Tình hình tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp vĩnh tường (Trang 51 - 59)

Nhập kho thành phẩm

2.1.3.Tình hình tài chính của Công ty

Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty VTI:

Đv: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Tổng giá trị tài sản 730.739 623.874 763.889

2 Doanh thu thuần 1.341.264 1.404.938 1.788.335

3 Giá vốn hàng bán 1.177.374 1.220.842 1.541.535

4 Lợi nhuận từ HĐKD 71.262 34.584 86.511

5 Lợi nhuận khác 2.317 4.344 300

6 Lợi nhuận trước thuế 73.579 38.928 86.811

7 Lợi nhuận sau thuế 65.801 36.903 76.481

Qua các chỉ tiêu kinh tế cơ bản trên, ta thấy rằng tình hình kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây khá thuận lợi, doanh thu tăng, lợi nhuận có giảm vì tốc độ phát triển của Công ty phụ thuộc và sự phát triển của thị trường bất động sản. Mấy năm gần đây thị trường bất động sản đi xuống kéo theo lợi nhuận cũng giảm xuống và do các chi nhánh liên doanh ở Campuchia hoạt động chưa có hiệu quả kéo theo doanh thu giảm. Tuy nhiên năm 2012 thị trường bất động sản đã ổn định hơn, tác động tích cực đến ngành vật liệu xây dựng và trang trí nội thất, kéo theo đó doanh thu năm 2012 cũng tăng, lợi nhuận vượt trên mức dự kiến.

2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất của Công ty CP CN Vĩnh Tường

Công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường là hình thức sở hữu vốn của tập đoàn, công ty quản lý theo mô hình trực tuyến tham mưu, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự chỉ đạo trực tiếp đến từng phòng ban, phân xưởng. Tổng giám đốc là người đại diện đứng đầu cho bộ máy quản lý, là người chịu trách nhiệm cho việc đầu tư phát triển, công tác sxkd và các hoạt động tài chính của công ty.

2.1.4.1.Sơ đồ bộ máy quản lý

Giám đốc kinh doanhh Giám đốc KT-TC Giám đốc HC-NS

Kế toán trưởng Giám đốc mua hàng

Giám đốc R&D Giám đốc Nhà máy PTGĐ điều hành khu vực m.Bắc

Giám đốc KD&TT Giám đốc DA&HTKT Trưởng BP NS-QTVP Trưởng phòng KT-TC Trưởng BP mua hàng Giám đốc chất lượng Giám đốc nhà máy

PTGĐ chuỗi cung ứng VTJ (CAM/SN) Đại diện lãnh đạo chất lượng

Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Tổng giám đốc

Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức khu vực miền Bắc

PTGĐ điều hành khu vực miền Bắc

Phụ trách NS-QTVP Kế toán trưởng Giám đốc Marketing

Giám đốc bán hàng Giám đốc bán hàng DA

Giám đốc sản xuất Giám đốc chất lượng

Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi tiết các phòng ban bộ phận được thể hiện cụ thể trong các quyết định hoặc kế hoạch kinh doanh được thông qua bởi các ban giám đốc.

2.1.4.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, các phòng ban.

• Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty. ĐHĐCĐ có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của HĐQT về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án nhiệm vụ SXKD và đầu tư; bổ xung sửa đổi điều lệ của công ty; thông qua các chiến lược phát triển; bầu, bãi nhiệm HĐQT, Ban kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của công ty và các nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ.

Hội đồng quản trị gồm 7 thành viên có nhiệm kỳ 5 năm do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan lãnh đạo cao nhất của công ty giữa 2 kỳ ĐHĐCĐ; có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty ngoại trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Ban kiểm soát:

Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 3 thành viên là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty. Ban kiểm soát có nhiệm kỳ làm việc tương đương nhiệm kỳ HĐQT.

• Ban Tổng giám đốc:

Ban Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm có nhiệm kỳ 5 năm gồm Tổng giám đốc điều hành và 3 Phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phụ trách các Phó tổng giám đốc, giám đốc tài chính, giám đốc hành chính- nhân sự.

Mối quan hệ giữa các Phó tổng giám đốc là ngang hàng, có trách nhiệm hỗ trợ hoàn thành nhiệm vụ chung, đều giúp việc theo lĩnh vực phân công của Tổng giám đốc. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, ban giám đốc phải chịu trách nhiệm về phần việc của mình trước HĐQT của công ty và Pháp luật.

• Các phòng nghiệp vụ và chức năng nhiệm vụ.

Giám đốc các bộ phận phụ trách phòng ban của mình. • Phòng NS- QTVP

- Tham mưu cho giám đốc về các quyết định liên quan đến công tác quản trị nguồn nhân lực và quản trị văn phòng.

- Quản trị nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo lao động, tiền lương phúc lợi thực hiện các chương trình phát triển nhân sự.

- Quản trị văn phòng: quản lý tài sản và thẩm định chi phí quản lý văn phòng.

- Tham gia xây dựng, duy trì áp dụng và cải tiến hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.

Phòng Tài chính- kế toán

- Tài chính: Tham mưu cho ban Tổng giám đốc về các quyết định tài chính để lựa chọn phương án đầu tư kinh doanh tối ưu.

- Tăng cường quan hệ hợp tác, liên kết với các tổ chức nhằm giải quyết vốn đầu tư cho các dự án.

- Quản lý nguồn vốn của các dự án.

- Theo dõi kiểm soát ngân sách của các bộ phận theo kế hoạch ngân sách đã duyệt

- Kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch tài chính theo mục tiêu đầu tư của công ty và chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công ty. - Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đảm bảo hiệu quả đầu

- Kế toán: Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác, và khoa học các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo định kỳ tháng, quý, năm.

- Chịu trách nhiệm lập báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước: Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo các chế độ tài chính hiện hành.

- Theo dõi và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính của công ty đối với nhà nước theo quy định.

- Lưu trữ và bảo quản an toàn tuyệt đối các hồ sơ tài liệu, chứng từ liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn.

- Chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ tài sản, quỹ tiền mặt của công ty, kịp thời thanh toán thu hồi các khoản nợ phải thu, phải trả.

- Đối chiếu số liệu hoạt động với các phòng ban chức năng và đơn vị trực thuộc của công ty theo tiêu chuẩn ISO.

- Tham gia xây dựng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.

Phòng Marketing

- Quản trị Marketing: xây dựng các chiến lược tiếp thị phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty.

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch quảng cáo, chiêu thị chiến lược giá, quan hệ cộng đồng, chăm sóc và phát triển hệ thống phân phối.

- Thực hiện các nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh, môi trường kinh doanh của công ty.

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch quảng cáo, chiêu thị, chiến lược giá, quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, nhằm đề xuất với giám đốc điều hành và tổng giám đốc về các chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn.

- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tham gia xây dựng áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001

Phòng cung ứng

- Quản trị mua hàng: Cập nhật và tổng hợp thông tin về các sản phẩm, giá cả và nhà cung ứng trên thị trường để phục vụ cho hoạt động cung ứng hàng hóa cho sản xuất và kinh doanh của công ty.

- Tham gia xây dựng, áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của một công ty theo tiêu chuẩn ISI 9001

- Quản trị bán hàng: Cập nhật và tổng hợp thông tin từ các phòng ban có liên quan theo định kỳ hàng tháng để phục vụ cho công tác đối ngoại và quản trị sản phẩm.

- Trên cơ sở biến động giá cả và kết quả nghiên cứu thị trường, phòng bán hàng kịp thời điều chỉnh và vấn đề xuất giá kinh doanh lên giám đốc điều hành.

- Tham gia xây dựng áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001.

- Dự án hỗ trợ kỹ thuật. • Nhà sản xuất

- Thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo các kế hoạch yêu cầu cung cấp hàng hóa

- Xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn 9001

Phòng quản lý chất lượng

- Thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hoạt động kiểm tra sản phẩm của nhà máy nhằm sản xuất đảm bảo sản phẩm xuất xưởng đạt theo yêu cầu như quy định.

- Thực hiện hoạt động thử nghiệm sản phẩm nhằm đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu như quy định

- Xây dựng áp dụng duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.

2.1.4.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

Để thực hiện tốt chức năng kế toán, điều cốt yếu là phải tổ chức được bộ máy kế toán phù hợp, làm việc có hiệu quả. Có thể nói, bộ máy kế toán là cầu nối giữa nội dung và hình thức kế toán. Bộ máy kế toán được tổ chức tốt, làm việc có hiệu quả sẽ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nói chung.

Theo hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập chung, toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp được tiến hành tập trung tại phòng kế toán doanh nghiệp. Ở các bộ phận không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán ban đầu, thu nhập kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của từng bộ phận đó, lập báo cáo nghiệp vụ và chuyển chứng từ báo cáo về phòng kế toán doanh nghiệp để xử lý và tiến hành công tác kế toán.

Sơ đồ 2.5. Cơ cấu bộ máy kế toán chi nhánh miền Bắc

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp vĩnh tường (Trang 51 - 59)