Giải pháp tăng vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành thể dục thể thao Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 (Trang 75)

Thực tế nghiên cứu ở các nước trên thế giới cho thấy, nguồn đầu tư chủ yếu của TDTT đến từ ngân sách Nhà nước, các công ty xổ số kiến thiết, các công ty truyền thông, các tổ chức, người tiêu dùng và tình nguyện viên. Cấu trúc nguồn kinh phí và tài trợ chịu ảnh hưởng bởi đặc thù từng quốc gia và sự phát triển của ngành công nghiệp. Ở một số nước phát triển như Pháp, Italia, Thụy Điển… kinh phí cho TDTT bao gồm cả lương cho giáo viên giáo dục thể chất chiếm chưa đến 1% ngân sách Nhà nước, còn lại đến từ tiêu dùng của cá nhân trong việc mua sắm dụng cụ chơi TT, lợi nhuận của ngành công nghiệp TT. Trong cơ cấu chi tiêu của

ngân sách Nhà nước cho TT, ngân sách địa phương chiếm tỷ trọng cao hơn so với ngân sách Trung ương.

Như vậy, ngay cả những nước phát triển cũng không dành một tỷ trọng cao trong ngân sách Nhà nước cho TT mà kết hợp với vói các tổ chức xã hội để chia sẻ gánh nặng chi phí. Với một nước nghèo như Việt Nam, việc đòi hỏi tăng chi ngân sách cho TT càng là điều khó thực hiện, nhất là khi có nhiều hoạt động mang tính phúc lợi, không thu hồi được vốn. Bởi vậy, xã hội hóa nguồn vốn là lời giải hợp lý nhất cho bài toán kinh phí nan giải này. Xã hội hóa hoạt động TT là chiến lược quan trọng, nhằm thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển TT và phù hợp với xu thế phát triển TT hiện đại trên thế giới.

Dưới đây là một số giải pháp tăng vốn đầu tư cho TDTT:

3.2.1. Nhóm giải pháp kinh doanh

- Phát triển kinh tế TT

Kinh tế TDTT là khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều mảng, từ kinh doanh TT, thiết bị, dụng cụ TT, đến cho thuê công trình TT, hoạt động tư vấn…

Kinh doanh TT thường được hiểu là TT giải trí do TT chuyên nghiệp nước ta bị phụ thuộc quá nhiều vào ngân sách Nhà nước, nhưng trên thực tế đây cũng là lĩnh vực kinh doanh. Kinh doanh TT chuyên nghiệp lấy câu lạc bộ TT chuyên nghiệp làm cơ sở kinh doanh chủ yếu, trong đó, các sản phẩm TT được cung cấp cho người tiêu dùng thông qua VĐV chuyên nghiệp. Giá trị thương phẩm phụ thuộc vào trình độ thi đấu, biểu diễn của VĐV cũng như môi trường thi đấu, hình ảnh của VĐV trong mắt người tiêu dùng TT, sự thu hút từ nhân cách, sự giao lưu tình cảm của VĐV.

Kinh doanh TT chuyên nghiệp được thực hiện qua mô hình câu lạc bộ TT. Ở Việt Nam, bóng đá, bóng chuyền, xe đạp là những môn TT điển hình thực hiện mô hình này. Sở hữu câu lạc bộ có thể là đơn vị Nhà nước hoặc tư nhân, sử dụng nguồn tài chính của mình để trang trải cho hoạt động của câu lạc bộ, đồng thời huy

Đời sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân tăng lên đã thu hút ngày càng đông đảo khán giả đến với các cuộc thi đấu TT thành tích cao, TT chuyên nghiệp như: bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, tennis, taekwondo, golf…, đây là điều kiện thuận lợi để TT chuyên nghiệp phát triển kinh doanh và phần nào tự nuôi sống mình cũng như trang trải cho các công cuộc đầu tư.

Trong phạm vi trường học, kinh tế TT giúp đa dạng hóa nguồn thu tài chính, chia sẻ gánh nặng với Nhà nước, phát huy tính tự chủ. Ví dụ: mô hình công ty cổ phần kinh doanh TT chuyên nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật, công nghệ huấn luyện TT; tư vấn xây dựng quy hoạch các lĩnh vực trong hoạt động ngành TDTT; tổ chức thi đấu TT… Nguồn vốn đến từ vốn đóng góp của trường, cổ phần đóng góp của cán bộ, công nhân viên và các đơn vị ngoài ngành.

- Tăng cường công tác truyền thông, quảng bá và minh bạch các thông tin về thu hút đầu tư những lĩnh vực, sản phẩm TT ưu tiên trọng điểm theo từng giai đoạn cụ thể. Bên cạnh đó, tăng cường quảng bá và giới thiệu trên các phương tiện truyền thông về các sự kiện TT, các giải đấu trong nước và quốc tế nhằm; quảng bá và tư vấn vai trò của TDTT đối với sức khỏe;… nhằm thu hút sự quan tâm theo dõi và tham gia tập luyện của người dân nhằm kích thích thị trường hàng hóa và dịch vụ TDTT phát triển.

- Tiếp tục đẩy mạnh tìm hiểu về đặt cược TT – một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả để huy động nguồn vốn, nâng cao chất lượng hoạt động TDTT và góp phần chống tệ nạn cá cược bất hợp pháp. Theo những kết quả điều tra không chính thức của các tổ chức kiểm toán quốc tế, tổng giá trị các giao dịch của thị trường cá độ bất hợp pháp Việt Nam hàng năm lên tới hàng trăm triệu USD.

Đặc biệt trong thời gian diễn ra World Cup, Euro, cúp C1, ngoại hạng Anh, La Liga,… thị trường cá độ bóng đá ngầm hoạt động rất mạnh. Tổng giá trị giao dịch thời gian World Cup 2006 là 200 triệu USD.

Thay vì cấm đoán và truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi cá độ, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước trong việc tạo ra khung pháp lý chặt chẽ, vững chắc để quản lý hoạt động kinh doanh này, từ đó tăng thu cho ngân sách quốc gia thông qua đánh thuế, ngăn “chảy máu” ngoại tệ. Bằng những quy định của mình, Nhà nước cũng có thể tạo ra những rào cản với việc cá độ phi pháp, tránh gây ra những hậu quả xấu cho xã hội. Đồng thời, cá cược còn góp phần làm tăng thêm tính hấp dẫn của môn TT, kéo theo nhiều hiệu ứng tích cực khác về mặt tài chính.

Theo tính toán của Ban soạn thảo đề án đặt cược bóng đá, dự kiến có tối thiểu 7% trong số những người ở độ tuổi trên 18 có thể thường xuyên tham gia đặt cược, tương ứng với khoảng 3,5 triệu người (thời điểm dân số Việt Nam là 84 triệu người). Giả thiết trung bình mỗi tuần mỗi người đặt cược 100.000 đồng thì doanh thu từ hoạt động này một năm là 18.200 tỷ đồng (tương đương 1,13 tỷ USD ở thời điểm tính toán). Con số trên 1 tỷ USD cũng hoàn toàn khớp với số liệu ước tính của tổ chức kiểm toán quốc tế Deloite về thị trường đặt cược bất hợp pháp của Việt Nam. Như vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể được coi là một thị trường đặt cược TT tiềm năng.

Đặt cược TT ngoài các hình thức cá độ như đã đề cập còn có hình thức khác như xổ số TT nói chung và xổ số cho từng môn TT (độc lập với xổ số kiến thiết đang được áp dụng)… Kinh nghiệm ở Anh cho thấy xổ số có thể mang lại lượng vốn hàng triệu bảng để nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật. Năm 2013, 9,9 triệu bảng Anh đã được Hội đồng TT Anh huy động qua xổ số để thực hiện điều này.

- Chuyên nghiệp hóa hoạt động TT, trao quyền quản lý, tự cân đối tài chính cho các đơn vị kinh tế tư nhân. Đa dạng hóa các hình thức kinh doanh như liên

nước được thi đấu, cọ sát, tránh trường hợp chủ sở hữu câu lạc bộ TT vì thành tích mà lạm dụng các VĐV nước ngoài.

- Khai thác triệt để thương quyền trong hoạt động TDTT

Thương quyền trong TT là quyền khai thác giá trị thương mại của một hoạt động TDTT nào đó. Đây là khái niệm rất phổ biến trên thế giới, nhưng ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở một số môn như bóng đá, bóng chuyền do sức hút của chúng với khán giả nhiều hơn các môn khác. Ví dụ như quyền truyền hình trực tiếp giải bóng đá vô địch quốc gia V-league hay giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV cup. Trước đây bóng đá được truyền hình miễn phí, còn nay đã chuyển sang thu phí bản quyền. Đến nay các câu lạc bộ đã bắt đầu có nguồn thu từ 100 triệu đến 500 triệu đồng/năm tùy thuộc vào số lượng các trận đấu được truyền hình trực tiếp. Từ năm 2005 – 2009 mỗi mùa giải BTC thu khoảng 900 triệu đồng và năm 2010 nguồn thu này đạt trên 4 tỷ đồng và được chia đều cho VFF 50% và các câu lạc bộ 50%. Khi Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam ra đời nguồn thu từ bản quyền truyền hình đã đạt tới con số kỷ lục 30 tỷ đồng vào mùa giải 2012; 18 tỷ đồng (mùa giải 2013, 2014). Cần cải thiện các cơ chế quản lý, điều hành bóng đá chuyên nghiệp cũng như chất lượng của các trận đấu, trước là để thu hút khán giả đến với môn TT, sau là để thu hút tài trợ và bản quyền truyền hình cả trong và ngoài nước.

- Phát triển tiếp thị TT

Ở nước ta, công tác tiếp thị TT chưa được chú trọng. Đơn cử như việc không có số liệu về đóng góp của tiếp thị TT vào nguồn thu sau khi các sự kiện TT kết thúc. Điều này trái ngược với nước ngoài, khi mà ở hầu hết các sự kiện TT quốc tế, các nước đăng cai tính toán rất rõ ràng không chỉ thu chi tài chính từ công tác tiếp thị TT mà họ còn chứng minh thuyết phục hiệu quả của TT đối với nền kinh tế.

Chẳng hạn tại World Cup 2002, Nhật Bản đầu tư 4,5 tỷ USD, Hàn Quốc đầu tư 2 tỷ USD và thu hồi cho nền kinh tế khoảng 5,5 tỷ USD.

Hoạt động tiếp thị của các liên đoàn và các câu lạc bộ thường mang nhiều tính nghiệp dư và không ổn định. Các hình thức tiếp thị thường thấy là đặt biển quảng cáo trên sân thi đấu, gắn logo trên áo đấu, PR (họp báo, hội thảo hay tuyên bố thưởng lớn, thưởng “nóng” cho đội tuyển đạt thành tích tốt…)… Đây là sự bỏ phí cơ hội đầu tư rất đáng tiếc. Nhờ tiếp thị TT, các đơn vị sự nghiệp TT có thể tự huy động nguồn tài trợ, tự chủ tài chính mà không bị phụ thuộc vào nguồn vốn ngân sách. Để làm được điều đó, cần có các sản phẩm TT chất lượng cũng như bộ phận tư vấn tiếp thị chuyên nghiệp. Tiếp thị TT cần trở thành một nghiệp vụ độc lập, được thực hiện một cách quy củ và đa dạng hình thức, thay vì chỉ giới hạn ở một số hình thức quen thuộc như hiện nay.

Trong hoạt động marketing, các sản phẩm hàng hóa TDTT cũng giống như các sản phẩm hàng hóa khác cần tới (cần tạo dựng) hình tượng, hình ảnh của mình (thương hiệu, nhãn sản phẩm, logo, slogan, ...). Trên thế giới thịnh hành các nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa TT nổi tiếng như Nike, Reebok, Adidas, ... với các dụng cụ TT rất được người tiêu dùng ưa chuộng hay các tên tuổi các câu lạc bộ TT danh tiếng như Manchester United, Chelsea, ... với các cầu thủ, VĐV có giá tới hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đô la Mỹ trong các vụ chuyển nhượng, ...

- Đẩy mạnh truyền thông TT nói riêng

Ngày nay, ngành công nghiệp TT đang là một trong những phương thức kinh doanh có tiềm năng mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ. Đề cập đến ngành công nghiệp TT là đề cập đến rất nhiều lĩnh vực từ thực phẩm, vật dụng, trang thiết bị, quà lưu niệm, các sân vận động, kinh tế truyền thông TT đến vấn đề tài trợ.

Ước tính hàng năm, nguồn thu từ ngành công nghiệp TT trên toàn cầu là khoảng 350 tỷ đến 450 tỷ Euro (tưong đương 480 tỷ - 620 tỷ USD). Nguồn lợi

ngành công nghiệp TT của các nước trên thế giới. Nguồn lợi nhuận của truyền thông TT được lấy từ các nguồn của doanh thu quảng cáo, bản quyền truyền hình, các nhà tài trợ, tổ chức sự kiện, VĐV và khán giả. Không chỉ vậy, truyền thông còn tác động đến giá trị thương mại của môn TT thông qua tỷ lệ cá cược hay giá cổ phiếu của một câu lạc bộ TT ngoài quốc doanh.

Hộp 2.3. Các quyền thương mại tại Seagames 22

- Quyền sử dụng danh vị nhà tài trợ - Biểu tượng và dấu hiệu

- Bảo đảm độc quyền tài trợ - Biển quảng cáo trên sân

- Nhãn hiệu tài trợ trên trang web - In nhãn hiệu tài trợ trên ấn phẩm - In nhãn hiệu tài trợ trên vé

- Vé mời miễn phí tham dự

- Mời tham dự khai mạc và bế mạc - Ưu tiên mua vé tham dự sự kiện

- Tổ chức họp báo với sự hiện diện của Ban tổ chức - Nhãn hiệu tài trợ tại các sự kiện, lễ hội văn hóa - Chương trình giới thiệu các nhà tài trợ

- Trưng bày và bán sản phẩm - Được thông tin chi tiết về sự kiện

- Xuất hiện tại các buổi họp báo và trung tâm báo chí - Nhãn hiệu tài trợ đăng trên băng rôn cổ vũ sự kiện

hình chính thức

- Xuất hiện trên các bảng điện tử trước và sau mỗi cuộc thi đấu

- Nhãn hiệu tài trợ xuất hiện trên biển số thi đấu của VĐV (sản phẩm phụ)

- Nhà tài trợ cho các giải thưởng VĐV tiêu biểu (sản phẩm phụ) - Quyền sản xuất các vật phẩm kỷ niệm

3.2.2. Nhóm giải pháp huy động vốn

- Tăng cường công tác vận động tuyên truyền để tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về công tác TDTT trong tình hình mới, từ đó tham mưu và tranh thủ sự đầu tư

Mặc dù tỷ trọng vốn đầu tư của Nhà nước cho TDTT trong tổng vốn đầu tư phát triển rất thấp, nhưng không thể vì thế mà bỏ qua nguồn tài trợ này. Bản thân TDTT là ngành khó tìm kiếm lợi nhuận hơn nhiều ngành khác, nên nếu không có sự định hướng và tạo điều kiện thì sẽ rất khó huy động vốn. Vốn Nhà nước sẽ đóng vai trò “vốn mồi”, tạo đà cho khu vực tư nhân tham gia đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực TDTT.

Bên cạnh đó, Nhà nước có thể hỗ trợ TDTT thông qua công cụ pháp luật riêng có của mình. Các văn bản pháp quy nhằm thu hút, ưu đãi đầu tư, tạo môi trường đầu tư thuận lợi sẽ gây dựng cơ sở vững chắc, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn.

- Thay đổi cơ chế quản lý, tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp TT từng bước tự chủ tài chính

Hiện nay, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp TT phụ thuộc vào nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp. Ngược lại, ở nước ngoài, các hiệp hội, liên đoàn có thể tự doanh để trang trải kinh phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận phục vụ cho nhiều hoạt động khác. Nền kinh tế đang ngày càng chuyển mình theo hướng thị trường,

tiêu lợi nhuận, nhưng nó chỉ thực sự có hiệu quả nếu chính những hoạt động kinh doanh đó có ý nghĩa thiết thực đối với sự nghiệp TDTT, thay vì lợi dụng cơ chế để kiếm tiền bằng mọi giá. Khi đó, tự chủ tài chính không còn là biểu hiện chính xác của xã hội hóa TDTT nữa.

- Huy động vốn trên thị trường vốn: các công cụ trên thị trường vốn rất đa dạng, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng khoán phái sinh, các hoạt động thuê mua… TT có thể tận dụng thị trường vốn như một kênh huy động vốn hiệu quả, mà ở đó, chính áp lực từ phía nhà đầu tư sẽ tạo ra động lực vô hình làm tăng hiệu quả của các hoạt động TDTT.

- Thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân

TT hoàn toàn có thể thu hút sự quan tâm của các đơn vị kinh tế tư nhân. Bóng đá nam chuyên nghiệp với vị thế môn TT vua đã được tận dụng làm công cụ truyền thông, quảng bá khá hiệu quả. Chỉ cần nhắc đến tên doanh nghiệp hay sản phẩm là có thể biết ngay đội bóng hoặc môn TT được doanh nghiệp tài trợ. Ví dụ, khi nhắc đến đồ gỗ Hoàng Anh là mọi người liên tưởng đến ngay đội bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, hay nói đến Gạch Đồng Tâm là ta nghĩ ngay đến đội bóng

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành thể dục thể thao Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w