Sinh sản của vi sinh vật nhân thực 1.Sinh sản bằng bào tử

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP dạy học TÍCH cực NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy và học CHƯƠNG i, II (Trang 34 - 37)

1.Sinh sản bằng bào tử

- GV: Thế nào là sinh vật nhân thực? Cho ví dụ.

- GV: Treo hoặc chiếu h26.3, yêu cầu HS kết hợp SGK hãy phân biệt thế nào là bào tử trần, bào tử kín?

2. Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi

- GV: Treo hoặc chiếu hình về sinh sản ở nấm men, tảo đơn bào ở trùng đế giày, trùng doi…và yêu cầu HS đọc thông tin SGK hãy mô tả các hình thức sinh sản bằng nảy chồi, phân đôi?

3.4. Tư liệu tham khảo.

3. 4.1. Bào tử là dạng nghỉ: Nấm tạo thành cả bào tử hữu tính và vô tính. Bào

tử hữu tính xuất hiện do sự dung hợp của 2 tế bào sinh sản chuyển hóa gọi là giao tử thành một tế bào được thụ tinh. Khuẩn ti khí sinh tạo thành bào tử vô tính. Mỗi tản (thallus) sản sinh hàng trăm nghìn bào tử vô tính.

(Trang 7.VSVH. Nguyễn Đình Quyến)

3.4.2. Một số loại VK ở cuối giai đoạn sinh trưởng, khi chất dinh dưỡng ở

môi trường cạn kiệt và chất qua trao đổi độc hại quá nhiều, hoặc có sự thay đổi đột ngột các điều kiện sinh trưởng, có khả năng hình thành bào tử ở bên trong tế bào, nên gọi là nội bào tử. Mỗi tế bào vi khuẩn chỉ tạo ra một nội bào tử nên loại bào tử này không phải là bào tử sinh sản.

Vỏ bào tử đặc trưng bằng sự có mặt của axit dipicolinic. Vai trò của dipoclinat cacilium làm cho bào tử chống được nhiệt độ cao.

(Trang 100.CSSH VSV. Nguyễn Thành Đạt-t1)

3.4.3. các cuống mang bào tử phát triển từ một loại sợi khí sinh, có thể phân

nhánh hoặc không. Trên đầu cuống bào tử có thể hình thành túi mang bào tử với các bào tử túi sinh sản vô tính hoặc trên đầu cuống bào tử bằng phương pháp đâm chồi mà sinh ra các bào tử dính, các cuống sinh bào tử có thể tập hợp lại thành thừng hoặc khoang dính bào tử. đôi khi các bào tử còn được hình thành bằng cách phân đốt của sợi mà người ta gọi là bào tử đốt.

(Trang 126.CSSH VSV. Nguyễn Thành Đạt-t1)

- Các tế bào sinh bào tử gặp điều kiện thức ăn hoặc có tích lũy các sản phẩm trao đổi chất có hại sẽ bắt đầu thực hiện quá trình hình thành bào tử. về mặt hình thái có thể chia quá trình hình thành bào tử ra thành các giai đoạn:

+ Hình thành những búi chất nhiễm sắc

+ Tế bào bắt đầu phân cắt không đối xứng, tạo ra một vùng nhỏ gọi là tiền bào tử.

+ Tiền bào tử hình thành 2 lớp màng, tăng cao tính kháng bức xạ

+ Lớp vỏ sơ khai hình thành giữa 2 lớp màng của bào tử sau khi đã tích lũy nhiều PG và tổng hợp PDA, tích lũy canxi. Tính triết quang tăng cao.

+ Kết thúc việc hình thành bào tử.

+ Kết thúc việc hình thành vỏ bào tử. Bào tử bắt đầu thành thục, bắt đầu có tính kháng nhiệt.

+ Bào nang vỡ ra, bào tử thoát ra ngoài.

(Trang 38. Cơ sở sinh vật học. Nguyễn Lân Dũng.NXBGD)

3.4.5. Ở penicilium, đầu bào tử trần bắt đầu từ đoạn sợi chưa phân nhánh gọi

là cuống nấm rồi đến các sợi phân nhánh bậc 1 gọi là cành, tiếp đó là sợi phân nhánh bậc 2 gọi là cành nhánh. Phần sinh ra các bào tử gọi là thể bình.

3.4.6. Nang bào tử kín là dạng biến đổi ở bộ Mucorales, mọc lên từ cuống

nang. Mỗi nang bào tử kín có một nang trụ nối tiếp với cuống nang và nằm bên trong của nang bào tử kín. Các bào tử kín được sinh ra bên trong các nang này.

BÀI 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯƠNG CỦA VI SINH VẬT. SINH VẬT.

1. Vị trí của bài trong chương trình.

Bài 27 là bài thứ 3 của chương: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật. Sau khi đã học 2 bài về sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật. Bài 27 sẽ hoàn thiện kiến thức cơ bản về vi sinh vật với nhiều kiến thức có y nghĩa với thực tiễn.

2. Logic nội dung.

Trong tự nhiên, VSV thường chịu ảnh hưởng ức chế hay kích thích của các yếu tố môi trường. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu người ta chia các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của VSV ra làm 2 nhóm: Chất hóa học và các yếu tố vật lí. Ở đây ta chỉ xét yếu tố vô sinh vì các yếu tố hữu sinh có tác động rất phức tạp.

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các chất có ảnh hưởng thúc đẩy, cần thiết cho sự sinh trưởng của VSV như chất dinh dưỡng, các yếu tố vi lượng, các nhân tố sinh trưởng. Sau đó nghiên cứu đến các chất có ảnh hưởng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật. Trong đó có tên một số chất thường dùng, cơ chế tác động và ứng dụng trong thực tiễn đời sống.

Phần II: Các yếu tố lý học, lần lượt nghiên cứu từng yếu tố như: Nhiệt độ, độ ẩm pH, ánh sáng, áp suất thẩm thấu. Trong đó cần nghiên cứu xem điều kiện nào sẽ kích thích, điều kiện nào sẽ ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật. Từ đó nêu những ứng dụng trong thực tiễn.

3. Các thành phần kiến thức. 3.1. Nội dung cơ bản 3.1. Nội dung cơ bản

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP dạy học TÍCH cực NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy và học CHƯƠNG i, II (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w