Mặt chủ quan củat ội giết ngườ i

Một phần của tài liệu Tội giết người trong luật hình sự việt nam (Trang 38 - 40)

2. Tính chất nghiêm trọng, ý nghĩa của việc nghiên cứu tội giết người trong luật

1.2.3Mặt chủ quan củat ội giết ngườ i

Mặt chủ quan của tội phạm là biểu hiện trạng thái tâm lí của chủ thể ñối với hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi ñó gây ra17. Những dấu hiệu của mặt chủ quan của tội giết người bao gồm: Dấu hiệu lỗi, dấu hiệu ñộng cơ, dấu hiệu mục ñích.

Lỗi là trạng thái tâm lí bên trong của người phạm tội ñối với hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của mình.

Về mặt chủ quan, tội giết người ñược thực hiện do lỗi cố ý, dưới hình thức là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp.

Kẻ giết người với lỗi cố ý trực tiếp nhận thức rõ hành vi tước ñoạt tính mạng của người khác do mình thực hiện là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm. Họ thấy trước hậu quả ñó có khả năng gây chết người và mong muốn cho nó xảy ra. Ví dụ: ngày 20/4/2007, Ngô Quốc Cường (tạm trú khóm 7, phường 5, TP. Cà Mau) là học viên sửa máy tại trung tâm dạy nghề TP. Cà Mau ñã bị Công an TP. Cà Mau khởi tố, bắt khẩn cấp vì tội giết người. Cường sinh năm 1988 ngụ ấp Bà Bèo, xã Lương Thế

Trân, huyện Cái Nước. Vào ñêm xảy ra vụ án, Cường cùng năm ñối tượng ñến huyện Thới Bình nhậu. Sau ñó, Y ra TP. Cà Mau ñịnh vào vũ trường Nguyên nhậu tiếp. Khi xe của Cường vừa tới cổng thì va quẹt vào Nguyễn Hữu Sanh ñang ñiều khiển xe máy chở hai ñối tượng ñã say rượu từ trong vũ trường Nguyên chạy ra. Vụ va quẹt nhỏ, Cường ñã xin lỗi nhưng Sanh cùng bạn vẫn ẩu ñã với nhóm của Cường. Trong người

ñã có rượu, Cường liền rút dao giấu sẵn trong người khi nhậu ở huyện Thới Bình ñâm

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu liên tiếp sáu nhát vào người Sanh. Sanh ñã chết18. Cường hoàn toàn có thể nhận thức

ñược rằng hành vi của mình có khả năng cướp ñi mạng sống của Sanh mà vẫn cố tình thực hiện, mong muốn hậu quảñó xảy ra.

Kẻ giết người với lỗi cố ý gián tiếp nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi ñó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức ñể mặc cho hậu quả xảy ra. Ví dụ: Do vườn phía sau nhà bị chuột phá hoại lúa, ngô, Lê Thị Tám ñã nhiều lần dùng thuốc diệt chuột nhưng không có hiệu quả. Thấy gia ñình khác dùng ñiện diệt chuột có hiệu quả nên chị Tám

ñã dùng ñiện mắc xung quanh vườn, rồi cắm ñiện từ 19 giờ ñến 21 giờ. Trong khi dùng ñiện ñể diệt chuột chị Tám không thông báo cho mọi người sống xung quanh ñó biết thời gian và ñịa ñiểm. Khoảng 8 giờ sáng ngày 29/7/2001, Lê Thị Tám bảo con là Võ Tấn Linh cắm dây ñiện vào ổñiện ñể diệt chuột. Cùng thời gian trên, chị Trần Thị

Lan ñi qua vườn nhà chị Tám ñể rửa cỏ, vướng phải dây ñiện và bị giật chết19. Theo công văn số 2293/KSðT-TA ngày 8 tháng 11 năm 1999 của VKSND tối cao ñã hướng dẫn: “Người mắc ñiện không nhằm mục ñích chống lại con người. Trước, trong và sau khi mắc ñiện ñã có biện pháp phòng ngừa tai nạn chết người có thể xảy ra như

là có thông báo về việc mắc dây ñiện cho mọi người biết, có cử người trông coi cẩn thận; khi mắc ñiện chỉ chọn thời ñiểm ban ñêm, nơi không có người qua lại và có canh gác, phòng ngừa…nhưng hậu quả chết người vẫn xảy ra, do lỗi “quá tự tin”của người mắc ñiện thì xử lí truy tố về tội vô ý làm chết người”. Lê Thị Tám về lí trí ñã nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm, thấy trước hành vi ñó có thể gây ra hậu quả

chết người và về ý chí tuy chị không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc. Mặc dù chị Tám mắc dây ñiện không nhằm mục ñích chống lại con người nhưng chị nhận thức rõ ñược là hành vi của mình có thể gây nguy hiểm cho con người. Chịñã không thông báo cho những người xung quanh biết; khi mắc ñiện không có biện pháp phòng ngừa nhất ñịnh (không cử người trông coi, cắm ñiện vào ban ngày), có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. ðây là hành vi giết người với lỗi cố ý gián tiếp.

Lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội phạm, một hành vi nguy hiểm cho xã hội dù thoả mãn các dấu hiệu về mặt khách quan, chủ thể, khách thể của tội phạm nhưng chỉ bị coi là hành vi phạm tội khi người thực hiện hành vi ñó có lỗi theo quy ñịnh tại ðiều 9 và ðiều 10 Bộ luật Hình sự.

18 Báo công an TP. Hồ Chí Minh, Số 260, ngày 21/4/2007, trang 10.

19 Vân Trang (2002), Dùng bẫy ñiện diệt chuột gâu hậu quả chết người là giết người hay là vô ý làm chết người, Tạp chí tòa án nhân dân, (Số 5), trang 3.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

ðộng cơ phạm tội là ñộng lực bên trong thúc ñẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Theo Bộ luật Hình sự thì ñối với tội giết người, ñộng cơ phạm tội không ñược quy ñịnh là dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản mà lại ñược quy ñịnh là dấu hiệu ñịnh khung tăng nặng. Cụ thể: Giết người vì lí do công vụ của nạn nhân thì bị xử phạt theo quy ñịnh tại ñiểm d khoản 1 ðiều 93 Bộ luật Hình sự; giết người vì

ñộng cơñê hèn thì bị xử phạt theo quy ñịnh tại ñiểm q khoản 1 ðiều 93 Bộ luật Hình sự.

Mục ñích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội ñặt ra phải ñạt ñược, là ñiểm cuối cùng mà người phạm tội ñặt ra cho hành vi phạm tội phải

ñạt tới khi thực hiện hành vi phạm tội. Cũng giống như ñộng cơ phạm tội; ở tội giết người mục ñích phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm cơ bản. Trong một số trường hợp mục ñích phạm tội ñược quy ñịnh là tình tiết ñịnh khung tăng nặng. Cụ thể: Giết người ñể thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác thì bị xử phạt theo quy ñịnh tại ñiểm g khoản 1 ðiều 93 Bộ luật Hình sự; giết người ñể lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân thì bị xử phạt theo quy ñịnh tại ñiểm h khoản 1 ðiều 93 Bộ luật Hình sự. Mục ñích phạm tội hoàn toàn khác với hậu quả của tội phạm. Khi bắt ñầu thực hiện tội phạm, người phạm tội ñã có mục ñích ñịnh sẵn trong ñầu tức là mục ñích phạm tội ñã hình thành trước ñó. Hậu quả của tội phạm là kết quả xảy ra trên thực tế

sau khi hành vi phạm tội ñược thực hiện. Nhiều trường hợp hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra không ñúng như mục ñích mà người phạm tội mong muốn do những nguyên nhân khách quan khác nhau. Ví dụ: A và B là hàng xóm với nhau. Hai người có bất hòa vì việc tranh giành cây bưởi trước nhà; ai cũng cho rằng cây bưởi ñó thuộc sở hữu của mình. Chuyện tưởng ñơn giản nhưng mâu thuẫn giữa A và B ngày càng gay gắt. Có hôm A ñã lớn tiếng chửi B bằng những lời nói thô tục. B ôm hận trong lòng dự ñịnh sẽ chặn ñường ñánh B một trận cho hả dạ. Một hôm, vào khoảng 10 giờñêm trên

ñường ñi nhậu về, A ñã bị B phục kích sẵn. B dùng cây ñập vào lưng và ñùi A. A té

ñập ñầu vào tảng ñá bên ñường gây chấn thương sọ não và tử vong. Mục ñích của B chỉ muốn cho A một bài học. B muốn ñánh A cho hả dạ lòng căm tức nhưng hậu quả

trên thực tế gây ra cái chết cho A. ðiều này hoàn toàn trái với dựñịnh ban ñầu của B.

Một phần của tài liệu Tội giết người trong luật hình sự việt nam (Trang 38 - 40)