Sự tham gia của khu vực tư nhân vào TDTT là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành, nhất là trong bối cảnh ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp. Vốn tư nhân có thể chảy vào cơ sở vật chất, thị trường dụng cụ TT, phổ biến hơn cả là thị trường chuyển nhượng cầu thủ. Ví dụ về thị trường chuyển nhượng cầu thủ bóng đá (loại tài sản nhân lực TT hay lao động TT). Thị trường này rất sôi động trên thế giới, đem lại số thu cao. Brazil trong những năm 90 của thế kỷ trước đã xuất khẩu 2060 cầu thủ bóng đá, đem lại lượng ngoại tệ lớn. Nhờ vậy, kinh tế bóng đá của Brazil những năm ấy đạt khoảng 6 tỷ USD/năm.
Từ năm 2000 – 2001, ngành TDTT đã tiến hành thí điểm thực hiện chuyên nghiệp hóa một số môn TT, trong đó có bóng đá nam. Sau 10 năm thí
điểm chuyên nghiệp, Liên đoàn đã thành lập và tổ chức các giải thi đấu cho 14 câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp và 14 câu lạc bộ hạng nhất; kinh phí thu được từ kinh doanh bóng đá đáp ứng được khoảng 28%, ngân sách Nhà nước hỗ trợ khoảng 72% tổng kinh phí chi cho phát triển bóng đá chuyên nghiệp. Ước tính tổng nguồn thu tài chính của 28 câu lạc bộ năm 2005 là 454 tỷ đồng, bù được khoảng 32% tổng số chi. Một số câu lạc bộ điển hình về thành tích thi đấu, chất lượng cầu thủ cũng như thu tài chính có thể kể đến như Hoàng Anh Gia Lai, Sông Lam Nghệ An, Đồng Tâm Long An…
Trong thời gian đầu của quá trình chuyên nghiệp hóa (2001 – 2010), kinh phí hoạt động của các câu lạc bộ bóng đá chủ yếu dựa vào các nguồn thu sau:
- Ngân sách Nhà nước đầu tư hoặc sự hỗ trợ của cơ quan, tổ chức hoặc của các doanh nghiệp đang quản lý các câu lạc bộ.
- Bán thương quyền của các câu lạc bộ.
- Các khoản tài trợ, đóng góp, ủng hộ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
- Thu từ hợp đồng phân chia lợi nhuận với các sân thông qua bán vé xem các trận đấu có đội bóng của câu lạc bộ thi đấu.
- Bản quyền truyền hình các trận đấu.
- Các khoản thu khác từ hoạt động bóng đá, dịch vụ phù hợp với quy định của Quy chế bóng đá chuyên nghiệp.
Ở hai mùa giải đầu, nguồn kinh phí hoạt động của các câu lạc bộ chủ yếu do ngân sách địa phương hoặc tiền đầu tư của doanh nghiệp dao động từ 3 -5 tỷ đồng.
Các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp của các địa phương được bao cấp từ ngân sách Nhà nước và hỗ trợ của các doanh nghiệp (Đồng Tháp, Bình Định, Đà Nẵng, Nam Định, Sông Lam Nghệ An...) khoảng 2,5 – 3,5 tỷ đồng. Các câu lạc bộ bóng đá doanh nghiệp (Đồng Tâm Long An, Hoàng Anh Gia Lai...) với kinh phí hoạt động chủ yếu được trích từ chi phí quảng cáo của doanh nghiệp hàng năm khoảng 5 tỷ đồng. Tổng nguồn thu của từng câu lạc bộ ở giai đoạn
Bảng 2.4: Doanh thu của một số câu lạc bộ mùa giải thứ 9 (2008) và thứ 10 (2009) (Đơn vị: tỷ đồng) SHB Đà Nẵng Xi măng The Vissai Ninh Bình Hoàng Anh Gia Lai Hòa Phát Hà Nội Đồng Tâm Long An Sông Lam Nghệ An Khatoco Khánh Hòa Megastar Nam Định 2008 60 40 37 30,639 30 17 3,5 5,073 2009 49,411 46 40,962 29,06 35 18 10,266 10,092
(Nguồn: GS. TS Lưu Quang Hiệp, Giải pháp phát triển kinh tế thể dục thể thao ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Đề tài khoa học cấp Nhà nước)
Thực tế cho thấy các đội bóng của doanh nghiệp tư nhân, hoặc ít nhất là có sự tham gia góp vốn của tư nhân có nguồn kinh phí hoạt động dồi dào hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư phát triển, từ đó giúp câu lạc bộ đạt được những thành tích cao hơn. Những đội bóng lớn được nhắc đến nhiều thường là những cái tên như Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm Long An, SHB Đà Nẵng, Becamex Bình Dương,… Những câu lạc bộ có tiền thân ở khu vực nhà nước như Quân khu 4 do gặp khó khăn về tài chính cũng đã phải chấp nhận chuyển giao cho tư nhân (Ngân hàng Nam Việt Navibank).
Theo ông Phạm Văn Tuấn – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, khi thực hiện chủ trương xã hội hóa một cách triệt để, ngày nay, chỉ riêng 28 câu lạc bộ bóng đá ở 2 hạng cao nhất (V.League và hạng Nhất) đã huy động nguồn kinh phí đầu tư ước chừng 2.000 tỷ đồng mỗi năm từ xã hội. Đấy là chưa kể những khoản tiền rất lớn mà các doanh nghiệp đầu tư vào bóng đá bỏ ra để củng cố cơ sở vật chất, sân bãi phục vụ cho công tác đào tạo, huấn luyện... Không thể bì được với bóng đá, nhưng ở môn bóng chuyền, sau khi kết thúc năm vừa qua, ngân quỹ của Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam cũng có số dư tới hơn 15 tỷ đồng.
Hoàng Anh Gia Lai có lẽ là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong việc đầu tư cho lứa cầu thủ trẻ. Vào năm 2006, sau chuyến công tác tới Anh và gặp gỡ ban lãnh đạo câu lạc bộ Arsenal, chủ tịch Đoàn Nguyên Đức tiếp tục thực hiện những phi vụ đình đám khác trong lĩnh vực bóng đá thông qua việc thắt chặt quan hệ với đội bóng thành London. Đầu tiên là việc đặt biển quảng cáo của Hoàng Anh Gia Lai trên sân vận động Emirates với chi phí hàng triệu USD bắt đầu từ mùa giải 2007-2008 để quảng bá thêm cho thương hiệu doanh nghiệp, đồng thời củng cố ý định nghiêm túc của bầu Đức trong việc hợp tác với câu lạc bộ Arsenal để đào tạo cầu thủ.
Đầu năm 2007, bầu Đức chi 2 triệu USD góp vốn với câu lạc bộ Arsenal để mở Học viện Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG. Sau đó, ông cho đốn hạ 5 ha cao su đang vào tuổi thu hoạch (bình quân 300 triệu/ha/năm) để lấy quỹ đất rồi đầu tư thêm hàng chục tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất. Sau 7 tháng thi công, tháng 9/2007, Học viện Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG bắt đầu đi vào hoạt động với lứa cầu thủ khóa 1 Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường…
Tuy vậy, mỗi năm, số tiền chi cho bóng đá của ông chủ tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chỉ gần 50 tỷ đồng cho bóng đá (chưa tính tiền đầu tư cho cơ sở vật chất như xây khu nhà ở và các sân bóng). Trong đó, năm 2012 hết gần 48 tỷ, 2013 khoảng 49,5 tỷ. Đó là chi phí cho 4 đội bóng gồm: đội lớn Hoàng Anh Gia Lai dự V.League, 2 khóa Học viện Arsenal JMG và 1 lớp tuyến trẻ U19 được tập trung. Trong gần 50 tỷ đồng của bầu Đức để nuôi bóng đá, số tiền dùng cho đội lớn Hoàng Anh Gia Lai dự V.League đã chiếm đến 70% bao gồm những khoản “nặng” nhất là tiền lương, lót tay, tiền thưởng và tiền ăn ở di chuyển khi thi đấu.
Về cơ sở vật chất, câu lạc bộ đã đầu tư một khu ăn nghỉ đẳng cấp 5 sao cho đội trẻ ở Học viện Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG. Ngoài ra còn có sân vận động Pleiku - một công trình không chỉ phục vụ cho hoạt động thi đấu của câu lạc bộ mà còn mang tính phúc lợi cao. Sân được xây dựng trước năm 1975, ban đầu sức chứa chỉ chừng 5.000 khán giả. Từ khi đội bóng phố núi lên chuyên
toàn bộ.
Đổi lại, tiền lương của cầu thủ nội Hoàng Anh Gia Lai loại A hiện tại không có người nào vượt quá 25 triệu đồng/tháng. Lương cầu thủ ngoại thì cao thấp khác nhau nhưng cao nhất là Oseni cũng vào khoảng 9.000 USD/tháng. Do vậy, tiền đầu tư cho đào tạo trẻ với 3 tuyến hiện tại hằng năm chỉ tốn của bầu Đức khoảng 15 tỷ đồng.
So với nhiều câu lạc bộ chỉ nuôi một đội bóng dự V.League, 50 tỷ đồng chưa phải là một con số quá lớn khi mà hằng năm có những đội đã ngốn của ông bầu ngót nghét 60-70 tỷ đồng, thậm chí là cả 100 tỷ đồng như Becamex Bình Dương hay Xi măng Xuân Thành Sài Gòn như chính lời thừa nhận của bầu Thụy. Điều này có được là do Hoàng Anh Gia Lai có cơ sở vật chất sẵn có. Ví dụ tiền ăn hằng ngày nếu ở câu lạc bộ tại thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội thì phải mất tới 200.000 đồng/1 cầu thủ/ngày do phải đặt người khác nấu. Trong khi ở Hàm Rồng với chất lượng bữa ăn tương đương, tiền ăn chỉ vào khoảng 120.000 đồng/1 cầu thủ/ngày, tiết kiệm đến 25% so với các đội bóng khác.
Xã hội hóa được hiểu là một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt thời gian phát triển khả năng của con người và học hỏi các mẫu văn hóa của nhân loại. Đây chính là xã hội hóa cá nhân, giúp con người hòa nhập với xã hội, hình thành và phát triển nhân cách. Xã hội hóa TDTT là một bộ phận của xã hội hóa. Chủ trương này bắt đầu với Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ. Theo đó, "Xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển của sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao trong sự phát triển về vật chất và tinh thần của nhân dân".
Việc thu hút được nguồn vốn xã hội hóa có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển sự nghiệp TT. Nó không chỉ giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước mà còn giúp khơi thông nguồn vốn trong dân cư, tích tụ, tập trung, lưu chuyển vốn đến với những lĩnh vực cần đầu tư, mà cụ thể ở đây là TT. Nếu như trước đây, TDTT thường được nghĩ là một ngành khó tìm kiếm lợi nhuận, thì nay nó đã dần cho thấy tiềm năng của mình trong việc làm giàu cho xã hội. Nếu biết cách, đây sẽ thực sự là một mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư. Hơn nữa, khi người dân đầu tư cho TT cũng có nghĩa là đầu tư cho sức khỏe của chính mình, tác động dài hạn của nó là chắc chắn.
Với chính sách xã hội hóa hoạt động TDTT, đã có khá đa dạng loại hình kinh tế đầu tư vào kinh doanh các dịch vụ hoạt động TDTT (Bảng 2.5). Các công trình TDTT (các phòng tập luyện, sân bóng đá mini,…) do tư nhân xây dựng và quản lý ngày càng gia tăng ở các thành phố và tỉnh lớn. Ở một số môn TT, có thể nhận rõ sự đóng góp của tư nhân vào xây dựng các cơ sở vật chất nhằm mục đích cung cấp dịch vụ tập luyện và giải trí TDTT. Chẳng hạn, đối với kinh doanh về sân golf, tính đến năm 2011, cả nước có 90 dự án sân golf nằm trên địa bàn 34/63 tỉnh, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 24,5 tỷ USD, trong đó: vốn nước ngoài là 20,5 tỷ USD (chiếm 84%), vốn trong nước khoảng 4 tỷ USD (chiếm 13%). Trong số 90 dự án nằm trong quy hoạch có 21 dự án là do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn, 28 dự án liên doanh, còn lại 41 dự án đầu tư 100% vốn trong nước. Sự đa dạng hóa trong nguồn vốn xây dựng các sân golf thể hiện sự tham gia của các thành phần kinh tế trong việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho lĩnh vực TT nghỉ dưỡng, tập luyện sức khỏe.
Hoạt động của các
cơ sở TT Hoạt động của các câu lạc bộ TT Hoạt động TT khác Công ty cổ phần có
vốn nhà nước >50% 4,6
Doanh nghiệp tư nhân 2,3 7,9 4,4
Công ty TNHH tư nhân 34,1 58,7 55,6 Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 29,5 17,5 31,1 Công ty cổ phần có vốn nhà nước ≤50% 4,5 1,6 2,2 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 11,4 7,9 4,4
Doanh nghiệp liên
doanh với nước ngoài 13,6 6,4 2,3
Tổng 100 100 100
(Nguồn: Kết quả tổng điều tra doanh nghiệp năm 2010, Tổng cục Thống kê)
Các cơ quan quản lý TDTT của Nhà nước đang ngày càng tích cực trong việc kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa. Sở TDTT Hà Nội là một ví dụ điển hình. Hai đội bóng chuyên nghiệp của Hà Nội là Hòa Phát Hà Nội và Hà Nội ACB đã được tư nhân trực tiếp đầu tư trong nhiều năm qua. Câu lạc bộ cầu lông của thành phố cũng nhận được sự tài trợ của tập đoàn Ciputra, Indonesia. Hiện nay, câu lạc bộ mang tên Câu lạc bộ cầu lông Ciputra, hàng năm nhận được tài trợ gần 2 tỷ đồng. Liên đoàn Wushu Hà Nội thì nhận được khoảng 10.000 USD tài trợ hàng năm của hãng dầu Caltex. Một số cơ sở vật chất của Sở được chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu như cung TT tổng hợp Quần Ngựa, sân vận động Hàng Đẫy (từ năm 2005)…
Tuy nhiên, sự quan tâm đầu tư lại chưa được mở rộng ra các môn TT khác. Nếu như bóng đá nam, bóng chuyền được nhiều sự quan tâm cả từ phía người hâm mộ và các doanh nghiệp thì những môn như thể dục dụng cụ, cử tạ, bơi lội, điền kinh... lại không nhận được may mắn đó. Thậm chí, cũng chỉ trong nội bộ môn bóng đá, nhưng giữa bóng đá nam và bóng đã nữ đã có sự cách biệt rất lớn. Bắt đầu tổ chức mùa giải đầu tiên vào năm 1998, nhưng phải đến năm
2003 giải mới lần đầu được tài trợ bởi Kotex, và lần thứ hai diễn ra sau đó 8 năm với nhà tài trợ Công ty cổ phần thương mại Việt Á. Cũng ở mùa giải 2006 - 2007, với sự chung tay của Việt Á, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã công bố hỗ trợ cho 6 câu lạc bộ dự giải, tổng cộng số tiền là 320 triệu đồng. 2 địa phương gặp nhiều khó khăn là Hà Tây và Hà Nam được hỗ trợ 60 triệu đồng, Hà Nội, Than Cửa Ông, TP. HCM và Thái Nguyên được nhận 50 triệu đồng. So với bóng đá nam, những con số đó thực sự không đáng là bao.
Trong lĩnh vực sản xuất dụng cụ, trang phục TDTT, nhìn chung các doanh nghiệp có quy mô khá khiêm tốn. Bình quân mỗi doanh nghiệp chỉ có khoảng vài trăm lao động và quy mô tài sản mới đạt 56 tỷ đồng. Doanh thu bình quân mỗi doanh nghiệp vào khoảng 52 tỷ đồng (Bảng 2.6). Nếu theo tiêu chí của Chính phủ (theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP) về phân loại doanh nghiệp có thể thấy rằng các doanh nghiệp hàng hoá TDTT mới chỉ đạt quy mô nhỏ và vừa (Quy mô vừa đối với khu vực công nghiệp và xây dựng: theo nguồn vốn: từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng; theo lao động: từ trên 200 người đến 300 người).
Theo tiêu chí về lao động, tỷ lệ doanh nghiệp siêu nhỏ (micro) và doanh nghiệp nhỏ chiếm tỷ lệ tương ứng 27,59% và 36,21%; về quy mô vốn, tỷ lệ này là 86,2%.
Bảng 2.6. Quy mô của doanh nghiệp sản xuất, buôn bán thiết bị, dụng cụ thể dục thể thao năm 2010
Sản xuất Bán buôn Bán lẻ
Quy mô lao động (người) 272 9 9
Quy mô tài sản – trung bình (triệu đồng) 55.670,59 8.246,65 4.643,99 Quy mô tài sản – lớn nhất (triệu đồng) 608.466 136.075 201.853 Quy mô doanh thu–trung bình (triệu đồng) 52.499 5.619,3 2.760,2 Quy mô doanh thu – lớn nhất (triệu đồng) 557.390 159.432 120.012
(Nguồn: Kết quả tổng điều tra doanh nghiệp năm 2010, Tổng cục Thống kê)
Xét theo các yếu tố đầu vào sản xuất, vốn sản xuất của doanh nghiệp chủ yếu là từ nguồn đi vay, trong các năm 2007-2010, vốn tự có chỉ chiếm chưa đến
thể dục thể thao giai đoạn 2007 – 2010 (Đơn vị: %) 2007 2008 2009 2010 Sản xuất dụng cụ TDTT 34 33,1 45,6 41,7 Bán buôn dụng cụ TDTT 44,2 35,5 27,1 33,3 Bán lẻ thiết bị, dụng cụ TDTT 68,8 76,6 69,7 85
(Nguồn: Kết quả tổng điều tra doanh nghiệp các năm 2007 – 2010, Tổng cục Thống kê)
2.1.3. Vốn đầu tư nước ngoài
Đối với nguồn vốn nước ngoài, cho đến thời điểm hiện tại, sự tham gia của các nhà đầu tư ngoài nước trong lĩnh vực TDTT là chưa nhiều. Tỷ trọng doanh nghiệp có vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực TDTT chỉ chiếm trên dưới 10% (theo bảng 2.5). Các nguồn tài chính hỗ trợ đầu tư mới, nâng cấp công