ 119 44 33 56 114 62 14 99 541 - Nhà tập luyện 791 394 210 166 115 79 33 127 1.915 - Bể bơi 194 24 12 28 83 17 50 48 456 - Các loại sân tập khác 10 470 0 625 518 0 0 5 1.628 Tổng số công trình TDTT 9.254 4.049 1.339 10.833 5.613 2.302 1.519 4.322 39.231 Dân số 2013 (vạn người) 2.043.94 719,03 431,78 1.029,77 906,48 546,04 1.545,96 1.747,89 8.970,89 Số công trình/1 vạn dân 4,528 5,631 3,101 10,519 6,192 4,215 0,983 2,473 4,373

Các công trình TT trong các trường học không có nhiều và chưa bảo đảm yêu cầu phục vụ công tác giáo dục thể chất, chất lượng còn kém, đa số không đúng quy định. Phần lớn các công trình tập trung ở các thành phố lớn có nhiều trường học, hiệu quả sử dụng chưa cao. Trang thiết bị thiếu nhiều và chưa đảm bảo chất lượng. Dù đã được cải thiện ở mức độ nhất định, song những công trình này vẫn còn thiếu nhiều cả về chất và lượng so với yêu cầu.

Bảng 2.14. Thực trạng cơ sở vật chất thể dục thể thao trong trường học

Tiêu chí Tiểu học học cơ Trung sở Trung học phổ thông Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề Cao đẳng, đại học Tỷ lệ trường đủ sân bãi, nhà tập để

giảng dạy TDTT 20% 40% 55% 60% 80%

Tỷ lệ trường có đủ điều kiện sử

dụng sân bãi ngoài giờ 5% 5% 10% 10% 20%

Tỷ lệ trường không có sân bãi

luyện tập TDTT 50% 60% 45% 40% 20%

(Nguồn: Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao quốc gia đến năm 2020)

Theo bảng 2.14, phần lớn các trường không có sân bãi luyện tập TDTT rơi vào khối tiểu học và THCS. Đây là bằng chứng cho thấy sự thiếu thốn về điều kiện cơ sở vật chất TDTT, kéo theo sự thiếu vắng những hoạt động thể chất bổ ích cho học sinh. Điều này một phần dẫn tới tình trạng học sinh chậm chạp, ù lì, kém phát triển thể lực, tầm vóc hay một bộ phận không nhỏ bị béo phì… do học quá nhiều mà ít được vui chơi, tập luyện.

Đất đai và kinh phí là những nguyên nhân chính cho thực trạng này. Đất dành cho xây dựng công trình TT phục vụ học sinh, sinh viên các trường thường tỷ lệ khoảng 0.6m2/học sinh và phân bổ không đồng đều ở các vùng, miền. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh… tỷ lệ đất dành xây dựng các công trình TDTT trong nhà trường khoảng 1.2m2/học sinh,

Theo Quy hoạch cơ sở vật chất kỹ thuật TT quốc gia đến năm 2020, nhìn chung các thiết bị, dụng cụ chuyên môn chưa được các đơn vị báo cáo đầy đủ, tuy nhiên theo đánh giá vẫn còn thiếu nhiều và chưa đồng bộ, hoàn chỉnh. Tại trung tâm huấn luyện TT quốc gia Hà Nội, các thiết bị, dụng cụ phục vụ đào tạo VĐV thuộc tương đối đầy đủ nhưng chưa đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế nên vẫn cần bổ sung và nâng cấp cho phát triển lâu dài. Trung tâm huấn luyện TT quốc gia thành phố Hồ Chí Minh thiếu, Trung tâm huấn luyện TT quốc gia Đà Nẵng không những thiếu mà chất lượng còn kém. Các thiết bị, dụng cụ chuyên môn TDTT phục vụ đào tạo cán bộ tại các trường còn thiếu, cần tăng cường đầu tư hiện đại.

Môn TT điển hình phải chịu sự thiếu thốn trong luyện tập phải kể đến là thể dục dụng cụ. VĐV những môn này phải tập luyện với những dụng cụ đã sử dụng qua nhiều năm, nhiều trang thiết bị được đầu tư từ cách đây gần 15 năm, không còn đáp ứng yêu cầu về chất lượng cũng như độ an toàn. Các dụng cụ mới rất ít và không phải do đầu tư mới mà do đội tuyển thương thảo với ban tổ chức trong quá trình đi thi đấu quốc tế, hoặc được phía nước ngoài chuyển giao những trang thiết bị đã qua sử dụng.

2.3.3. Về chất lượng nguồn nhân lực

VĐV, huấn luyện viên là những đối tượng đầu tiên được nhắc đến khi đề cập tới khái niệm nguồn nhân lực TDTT. Đối với VĐV, quy mô lực lượng của nước ta nhìn chung được mở rộng. Hơn nữa, ở cấp kiện tướng, số VĐV tăng 675 người từ 2009 đến 2012, chất lượng VĐV đã được cải thiện. Tuy nhiên, đến năm 2013, số VĐV lại giảm mạnh xuống dưới 2000 người do một lượng lớn VĐV hết thời, giải nghệ mà chưa bổ sung được đội ngũ kế cận.

Bảng 2.15. Số lượng, thành tích của vận động viên Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013 Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Số VĐV cấp cao - Cấp kiện tướng 1.517 1.672 1.719 2.191 1.237 - Cấp 1 2.022 2.257 2.122 3.086 1.871 Số VĐV được tập trung

đào tạo (VĐV quốc gia) 2.386 1.482

- VĐV trẻ 626 1.046 823 1.565 1.190

Số huy chương đạt được

- Quốc tế chính thức 351 289 TT thành tích cao: 297 HCV 228 HCB 248 HCĐ TT quần chúng trong đó có Para Games 6: 78 HCV 59 HCB 76 HCĐ 217 HCV 234 HCB 154 HCĐ 363 HCV 329 HCB 300 Đ - Quốc gia 6.776 7.032 5.247 HCV5.225 HCB 7.356 HCĐ 5.125 HCV 4.875 HCB 6.217 HCĐ 5.707 HCV 5.738 HCB 8.071 HCĐ

(Nguồn: Bộ văn hóa, thể thao và du lịch)

Về thành tích, trong giai đoạn này, tổng số huy chương cấp quốc gia tăng rất nhiều, song không nói lên được nhiều điều do chất lượng các giải đấu trong nước vốn được biết đến là không cao, chỉ mang tính cọ sát, thậm chí chỉ là “ao làng”. Nhưng ở cấp quốc tế, số huy chương ở các giải chính thức cũng tăng, cho thấy VĐV nước ta dần khẳng định được tài năng ở các đấu trường bên ngoài đất nước. Tuy vậy, số huy chương cũng nhiều hơn vào các năm lẻ (2009, 2011, 2013) vì đó là các năm Seagames được định kỳ tổ chức. Dù là đấu trường khu vực nhưng đại hội này cũng dần để lộ ra những dấu hiệu của một cuộc thi “ao làng”.

Sau thất bại tại Asiad 16 (2010), rất ít người quan tâm đến đấu trường SEA Games. Những người làm công tác quản lý TT có lẽ đã không còn ảo tưởng TT

thứ sáu khu vực Đông Nam Á, xếp sau Thái Lan (11 HCV), Malaysia (9), Indonesia (4), Philippines (3) và cả Myanmar (2). Trong số 11 HCV của Thái Lan thì có đến bảy thuộc các môn trong hệ thống thi đấu Olympic: điền kinh (1), quyền anh (1), đua thuyền buồm (3), taekwondo (2).

Như vậy TT nước ta đã tụt hạng so với các quốc gia trong khu vực và hướng đi những năm qua là sai lầm. Trong điều kiện kinh phí có hạn, VĐV tài năng không nhiều nhưng ngành TT lại đầu tư dàn trải quá nhiều môn, nhiều VĐV. Thậm chí mang cả những môn như đá cầu, bi sắt, lặn... để gom vào thành tích chung tại SEA Games mà ảo tưởng rằng chúng ta đang đứng trong top 3 khu vực. Trong khi đó, rất nhiều huy chương bạc (HCB) trong số 17 HCB của đoàn TT Việt Nam tại Asiad 16 đều rơi vào những môn Olympic và lẽ ra đã có thể biến thành HCV nếu được quan tâm, đầu tư đúng mức.

Bảng 2.16. Đánh giá của người sử dụng về chất lượng nguồn nhân lực thể thao chuyên nghiệp

Tổng

Mức độ đánh giá

Tốt Trung bình Kém Không đáp

ứng

n % N % n % n %

Huấn luyện viên 4174 1706 40,87 2306 55,25 86 2,06 76 1,82 Quản lý 3901 1029 26,38 462 63,86 345 8,84 36 0,92 Trọng tài 3874 879 22,69 459 68,35 308 7,95 39 1,01 Giảng viên TDTT 3783 1175 31,06 426 63,84 124 3,28 69 1,82

(Nguồn: GS. TS Lưu Quang Hiệp, Giải pháp phát triển kinh tế thể dục thể thao ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Đề tài khoa học cấp Nhà nước)

Chất lượng nguồn nhân lực TDTT theo kết quả khảo sát của đề tài “Giải pháp phát triển kinh tế thể dục thể thao ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” do GS.TS Lưu Quang Hiệp làm chủ nhiệm cho thấy phần lớn nguồn nhân lực

của TT chuyên nghiệp được đánh giá ở mức trung bình trở lên. Tuy vậy, kết quả đó lại không ăn khớp với thực tế khi thiếu vắng những thành tích nhìn thấy được, cho thấy tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta chưa được hoàn thiện và bắt kịp với thế giới.

Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu, trong khi vẫn dư thừa lao động đã được đào tạo, thậm chí nhiều sinh viên chuyên ngành TDTT khi ra trường không tìm được việc làm theo đúng ngành đã được đào tạo, thất nghiệp hoặc làm công việc khác.

Về công tác huấn luyện: Trước đây, huấn luyện viên các môn TT ở nước ta chủ yếu lấy từ hai nguồn: từ những VĐV hết tuổi thi đấu do thiếu huấn luyện viên nên họ được chuyển ngang sang làm công tác huấn luyện và những sinh viên tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng TDTT. Cả hai lực lượng này đều có những ưu nhược điểm riêng. Những VĐV hết tuổi thi đấu tuy có chuyên môn giỏi nhưng họ lại chưa được học tập những kiến thức rất quan trọng của chương trình đại học mà mỗi huấn luyện viên cần được trang bị. Vì vậy, khi huấn luyện họ chỉ thực hiện theo cảm tính mà không có bài bản, phương pháp huấn luyện khoa học, cho nên sử dụng các bài tập, khối lượng, cường độ không phù hợp làm ảnh hưởng đến kết quả huấn luyện. Đối với những học sinh tốt nghiệp đại học, rất ít người trong số họ xuất phát là VĐV, cho nên trong quá trình huấn luyện, việc lựa chọn bài tập là một trong những khó khăn lớn trong công tác chuyên môn. Cho nên giáo án của họ thường nghèo nàn trong việc đưa ra các bài tập nhằm củng cố và nâng cao thành tích cho VĐV.

Hiện nay, rất nhiều VĐV sau khi giải nghệ đã không ngừng học tập để trở thành những huấn luyện viên giỏi cả về lý thuyết và thực hành. Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận đó là việc học văn hoá hiện nay cho VĐV chưa được quan tâm, hầu hết chỉ là học cho xong chứ không phải học để trang bị kiến thức. Điều này dẫn đến tình trạng trình độ văn hoá của VĐV nước ta hiện nay còn thấp.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành thể dục thể thao Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w