Khái niệm sinh trưởng

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP dạy học TÍCH cực NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy và học CHƯƠNG i, II (Trang 29 - 32)

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu mục I - SGK và hỏi:

+ Dựa vào chỉ tiêu nào để đánh giá sự sinh trưởng của VSV? + Thời gian thế hệ được xác định như thế nào?

- GV phân biệt cho HS sinh trưởng ở ĐV và TV khác với vi sinh vật (Tăng số lượng cá thể), sau đó cho ví dụ cụ thể ở E.Coli bằng cách hướng dẫn HS quan sát bảng 19 – SGK và hướng dẫn HS nắm được công thức tổng quát số cá thể được tạo ra sau một thời gian nhất định và có thể hỏi:

+ Sau thời gian của một thế hệ số cá thể trong quần thể biến đổi như thế nào?

+ Nếu số lượng tế bào ban đầu (No ) không phải là 1tế bào mà là 105 tế bào thì sau 2 giờ số lượng tế bào trong bình (N) là bao nhiêu?

II. Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn1. Nuôi cấy không liên tục 1. Nuôi cấy không liên tục

Trước khi vào phần này GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục 1 - SGK và trả lời câu hỏi: Thế nào là nuôi cấy không liên tục? Khi làm dưa là nuôi cấy liên tục hay không liên tục?

- GV: Treo hình 25, giới thiệu 4 pha trong nuôi cấy không liên tục

a. Pha tiềm phát (pha lag)

- GV: Hướng dẫn HS quan sát pha tiềm phát và hỏi: Hãy cho biết pha tiềm phát diễn ra trong thời gian dài hay ngắn? Số lượng tế bào trong pha này như thế nào?

b. Pha lũy thừa (Pha log)

- GV:Thời gian để diễn ra pha này dài hay ngắn so với pha tiềm phát? Số lượng tế bào trong pha biến đổi như thế nào? Sau đó GV đánh giá và giải thích cho HS số lượng tế bào tăng nhanh vì vi khuẩn sinh sản theo cấp số nhân.

c. Pha cân bằng

- GV: Hướng dẫn HS quan sát sơ đồ và hỏi:

+ Thời gian diễn ra pha này như thế nào so với 2 pha trước? + Số lượng cá thể trong pha này diễn biến như thế nào?

d. Pha suy vong

- GV: Em có nhận xét gì về thời gian và số lượng cá thể của pha này? Tại sao lại có hiện tượng số lượng cá thể giảm nhanh như vậy?

2. Nuôi cấy liên tục

- GV: Nhà hàng sản xuất dưa luôn bổ xung dưa mới và bỏ dưa cũ ra => Nuôi cấy liên tục. Vậy thế nào là nuôi cấy liên tục?

3.4. Tư liệu tham khảo.

3.4.1. Pha lag:

Pha này tính từ lúc bắt đầu nuôi cấy đến khi vi khuẩn đạt được tốc độ sinh trưởng cực đại. trong pha lag, vi khuẩn chưa phân chia nhưng thể tích và

khối lượng tế bào tăng lên rõ rệt do quá trình tổng hợp các chất, trước hết là các cao phân tử (protein, enzim, axit nucleic)

(Trang 360. VSVH. Nguyễn Lân Dũng)

3.4.2. Pha log:

Trong pha này vi khuẩn sinh trưởng và phát triển theo lũy thừa, nghĩa là sinh khối và số lượng tế bào tăng theo phương trình N=N0.2ct. Trong đó c là hằng số độ phân giải; c = 1/g

(Trang 364. VSVH. Nguyễn Lân Dũng)

3.4.3. Pha ổn định:

Nguyên nhân tồn tại của pha ổn định là do sự tích luỹ của các sản phẩm độc của trao đổi chất và việc cạn chất dinh dưỡng.

(Trang 367. VSVH. Nguyễn Lân Dũng)

3.4.4. Nếu trong môi trường tổng hợp gồm hỗn hợp 2 loại cơ chất cácbon thì

có thể thấy đường cong không bình thường, lúc đầu vi khuẩn tổng hợp enzim để phân giải loại hợp chất dễ đồng hóa hơn, sau đó khi chất này đã cạn vi khuẩn lại được chất thứ 2 cảm ứng để tổng hợp enzim phân giải hợp chất cacbon thứ 2 này. Trên đồ thị sinh trưởng ta thấy có 2 pha tiềm phát, 2 pha tăng tốc, 2 pha cấp số, pha giảm dần rồi mới đến 2 pha cân bằng động. hiện tượng này được Monod miêu tả là hiện tượng sinh trưởng kép.

(Trang 211.CSSH VSV. Nguyễn Thành Đạt-t1)

3.4.5. Một số VSV trong điều kiện thích hợp sẽ không ngừng hấp thị chất

dinh dưỡng và tiến hành trao đổi chất. Nếu quá trình đồng hóa lớn hơn quá trình dị hóa thì tổng số nguyên sinh chất sẽ không ngừng tăng lên. Đó là hiện tượng sinh trưởng của cá thể. Nếu là quá trình sinh trưởng cân bằng thì các thành phần của tế bào cũng tăng lên theo những tỉ lệ thích hợp, khi đạt đến một mức độ nhất định thì sẽ hình thành sự sinh sản. Khi đó số lượng cá thể tăng lên. Cá thể ban đầu sẽ phát triển thành một quần thể, sự tiếp tục sinh

trưởng của cá thể trong quần thể tạo thành sự sinh trưởng trong quần thể. Do đó:

Sinh trưởng cá thể Sinh sản cá thể Sinh trưởng quần thể. Sinh trưởng quần thể = Sinh trưởng cá thể + Sinh sản cá thể.

Trong VSV học khi nói đến sinh trưởng là nói đến sự sinh trưởng của cả quần thể.

(Trang 335. VSVH. Nguyễn Lân Dũng.NXBGD)

BÀI 26: SINH SẢN CỦA SINH VẬT 1. Vị trí của bài trong chương trình. 1. Vị trí của bài trong chương trình.

Bài 26 là bài thứ 2 của chương: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật. để thuận lợi cho việc học bài 26 học sinh cần xem lại kiến thức của phần phân bào ( Chương 4), tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ.

2. Logic nội dung.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP dạy học TÍCH cực NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy và học CHƯƠNG i, II (Trang 29 - 32)