Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành thể dục thể thao Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 (Trang 86)

3.3.1. Nhóm giải pháp quản lý nhà nước

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất trong nước, tăng tích lũy để có nguồn lực đầu tư.

- Khai thác triệt để các nguồn thu: nâng cao hiệu lực, hiệu quả làm việc của cơ quan thuế, cải cách hành chính, có chế tài xử phạt thích đáng cho hành vi trốn thuế…

- Triệt để tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước: Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp thì tiết kiệm chi tiêu và nâng cao hiệu quả chi ngân sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thực hành tiết kiệm phải trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực trong cả sản xuất và tiêu dùng. Thực hiện chi tiêu theo đúng chế độ, định mức, hạn chế các khoản chi ngoài kế hoạch. Bố trí cơ cấu chi ngân sách Nhà nước hợp lí.

- Thực hiện tốt chế độ đấu thầu trong việc mua sắm tài sản, vật tư có giá trị lớn. Đầu tư xây dựng các công trình phải có dự toán, thiết kế được duyệt, khi hoàn thành phải tổ chức nghiệm thu chặt chẽ và đảm bảo sử dụng kinh phí đúng mục đích, tránh các trường hợp rút ruột công trình, thất thoát lãng phí trong quá trình thi công xây dựng…

- Cải cách hành chính, lành mạnh hóa môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TDTT.

- Có chính sách ưu đãi phù hợp để thu hút các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư cho TDTT.

- Ngày càng hoàn thiện công tác thống kê, thu thập số liệu để hỗ trợ cho quá trình hoạch định chính sách.

cũng như những lợi ích kinh tế, văn hóa,… khác.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với sự nghiệp phát triển TDTT, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư, giảm thiểu thất thoát, lãng phí.

- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các môn TT thế mạnh.

Trước mắt cần hướng nguồn lực xã hội tránh đầu tư dàn trải cho những môn TT ít phổ biến, chiếm nhiều quỹ đất như golf… để tập trung vốn cho những môn TT mũi nhọn. Theo Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020, 10 môn TT trọng điểm loại 1 gồm điền kinh, bơi, cử tạ, Taekwondo, vật (hạng cân nhẹ), bắn súng, Karatedo, boxing (nữ), cầu lông, bóng bàn; 22 môn TT trọng điểm loại 2 là bóng đá, bóng chuyền, Judo, Wushu, cầu mây, đấu kiếm, thể dục dụng cụ, Pencak Silat, bắn cung, xe đạp, cờ vua và cờ tướng, bi sắt, lặn, bóng ném, Dance Sport, Sport Aerobic, quần vợt, thể hình, Canoe-Kayak, Rowing, Billiard-Snooker và Vovinam.

Đối với những môn TT thế mạnh, phù hợp với thể chất người Việt, có tiềm năng phát triển và cạnh tranh trên đấu trường quốc tế, cần tập trung đầu tư theo chiều sâu, đặc biệt là cho những cá nhân xuất sắc. Chuyển hướng mục tiêu giành huy chương một cách ồ ạt ở những cuộc thi “ao làng” sang những mục tiêu cao hơn ở các đấu trường tầm cỡ, dù số lượng có thể ít hơn nhiều.

Hộp 2.4. SEA Games 27 đốt của Việt Nam bao nhiêu tỉ?

SEA Games là ngày hội TT lớn nhất khu vực, là cơ hội cọ sát và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia Đông Nam Á với nhau. Đoàn TT Việt

Nam tham gia SEA Games 27 tại Myanmar với 750 thành viên, trong số đó 519 VĐV và 231 cán bộ, huấn luyện viên... cùng với đó là mục tiêu giành 70 HCV. Theo quy định, các đoàn đến SEA Games phải đóng lệ phí 50USD/người/ngày. Như vậy với 750 thành viên, mỗi ngày đoàn TT Việt NAm sẽ phải trả 37.500USD, tương đương 800 triệu đồng/ngày. Tính từ ngày lên đường cho tới lúc bế mạc, đoàn TT Việt Nam sẽ phải trả khoảng 700.000 USD (15 tỉ đồng) tại Myanmar. Tại SEA Game 27, đoàn TT Việt Nam giành 73 HCV, 86 HCB và 86 HCĐ; theo quy của Tổng cục TDTT, mỗi cá nhân đóng góp HCV sẽ nhận 45 triệu đồng tiền thưởng, HCB là 25 triệu và HCĐ là 20 triệu. Tính ra, quỹ thưởng cũng phải lên tới 17 tỉ đồng. Chỉ tính tiền ăn cho các mục tiêu SEA Games, ngân sách đã tốn thêm 19 tỉ đồng. Cộng các khoản, ít nhất 50 tỉ đồng từ ngân sách chi cho đoàn TT Việt Nam tại SEA Games 27. Với việc giành 73 HCV và vị trí thứ 3 toàn đoàn tại SEA Games 27, thì cũng đồng nghĩa 700 triệu đổi 1 HCV. Trong số 73 HCV, nhiều bộ môn không có cơ hội phát triển ở Việt Nam. Với 700 triệu đồng cho mỗi tấm HCV trong một cuộc thi đẳng cấp "ao làng", liệu có nên theo đuổi chăng? Nên chăng các nhà quản lý cần có một cái nhìn sâu rộng hơn, đầu tư theo chiều sâu, tập trung những môn thế mạnh và nằm trong hệ thống Olympic (hay ít ra cũng là ASIAD)... Như thế sẽ bớt tổn kém hơn mà lại hiệu quả.

Nguồn:http://www.xaluan.com/modules.php?name=News & file=article & sid= 769356

- Xây dựng chủ trương, chính sách cụ thể để khuyến khích các địa phương phát triển có trọng tâm các môn TT phù hợp với đặc điểm của mình; hình thành nên các môn TT ưu thế và đặc sắc của mỗi địa phương. TT được phát triển gắn với văn

hội chủ nghĩa, để có khả năng thúc đẩy việc xây mới các công trình TDTT và quản lý hiệu quả nhất.

- Đẩy mạnh giao lưu, hợp tác quốc tế, triển khai nội dung hợp tác đa dạng với các nước theo phương châm “đôi bên cùng có lợi”, học hỏi những thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến của thế giới. Tăng cường tham gia các thể chế, các phương thức liên kết quốc tế để hoàn thiện môi trường kinh doanh trong nước và hội nhập với kinh tế TT quốc tế.

3.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất

- Ban hành quy định về quy hoạch xây dựng các cơ sở TT; quy hoạch cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT quốc gia. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng, củng cố cơ sở vật chất TDTT quần chúng ở xã, phường, thị trấn, khu dân cư và phát triển TDTT học đường.

- Tiêu chuẩn hóa cơ sở vật chất trong các công trình cơ bản của ngành TDTT. Công tác tiêu chuẩn hóa các công trình thể TDTT dùng cho thi đấu là vấn đề cần sớm được giải quyết, nhằm đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn đăng cai, tổ chức các Đại hội TT khu vực, châu lục và thế giới; cho TT quần chúng, đặc biệt là các thiết bị tập luyện phục vụ dân sinh nhằm thực hiện mục tiêu tăng cường sức khỏe người dân, nâng cao tầm vóc thể lực người Việt. Tiêu chuẩn này cần có lộ trình nâng cao dần để tiếp cận với trình độ của thế giới và phù hợp với khả năng về nguồn lực đầu tư.

- Phát triển công nghiệp phụ trợ, trong đó có các ngành phụ trợ cho sản xuất trang thiết bị TDTT, tạo tiền đề cho nền sản xuất trang thiết bị TDTT phát triển, đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu.

- Phân bổ vốn tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT nhằm cải thiện điều kiện tập luyện, thi đấu, tạo điều kiện đăng cai tổ chức các giải thi đấu trong nước, quốc tế để thu hồi vốn; đồng thời giảm áp lực cho ngân sách Nhà nước khi hàng năm phải chi trung bình hàng chục nghìn USD để đưa VĐV ra nước ngoài tập huấn.

- Chú trọng tới công tác lập dự án, thẩm định dự án đầu tư, nhất là với những dự án phức tạp, quy mô vốn lớn, tránh trường hợp tính toán không kỹ lưỡng, không khai thác hết công dụng của công trình để phục vụ TDTT. Tuyên truyền, vận động mọi người tích cực, chủ động tham gia vào các môn TT giải trí: bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, bóng đá…; tổ chức các giải thi đấu TT quần chúng để thu hút được đông đảo mọi người tham gia, vừa rèn luyện sức khỏe, tạo tâm lý thoải mái đồng thời nâng cao tinh thần đoàn kết, tạo cơ hội giao lưu với các vùng lân cận, tận dụng được các công trình đã xây dựng.

3.3.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lựca. Giải pháp chung a. Giải pháp chung

- Tiêu chuẩn hóa trình độ nguồn nhân lực ở các bộ môn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu tham gia các tổ chức TT khu vực và quốc tế. Bên cạnh những bằng cấp thông thường, cơ quan phụ trách chuyên môn TDTT là Tổng cục TDTT có thể tổ chức cấp những chứng chỉ cần thiết cho những nghiệp vụ đặc thù.

- Xây dựng các quy định pháp lý, chế tài phù hợp trong công tác quản lý cán bộ, xây dựng các chế độ thi đua, khen thưởng và kỷ luật phù hợp chặt chẽ.

- Đổi mới tư duy quản lý, từ truyền thống mang tính hành chính sang quản lý chất lượng (ISO).

- Chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực luôn luôn gắn kết không thể tách rời với chính sách sử dụng cán bộ, lao động hợp lý, đãi ngộ và trả công tương xứng cho từng vị trí công việc được đảm trách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TDTT theo định hướng thị trường, đa dạng hóa giữa các hình thức đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhân lực hiện có. Nhà nước phải ban hành các chính sách và thống nhất quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển sự nghiệp TDTT. Đặc biệt chú trọng ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hoặc tiến hành lưu chuyển cán bộ để phục vụ sự nghiệp TDTT ở những địa bàn này.

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực một cách tổng thể và chi tiết theo những tiêu chí đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp TDTT.

- Mỗi cá nhân cần nâng cao trình độ ngoại ngữ, kiến thức và kỹ năng ứng dụng tin học, kiến thức các môn khoa học cơ bản liên quan (Toán thống kê, đo lường, phương pháp nghiên cứu khoa học...). Đối với các loại hình cán bộ TDTT, thực tiễn hoạt động không chỉ ở cán bộ lãnh đạo quản lý mà phần lớn hoạt động của các loại hình khác như giảng viên, huấn luyện viên, tổ chức thi đấu và làm trọng tài,.. đều phải có năng lực về quản lý hoạt động, vì nhiệm vụ của họ luôn gắn với các đối tượng khác và xã hội như học sinh, sinh viên, VĐV, người tập, người tiếp thu và thưởng thức,... do vậy các mặt về năng lực quản lý cũng là một tiêu chuẩn chung cho cán bộ TDTT.

b. Đối với nguồn nhân lực thể thao thành tích cao

- Đổi mới công tác quản lý và huấn luyện các đội dự tuyển và đội tuyển quốc gia, tỉnh, thành phố, quận, huyện. Xây dựng, đào tạo đội ngũ quản lý đội tuyển phù hợp theo đặc điểm thực tế của từng môn và nhóm môn TT. Quản lý chặt chẽ đội ngũ huấn luyện viên, trọng tài các cấp cơ sở đến quốc gia và quốc tế.

- Bổ sung kiến thức về các môn khoa học giáo dục (tâm lý, giáo dục học, lý luận TDTT, quản lý TDTT...) và các môn y sinh học (giải phẫu, sinh lý TT, Vệ sinh, y học..) để tạo nền tảng khoa học vững chắc cho công tác huấn luyện, tập luyện.

- Ban hành quy chế hỗ trợ bổ sung thêm cho VĐV, huấn luyện viên trong thời gian luyện tập và thi đấu các giải quốc tế lớn ASIAD, SEA Games… về chế độ đảm bảo dinh dưỡng, trang phục, tiền thưởng (thường xuyên theo định kỳ), hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, kinh phí chữa trị chấn thương ở nước ngoài cho VĐV (ngoài bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc theo những quy định hiện hành của Nhà nước), để VĐV yên tâm cống hiến.

- Cùng với quy chế chung về khen thưởng của Nhà nước (Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương) cho các VĐV và huấn luyện viên đạt thành tích xuất sắc trên các đấu trường quốc tế, cần có quy chế khen thưởng bổ sung về tiền, về hiện vật (thưởng những vật phẩm có giá trị cao như căn hộ, ô tô, các kỳ nghĩ dưỡng, du lịch…), có cơ chế ưu đãi trong tuyển dụng viên chức; được hỗ trợ trả thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản tiền thưởng và thu nhập chịu thuế do kết quả thành tích thi đấu đem lại; thành lập quỹ tài năng TT.

- Quan tâm nhiều hơn tới TT người khuyết tật, chăm lo tới điều kiện tập luyện, đời sống, chế độ đãi ngộ VĐV. Cần có sự ưu tiên nhất định với những đối tượng đặc biệt này.

- Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong phát hiện và tuyển chọn tài năng TT.

c. Đối với cán bộ quản lý

- Cải cách, hoàn thiện thể chế, cơ chế để phát huy vai trò quản lý của các liên đoàn, hội TT.

- Nâng cao nhận thức và hiểu biết kịp thời về tình hình chính trị, kinh tế xã hội và pháp luật liên quan. Nâng cao hiểu biết về các chế độ chính sách chung và quy định của ngành có liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp.

hiện kế hoạch; năng lực đánh giá kết quả lao động trên cơ sở chỉ tiêu, yêu cầu nhiệm vụ kế hoạch được giao; các nghiệp vụ về đầu tư như lập quy hoạch, lập dựa án, quản lý dự án, đấu thầu…

- Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng một cách có hệ thống đội ngũ cán bộ quản lý về TDTT làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước từ Trung ương tới địa phương (Bộ văn hóa, thể thao và du lịch; các Sở văn hóa, thể thao và du lịch; các Phòng Văn hoá-Thông tin); cán bộ quản lý TT làm việc trong các tổ chức xã hội về TT (Uỷ ban Olympic Việt Nam; Hiệp hội TT người khuyết tật Việt Nam), tổ chức xã hội-nghề nghiệp về TT (các Liên đoàn, Hiệp hội TT).

d. Đối với công tác giáo dục – đào tạo

- Xác định lại mục tiêu đào tạo: Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao phải luôn bám sát nhu cầu phát triển, tránh đào tạo tràn lan, không có kế hoạch khiến chất lượng không được đảm bảo, sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường.

- Đa dạng hóa đào tạo cả về đối tượng, hình thức và chương trình, đồng thời đảm bảo tính chặt chẽ, hiệu quả, dần xóa bỏ thói quen, lề lối dạy và học theo nếp cũ.

- Xây dựng chương trình đào tạo theo chuyên đề, đặc biệt là xây dựng chuyên đề đào tạo cho từng năm, bắt kịp với những vấn đề mới, “nóng”, trọng tâm trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình; chú trọng nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải sát với thực tế.

- Có chính sách đầu tư thích đáng bằng nhiều hình thức như học bổng khuyến khích, phối hợp với Bộ giáo dục – đào tạo đưa sinh viên, nghiên cứu sinh ra nước ngoài tu nghiệp, mời chuyên gia nước ngoài về giảng dạy trong nước… Liên kết đào tạo với các nước, đặc biệt với các nước có nền TT phát triển.

- Bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động TDTT ở cơ sở như giảng dạy, huấn luyện, tổ chức thi đấu, làm trọng tài, năng lực tiếp cận và sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật tiên tiến phục vụ công tác; kiến thức và năng lực tham gia các hoạt động đoàn thể, chính trị xã hội ở địa phương.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ cao thuộc nhiều lĩnh vực làm nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trọng điểm của Nhà nước, nơi đào tạo ra đội ngũ cán bộ quản lý, huấn luyện viên, giáo viên, giảng viên, bác sỹ TT có trình độ chuyên môn giỏi. Nhà nước có nhiệm vụ ban hành chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút các nhà khoa học đầu ngành về

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành thể dục thể thao Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 (Trang 86)