Nhập kho thành phẩm
PTGĐ/GĐ ĐH TP TC_KT
TP. TC_KT KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Kế toán thành toán Kế toán Ngân hàng Kế toán Công nợ Kế toán Chi phí, Giá thành Kế toán giá thành nhà máy
Kế toán Thuế, Quỹ
2.1.4.4. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán và các phần hành.
* Kế toán trưởng: Quản lý toàn bộ hoạt động kế toán tài chính của chi nhánh - Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc hoặc giám đốc chi nhánh và pháp luật về công tác kế toán tài chính của công ty.
- Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra toàn bộ công tác tài chính kế toán tại chi nhánh theo đúng quy định hiện hành.
- Thực hiện các quyết định về tài chính kế toán trong đơn vị, lập báo cáo tài chính của công ty vào cuối năm tài chính và cùng lãnh đạo phòng giải trình các số liệu trên chứng từ cũng như trên báo cáo tài chính khi có yêu cầu của các cơ quan thuế, kiểm toán, cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan pháp luật khác.
* Kế toán tổng hợp:
- Tổng hợp và trình trưởng phòng các nghiệp vụ chuyên môn của kế toán viên. - Tổng hợp các số liệu kế toán trên cơ sở số liệu sổ sách kế toán do các kế toán viên cung cấp, lập sổ cái, báo cáo quyết toán hàng tháng, quý, năm, xem xét các chỉ tiêu cân đối hay không, báo cáo với kế toán trưởng các báo biểu để kế toán trưởng ký duyệt và trình ban giám đốc.
* Kế toán thanh toán:
- Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ thanh toán và hạch toán thanh toán cho toàn bộ các khoản thanh toán của chi nhánh.
- Hoạch toán vào hệ thống các TSCĐ và CCDC
- Thực hiện các công việc theo chỉ thị từ trưởng phòng / giám đốc. * Kế toán Ngân hàng- Viễn thông:
- Phân tích chi phí tài chính theo từng khế ước vay và đồng tiền vay cho các món vay thanh toán quốc tế.
- Hạch toán kế toán các chứng từ phát sinh của công ty CPCN Vĩnh Tường miền bắc.
* Kế toán Công nợ:
- Báo cáo và đối chiếu các khoản công nợ phải thu và phải trả của toàn chi nhánh - Hạch toán và phân bổ các khoản trích trước KH TSCĐ
- Kiểm soát hóa đơn bán hàng của kho Quang Minh và Hưng Yên. - Hạch toán và kiểm soát chu kỳ bán hàng.
- Thực hiện các công việc khác theo chỉ thị từ trưởng phòng/ giám đốc. * Kế toán thành phẩm, hàng hóa vật tư tại Nhà máy:
- Hạch toán nhập kho toàn bộ thành phẩm sản xuất tại Nhà máy và mua ngoài. - Đối chiếu kho tại Nhà máy và kho Quang Minh, kho hàng gửi trên phần mềm. - Kiểm kê kho sản xuất tại nhà máy và lên bảng quyết toán vật tư giá thành khung, tấm.
- Cập nhật vào phần mềm kế toán bảng giá do P.KD và TT phát hành. - Thực hiện các công việc khác theo chỉ thị từ trưởng phòng / giám đốc. * Kế toán Thuế, thủ quỹ.
- Lên báo cáo thuế tổng hợp hàng tháng của toàn chi nhánh - Thủ quỹ kiểm soát chi và thu tiền mặt của chi nhánh - Tạo mã vụ việc và kiểm tra hóa đơn tại kho Mỹ Đình
- Thực hiện các công việc khác theo chỉ thị từ trưởng phòng/ giám đốc. - Kiểm kê quỹ tiền mặt hàng ngày.
* Kế toán Chi phí và tính giá thành sản phẩm:
- Hạch toán tất cả các nghiệp vụ hàng hóa mua vào của toàn chi nhánh.
- Kiểm soát các kho ảo trên phần mềm (kho chương trình, kho vận chuyển, xuất thẳng)
- Tính giá thành sản phẩm sản xuất toàn chi nhánh.
- Thực hiện các công việc khác theo chỉ thị từ trưởng phòng/ giám đốc.
2.1.4.5. Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách và công tác kế toán tại Công ty CP CN Vĩnh Tường. ty CP CN Vĩnh Tường.
2.1.4.5.1. Các chính sách, phần mềm kế toán áp dụng tại Công ty.
• Chế độ kế toán
Chi nhánh áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài Chính và các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ Kế toán của Bộ Tài Chính.
Đồng thời đã vận dụng phù hợp với các đặc điểm kinh doanh và yêu cầu của đơn vị mình, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý và giao dịch với các Cơ quan Nhà nước.
Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung và phần mềm kế toán Effect- Erp. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán tiến hành phân loại chứng từ và định khoản các nghiệp vụ phát sinh. Từ các chứng từ sau khi đã được phân loại và định khoản, kế toán nhập các thông tin về các nghiệp vụ phát sinh trong từng kỳ kế toán. Các bút toán của các chứng từ gốc sẽ được tự động phản ánh vào sổ Nhật ký chung, Sổ cái và sổ chi tiết của các tài khoản liên quan. Đồng thời nhập các bút toán kết chuyển vào cuối kỳ. Sau đó khai báo các yêu cầu với máy. Máy tự động xử lý thông tin và chuẩn bị theo yêu cầu. Phần mềm kế toán EFFECT- ERP cho phép in sổ sách và báo cáo tại bất cứ thời điểm nào, phục vụ cho yêu cầu quản trị của doanh nghiệp.
Giới thiệu giao diện phần mềm kế toán Effect- Erp mà Công ty đang sử dụng để hạch toán kế toán.
Giao diện nền của EFFECT – ERP gồm các menu chính: Chức năng và hệ thống:
- Chức năng hiển thị gồm có: Nhập dữ liệu, tìm kiếm dữ liệu, sổ sách báo cáo, báo cáo của tôi, Import loại khách hàng, send message.
- Hệ thống hiển thị gồm có: Danh mục, cấu hình.
- Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch.
- Đơn vị tiền tệ được Công ty sử dụng ghi vào sổ kế toán là tiền Việt Nam (VNĐ).
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng, đây là một phương pháp khấu hao đơn giản, dễ sử dụng khấu hao TSCĐ có hình thái vật chất và không có hình thái vật chất.
- Phương pháp hạch toán thuế GTGT
Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và sử dụng TK 133 để tính thuế đầu vào, TK 333 để tính thuế đầu ra.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho theo giá gốc. Trị giá hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay:
Chi phí đi vay ngắn hạn, vay dài hạn được ghi nhận vào chi phí tài chính phát sinh trong năm, một phần chi phí đi vay trong năm được vốn hóa và được phân bổ vào giá trị đầu tư xây dựng dở dang.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
Doanh thu hóa thành phẩm: Doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm được ghi nhận khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với việc sở hữu cũng như quyền quản lý hàng hóa, thành phẩm đó được chuyển giao cho người mua, và không còn tồn tại yếu tố không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền, chi phí đi kèm theo hoặc khả năng hàng bán bị trả lại.
Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất của từng thời kỳ.
Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi công ty được quyền nhận cổ tức hoặc lợi nhuận từ việc vốn góp. Riêng cổ tức nhận bằng cổ phiếu không ghi nhận vào thu nhập và chỉ tiêu theo dõi số lượng tăng thêm.
2.1.4.5.2. Tổ chức vận dụng hạch toán chứng từ kế toán
Công ty áp dụng hệ thống chứng từ kế toán được ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ- BTC phù hợp với hoạt động của công ty như:
- Hệ thống chứng từ tiền tệ: Giấy báo Nợ/ Có của Ngân hàng, Phiếu thu, Phiếu chi, biên lại thu tiền, giấy tạm ứng…
- Hệ thống chứng từ bán hàng: Hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu thu…
- Hệ thống chứng từ mua hàng: đơn, hóa đơn giá trị gia tăng, Phiếu chi, ủy nhiệm chi…
- Hệ thống chứng từ lao động, tiền lương, Bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, Bảng thanh toán tiền lương…
- Hệ thống chứng từ TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ…
Quá trình luân chuyển chứng từ trong Công ty bao gồm các khâu sau: Chứng từ Kiểm tra Hạch toán, ghi sổ Lưu trữ Chứng từ phát sinh ban đầu sẽ được chuyển đến các bộ phận kế toán tương ứng, tại đây các nhân viên kế toán sẽ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ. Sau khi công tác kiểm tra hoàn thiện, nhân viên kế toán từng phần hành sẽ tiến hành hạch toán, ghi sổ kế toán phần mình phụ trách. Sau khi được ghi sổ, chứng từ sẽ được tập hợp và lưu trữ tại kho lưu trữ theo thời gian quy định.
2.1.4.5.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Công ty hiện đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC gồm các tài khoản cấp 1, cấp 2, tài khoản ngoại Bảng cân đối kế toán được ghi trong danh mục hệ thống tài khoản đã quy định trong quyết định này như:
• Hệ thống tài khoản khoản mục tiền tệ: TK 1111, TK 1121.
• Hệ thống tài khoản công nợ: TK 131, TK 331, TK 334, TK 338… • Hệ thống tài khoản chi phí: TK 154, TK 632, TK 6421, TK 6422… • Hệ thống tài khoản thuế GTGT: TK 1331, TK 3331.
• Hệ thống tài khoản TSCĐ: TK 2411, TK 2111, TK 221 … • Hệ thống tài khoản doanh thu: TK 5111, TK 515
• Hệ thống tài khoản nguồn vốn chủ sở hữu: TK 4111, TK 421 … Các Tk khác như TK 911, TK 001…
2.1.4.5.5. Tổ chức vận dụng Báo cáo kế toán
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của Công ty.
Áp dụng chế độ kế toán hiện hành ở Việt Nam, báo cáo tài chính của Công ty bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán : Mẫu số B01-DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02-DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN
- Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DN
Tất cả các báo cáo này do các nhân viên trong phòng tài chính hỗ trợ cho kế toán tổng hợp báo cáo. Sau khi lập xong sẽ được Kế toán trưởng rà soát và xem xét lại đã lập đúng theo quy định và chuẩn mực quy định hay không.
Tất cả các báo cáo này đều được lập theo quy định về chính thức, biểu mẫu, thời gian, số lượng.
2.2. Thực trạng về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty CP công nghiệp Vĩnh Tường thành sản phẩm ở công ty CP công nghiệp Vĩnh Tường
2.2.1. Đặc điểm, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty
Công ty CPCN Vĩnh Tường tổ chức sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại, sản xuất dây chuyền liên tục, việc sản xuất được tiến hành theo từng phân xưởng, mã hàng được ký hợp đồng và các đơn đặt hàng. Chi phí sản xuất tại Công ty bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên tục trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm ở từng phân xưởng thực hiện. Gồm 3 khoản mục:
• Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu hình thành nên chi phí NVLTT bao gồm nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào tác dụng và vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, vật liệu trong công ty được chia thành vật liệu chính và vật liệu phụ. Cụ thể:
- Nguyên vật liệu chính: Là những vật liệu trực tiếp cấu thành nên hình thái vật chất chủ yếu của sản phẩm, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chủ yếu là các loại nguyên liệu như:
• PX sản xuất Tole: tôn nguyên cuộn. • PX sản xuất Thanh: tole bán thành phẩm.
• PX sản xuất Tấm: tấm thạch cao, mặt phủ PVC.
• Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân công trực tiếp tham gia sản xuất.
• Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại các bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm:
- Tài khoản 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, phân xưởng sản xuất; khoản trích bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng sản xuất…
- Tài khoản 6272 – Chi phí vật liệu: Bao gồm chi phí vật liệu xuất dùng cho phân xưởng, như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ, dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng….
- Tài khoản 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất: Bao gồm chi phí về công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng sản xuất…
- Tài khoản 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ và TSCĐ dùng chung cho hoạt động của phân xưởng….
- Tài khoản 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng sản xuất như: Chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại….
- Tài khoản 6278 – Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các phí về giao dịch, chi phí tiếp tân, hội nghị, in tài liệu, mua văn phòng phẩm….
Tất cả các chi phí này được ghi chép hàng ngày vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết, định kỳ sẽ được ghi chép vào sổ chi tiết để tiện cho việc đối chiếu với sổ tổng hợp mà công ty sử dụng.
Sau khi quá trình sản xuất kết thúc, sản phẩm hoàn thành kế toán sẽ tiến hành tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm của từng mã hàng của đơn đặt hàng.
• Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh ở công ty rất đa dạng, quy mô sản xuất lớn và được chia ra các phân xưởng, mỗi phân xưởng sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, do đó kế toán tại các đơn vị tổ chức tập hợp chi phí sản xuất cho từng phân xưởng sản xuất. Trong từng phân xưởng các chi phí phát sinh đã xác định được cho mã hàng nào thì tập hợp trực tiếp chi phí cho mã hàng đó. Còn chi phí phát sinh không xác định cho đối tượng chịu chi phí kế toán tiến hành phân bổ cho các đối tượng theo tiêu thức tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất. Vì thế đối tượng tính chi phí là từng mã hàng.
2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh Tường
Do điều kiện có hạn về thời gian thực tập cũng như được tìm hiểu về Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần công nghiệp Vĩnh