Những vấn đề tồn tạ

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp vĩnh tường (Trang 122 - 129)

Bảng 2.27 Phiếu Nhập Kho

3.1.2. Những vấn đề tồn tạ

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, Công ty CP công ngiệp Vĩnh Tường còn tồn tại một số hạn chế trong tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Cụ thể là:

Về tổ chức bộ máy kế toán

Đội ngũ nhân viên kế toán còn thiếu, đặc biệt là chuyên viên kế toán. Do đó mỗi người phải kiêm nhiệm nhiều phần hành kế toán khác nhau. Điều này làm giảm tính khách quan trung thực của thông tin và khả năng chuyên sâu vào phần hành kế toán của mỗi nhân viên kế toán.

Về chi phí nguyên vật liệu

Để xác định được vật tư xuất kho cho sản xuất, Công ty sử dụng phiếu xuất vật tư theo hạn mức. Phòng tài chính kế toán sẽ định ra nguyên vật liệu chính, phụ dùng để sản xuất số sản phẩm đó và ghi lên phiếu này. Phân xưởng sẽ cầm phiếu xuất vật tư theo hạn mức này đến kho nhận vật tư. Việc xuất vật tư căn cứ vào phiếu xuất vật tư theo hạn mức sẽ làm cho giá thành ổn định, tuy nhiên độ chính xác giá thành không cao và giá thành sản phẩm không phản ánh được số vật tư thực tế đã tiêu hao. Nếu phân xưởng đó sản xuất không đạt định mức, nghĩa là chi phí NVLTT trên một đơn vị thấp hơn chi phí định mức, gây ra sản xuất lãng phí vật tư, giá thành sản phẩm cao hơn giá thành thực tế. Ngược lại, nếu phân xưởng đó sản xuất quá định mức, nghĩa là chi phí NVLTT trên một đơn vị cao hơn chi phí định mức. Khi

chi phí bỏ ra, gây ra khoản lợi nhuận ‘ảo’ không phản ánh khoản chi phí thực tế.

Về chi phí nhân công trực tiếp

Công ty đã xác định được đơn giá tiền lương cho từng công đoạn sản xuất sản phẩm và tiền lương do trực tiếp thống kế từng phân xưởng từng nhân viên, tiền lương của Phòng kế toán tài chính cũng được xác định. Quá trình tính toán xác định tiền lương phải trả cho các bộ phận, các phân xưởng, các phòng ban…cũng như các khoản trích theo lương để lập bảng thanh toán tiền lương đều phải thực hiện thủ công. Sau khi tổng hợp tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất của toàn bộ phân xưởng, thống kê phân xưởng đưa bảng thanh toán lương lên cho Phòng Tài chính kế toán nhập dữ liệu vào máy tính. Điều này làm hạn chế đến thông tin về chi phí lương và các khoản trích theo lương. Hơn nữa khi thống kê phân xưởng đưa thanh toán tiền lương sang kế toán có thể gây sai sót làm ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp và tính giá thành sản phẩm.

Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất

Hiện nay, Công ty CPCN Vĩnh Tường không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. Việc làm này chỉ phù hợp trong điều kiện Công ty bố trí lao động nghỉ phép đều đặn giữa các kỳ kế toán. Tuy nhiên, do những ngoại cảnh khách quan tác động như công nhân nghỉ phép kết hợp vào ngày nghỉ lễ…làm chi phí sản xuất kinh doanh giữa các kỳ biến động. Nếu công nhân xin phép tăng lên làm cho năng suất lao động bị hãm lại, số lượng tiêu thụ ít đi, doanh thu giảm đi trong khi chi phí vẫn cao. Như vậy, vi phạm ‘nguyên tắc phù hợp’ – Chi phí tương ứng với doanh thu của Kế toán. Do đó, việc không trích trước tiền lương nghỉ phép ảnh hưởng đến sự ổn định của giá thành và công tác giá quản lý chi phí giá thành gặp khó khăn.

Về chi phí sản xuất chung

Trong việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán phải sử dụng nhiều hệ số phân bổ chi phí và phải phân bổ nhiều lần. Một lần phân bổ cho từng loại sản phẩm. Chi phí công cụ dụng cụ có hệ số phân bổ là tiền điện, chi phí dịch

phân bổ là tiền lương. Tuy nhiên, chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí cấu thành nên sản phẩm. Do đó, việc xác định nhiều hệ số phân bổ như vậy là không cần thiết, làm cho việc hạch toán chi phí không đồng bộ và khó khăn phức tạp trong việc tập hợp chi phí.

Chưa có kế hoạch trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ

TSCĐ có vai trò vô cùng lớn trong doanh nghiệp sản xuất, một trong những yếu tố quyết định số lượng, chất lượng của sản phẩm tạo ra. Hàng ngày, máy móc thiết bị hoạt động liên tục tạo ra số lượng lớn sản phẩm thì không tránh khỏi được hao mòn, làm giảm công suất lao động của máy móc. Mặt khác, đối với một doanh nghiệp sản xuất đòi hỏi vốn về TSCĐ lớn thì việc không trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc chủ động sữa chữa TSCĐ mỗi khi xảy ra sự cố.

3.2. Một số kiến nghị đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP công nghiệp Vĩnh Tường. sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP công nghiệp Vĩnh Tường.

Để công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng hiệu quả cao, Kế toán cần phải biết phát huy những ưu điểm đã đạt được và tìm ra những giải pháp để khắc phục tồn tại. Qua một thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty CP công nghiệp Vĩnh Tường, nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí với mong muốn công tác này ngày càng hoàn thiện hơn, dưới góc độ sinh viên em xin mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến như sau:

Ý kiến 1: Về tổ chức bộ máy kế toán

Như đã trình bày trong phần những mặt hạn chế còn tồn tại, để khắc phục hạn chế này, Công ty nên tuyển thêm chuyên viên kế toán, bên cạnh đó sắp xếp, phân công công việc kế toán cụ thể, rõ ràng và phù hợp cho mỗi viên. Việc quản lý này rất quan trọng, một mặt hạn chế những gian lận sai sót trong quá trình xử lý thông tin kế toán, mặt khác phát huy tối đa năng lực của mỗi nhân viên kế toán.

Doanh nghiệp cần có giải pháp để phát huy lợi ích của việc sử dụng phiếu xuất vật tư theo hạn mức trong việc kiểm soát vật tư xuất kho, khắc phục hạn chế rong việc xác định số lượng vật tư xuất kho theo hạn mức có phần mang tính chủ quan. Vì vậy, doanh nghiệp vẫn nên sử dụng phiếu xuất kho theo hạn mức, bên cạnh đó tăng cường nâng cao trình độ quản lý chi phí, giá thành để theo sát tình hình thực tế và những chiến lược của doanh nghiệp mà đưa ra mức vật tư cho sản xuất được phù hợp. Đặc biệt là phải xác định số lượng vật tư thực tế hỏng, tiêu hao trong kỳ cho từng phiếu xuất vật tư theo hạn mức. Ngoài ra, nâng cao ý thức trách nhiệm của công nhân sản xuất trong việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả chi phí nguyên vật liệu theo sát định mức doanh nghiệp đã đưa ra. Khi đã làm những việc này thì chi phí nguyên vật liệu sẽ phản ánh được chính xác hơn số liệu vật tư tiêu hao, giá thành được tính toán sát thực tế hơn.

Ý kiến 3: Về trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất

Để lập kế hoạch trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, Công ty phải căn cư vào kế hoạch nghỉ phép hàng năm để tính ra tiền lương nghỉ phép trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch hàng năm và tỷ lệ trích trước theo công thức:

Tỷ lệ trích theo kế Tổng số tiền lương nghỉ phép phải trả hoạch tiền lương cho CNSX chính theo kế hoạch hàng năm

nghỉ phép năm (%) = x 100% Tổng số tiền lương chính phải trả cho CNSX

theo kế hoạch

Số trích trước theo Tiền lương chính Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch tiền lương = phải trả cho CNSX x kế hoạch tiền lương nghỉ phép của CNSX trong tháng nghỉ phép của CNSX trong tháng

Sau khi xác định được số trích trước thì kế toán tiến hành ghi chép: Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

sản xuất chung

Công ty có thể căn cứ vào nguyên giá, chủng loại, thời gian sử dụng và tình hình thực tế sử dụng TSCĐ để lập kế hoạch về sửa chữa lớn TSCĐ.

Khi trích trước kế toán ghi:

Nợ TK 627 (6277) – Chi phí sản xuất chung Có TK 335 – Chi phí phải trả

Khi phát sinh chi phí sữa chữa lớn TSCĐ, Kế toán tập hợp trên tài khoản 2413 (Thuê ngoài sữa chữa lớn TSCĐ)

Nợ TK 2413 Nợ TK 133 Có TK 331

Khi sữa chữa lớn hoàn thành, Kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí thực tế: Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có TK 2413 – sữa chữa lớn TSCĐ

Cuối kỳ, kế toán tiến hành so sánh giữa chi phí thực tế phát sinh với khoản mục đã trích trước. Nếu chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn, kế toán ghi sổ bổ sung chênh lệch

Nợ TK 627 (6277) – Chi phí sản xuất chung Có TK 335 – Chi phí phải trả

Ngược lại, nếu chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn, kế toán ghi phần chênh lệch: Nợ TK 335 – Chi phí phải trả / Có TK 627 (6277) – Chi phí sản xuất chung Khi tiến hành trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ sẽ có thêm một yếu tố chi phí nữa trong tổng chi phí SXC và cũng được phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí. Việc trích trước chi phí này sẽ giúp Công ty tránh được sự biến động bất thường ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo tính ổn định về chi phí sản xuất.

Công ty nên áp dụng phương pháp phân loại chi phí thành chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp vì có như vậy Công ty sẽ thiết kế, xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuận, xác định điểm hòa vốn, đặc biệt là chỉ tiêu lãi trên biến phí cũng như ra các quyết định kinh doanh quan trọng. Mặt khác còn giúp cho Công ty xác định đúng đắn phương hướng để nâng cao hiệu quả chi phí, đồng thời theo cách phân loại này sẽ là cơ sở giúp Công ty lập dự toán chi phí hợp lý cho các kỳ kế toán sau.

Minh họa bằng tài liệu tháng 01/2014:

Ta có chi phí NVLTT và chi phí NCTT là biến phí. Chi phí SXC bao gồm cả biến phí và định phí. Trong đó:

Định phí

Chi phí nhân viên phân xưởng 439.298.302

Chi phí dụng cụ 180.699.481

Chi phí khấu hao TSCĐ 1.927.223.187

Cộng 2.547.220.970

Biến phí

Chi phí vật liệu 33.487.397

Chi phí dụng cụ 19.277.521

Chi phí mua ngoài và chi phí bằng tiền khác 219.165.624

Cộng 271.930.542

Bên cạnh đó Công ty nên có sự tách biệt giữa chi phí máy móc hoạt động trong công suất và chi phí vượt mức công suất bình thường để tính giá thành sản phẩm chính xác hơn.

Trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh. Trường hợp mức sản phẩm sản xuất thấp hơn công suất bình thường, thì chỉ được phân bổ theo mức công suất bình thường, phần chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

Để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường hiện nay, đối với mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình một con đường đi riêng đem lại hiệu quả kinh tế cao; đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất cần nhận thức được ý nghĩa của việc hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất từ đó tăng lợi nhuận mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, sau quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường, được tiếp xúc, làm quen với thực tế công tác kế toán tại Công ty, cùng với những cơ sở lý thuyết đã học tập, nắm bắt được tại Học Viện Tài Chính, em càng khẳng định thêm việc tổ chức công tác kế toán nói chung, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa to lớn và đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù Công ty đã đạt được nhiều thành tích to lớn nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục. Đó cũng là nguyên nhân em đã mạnh dạn nêu ra một số giải pháp, qua đó nhằm hoàn thiện hơn nữa tổ chức kế toán nói chung cũng như kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng Tài chính kế toán nói riêng và toàn thể các cán bộ nhân viên trong Công ty CPCN Vĩnh Tường nói chung. Xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Hương Giang đã tạo mọi điều kiện, tận tình hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn thiện bài luận văn này.

Hà Nội, Ngày 20 tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện

1. Giáo trình Kế toán tài chính (Học viện Tài chính)

2. Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp (Học Viện Tài chính) 3. Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính 4. Thông tư 244/2009/TT – BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài Chính 5. Hệ thống tài khoản kế toán (quyển 1- 2011) của Bộ Tài Chính 6. Chế độ kế toán doanh nghiệp (Nhà xuất bản Thống kê)

7. Chuẩn mực kế toán Việt Nam 8. Các văn bản pháp luật về kế toán 9. Luận văn của các anh chị khoá trên 10. Một số trang Web

http://www.ketoan.org http://www.vinhtuong.com http://www.webketoan.com

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp vĩnh tường (Trang 122 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w