Thực trạng về vấn đề làm việc nhóm của sinh viên.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá quá trình làm việc nhóm của sinh viên và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm tại Khoa kinh tế Luật -ĐHQG TPHCM (Trang 32 - 50)

Khi nghiên cứu vấn đề làm việc nhóm của sinh viên thì sinh viên chính là trọng tâm, cốt lõi và cùng với đó các vấn đề xoay quanh sau:

• Mức độ ưa thích làm việc nhóm của sinh viên • Mức độ thường xuyên làm việc nhóm

• Thái độ làm việc của các thành viên khi làm việc nhóm • Mục tiêu đề ra của nhóm

• Cách thức hoạt động nhóm • Sự đoàn kết trong nội bộ nhóm • Hiệu quả làm việc nhóm

• …

Đây cũng là những tiêu chí quan trọng để nhóm tiến hành đánh giá thực trạng làm việc nhóm của sinh viên Khoa hiện nay.

Thứ nhất: về sự ưa thích, trong số sinh viên được tiến hành

khảo sát thì có 50% sinh viên thích làm việc nhóm, tuy nhiên số sinh viên tỏ ra bàng quan, hoặc không hứng thú làm việc theo nhóm chiếm tỷ lệ khá lớn là 38%. Thậm chí có khoảng 2% sinh viên hoàn toàn không thích làm việc nhóm và rất khó chịu khi làm việc nhóm. Đáng chú ý hơn trong 2% đó thì 67% là sinh viên năm 2 và năm 3.

Hình 2.1. Mức độ ưa thích làm việc nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế-Luật

Những con số trên dù ít dù nhiều cũng đã cho ta thấy một vài nét sơ qua về suy nghĩ cũng như thái độ của sinh viên Khoa với vấn đề làm việc nhóm. Như đã trình bày ở những phần trên thì kỹ năng làm việc nhóm là hết sức cần thiết, nền giáo dục nước nhà cũng như các nền giáo dục tiên tiến đang áp dụng nó vào trong giảng dạy cũng như trong học tập và để đạt được kết quả mong muốn thì

cần thiết phải tạo cho sinh viên sự hứng thú, niềm đam mê. Tuy nhiên tại Khoa ta tỷ lệ sinh viên cảm thấy không hứng thú làm việc nhóm chiếm gần tới 40%, tình trạng này là đáng lưu tâm bởi làm việc theo nhóm sẽ khó có được kết quả cao khi mà những thành viên không hào hứng khi làm việc.

Thứ hai: về mức độ thường xuyên làm việc nhóm của sinh

viên Khoa Kinh Tế.

Chúng ta dễ dàng thấy được mức độ thường xuyên làm việc nhóm trong từng môi trường.

Hình 2.2.Mức độ thường xuyên làm việc nhóm trong học tập của sv Khoa Kinh Tế-Luật.

Theo số liệu mà nhóm chúng tôi thu thập được thì có đến 63% sinh viên thường xuyên làm việc nhóm trong môi trường học tập, trong

khi đó chỉ có 8-13% sinh viên thường xuyên làm việc nhóm ở môi trường hoạt động khác. Đây cũng là một thức trạng khá phổ biến của sinh viên chúng ta.

Có sự khác biệt lớn như vậy là bởi lẽ: Trong nền giáo dục cải cách ngày càng hoàn thiện hiện nay, việc học tập và giảng dạy trong môi trường đại học ngày càng gắn liền với việc làm nhóm, làm tiểu luận, làm đề tài, bài tập nhóm… Đối với Khoa Kinh Tế_Luật ĐHQG TPHCM, là một trong những trường ĐH thuộc khối ngành kinh tế, thì vấn đề làm việc nhóm lại càng thường xuyên và cần thiết hơn rất nhiều, bởi lẽ đó cũng chính là 1 kỹ năng quan trọng cần cho nghề nghiệp tương lai của sinh viên.

Theo thống kê thì có đến hơn 60% sinh viên Khoa Kinh Tế-Luật thường xuyên và liên tục làm việc nhóm trong học tập, trong khi chỉ có chưa tới 10% sinh viên là ít và không làm việc nhóm trong học tập.

Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Chúng tôi đã tiến hành phân tích sơ bộ và có bảng số liệu sau:

hoc tap

ít khi vua phai

thuong xuyen

Row % Row % Row %

khoi nganh hoc 1.00 3.1% 19.8% 77.1% 2.00 6.3% 46.9% 46.9% 3.00 13.5% 51.4% 35.1%

Bảng 2.1 Tần suất kết hợp yếu tố ngành học và mức độ thường xuyên làm việc nhóm

Nhóm ngành 1: Ngành kinh tế đối ngoại, tài chính ngân hàng, kế

toán kiểm toán và quản trị kinh doanh

Nhóm ngành 2: Kinh tế học, kinh tế quản lý công, hệ thống thông

tin quản lý

Qua bảng số liệu trên, chúng ta dễ dàng thấy được sự phân hóa mức độ thường xuyên làm việc nhóm giữa các ngành với nhau. Khối ngành 1 có mức độ làm việc nhóm thường xuyên hơn hẳn nhóm 2 và nhóm 3. Có thể giải thích nguyên nhân gây ra sự phân hóa trên như sau:

- Thứ nhất là do điểm đầu vào giữa các nhóm ngành với nhau, theo bảng thống kê điểm đầu vào nhiều năm của Khoa Kinh Tế_Luật thì khối ngành 1 thường có điểm đầu vào rất cao so với các ngành khác.

- Thứ hai là đặc điểm học tập của mỗi ngành có sự khác nhau, sinh viên khối ngành 1 đòi hỏi phải có kỹ năng mềm nhiều hơn, thường xuyên phải thực hiện các đề tài và tiểu luận do các thầy cô đưa ra.

Nhưng nhìn chung thì đa số sinh viên Khoa Kinh Tế đều được đào tạo và trang bị những kỹ năng làm việc nhóm trong suốt quá trình học tập tại Khoa để có thể đáp ứng đầy đủ đòi hỏi của xã hội.

Thứ ba: về mức độ thảo luận trong nhóm (nêu ý kiến và bảo

vệ ý kiến của sinh viên), theo nghiên cứu của Trung tâm thực nghiệm về đào tạo quốc gia, đại học Maine-Mỹ thì việc thảo luận nhóm giúp người học tiếp thu đến 50% nội dung bài học.

Khảo sát tại khoa cho thấy gần 30% sinh viên nêu ý kiến đóng góp ở mức trung bình, số sinh viên thường xuyên nêu ý kiến đóng góp ý kiến chiếm 43,5% . Bên cạnh đó còn gần 10% sinh viên không bao giờ hoặc rất ít khi nêu ý kiến đóng góp. Về điểm này ý kiến của sinh viên và giảng viên khá tương đồng với nhau. Các giảng viên được phỏng vấn cũng chơi rằng số sinh viên ngại đóng góp ý kiến là không nhỏ.

Hình 2.3. Mức độ thường xuyên nêu ý kiến khi làm việc nhóm

Việc tham gia đóng góp ý kiến vào bài làm và đưa ra lý lẽ bảo vệ ý kiến của mình là rất quan trọng, nó thể hiện vai trò của mỗi thành viên, dù tỷ lệ sinh viên không bao giờ hoặc rất ít khi nêu ý kiến chiếm tỷ lệ không nhiều nhưng đó là một tồn tại lớn mà cần

phải giải quyết, đó là chưa kể tới đối với những sinh viên đã nêu ra ý kiến thì có tới 52% trong số đó cho biết họ chỉ nêu ra mà không bao giờ bảo vệ nó hoặc ít khi, dù có cũng chỉ qua loa. Những con số đã nói lên rằng nhìn chung sinh viên Khoa làm việc nhóm chưa thật sự hiệu quả.

Thứ tư: về mục tiêu mà sinh viên hướng tới khi làm việc

nhóm. Theo nghiên cứu vừa qua của chúng tôi, thì cho thấy rằng có nhiều luồng suy nghĩ khác nhau. Có 37% sinh viên trong số sinh viên được khảo sát đặt mục tiêu điểm số là hàng đầu, một số khác thì lại cho biết đối với họ mục tiêu kiến thức là số một và tỷ lệ này cũng là 37%. Chiếm một tỷ lệ không nhỏ 25% đó là những sinh viên làm việc nhóm với mục tiêu hướng tới là có đươc kỹ năng tốt. Tầm quan trọng của việc đề ra mục tiêu khi thực hiện công việc là điều không phải bàn cãi, nó chi phối cả quá trình làm việc. Thống kê đã cho thấy rằng sự định hướng chung về mục tiêu là khác nhau, chưa có sự nhất quán.

Hình 2.4. Mục tiêu hướng tới khi làm việc nhóm

Thứ năm: là tiêu chí về nguyên tắc làm việc, hoạt động của

nhóm. Đối với vấn đề nguyên tắc hoạt động của nhóm, cụ thể là ở các khía cạnh:

- Nội quy làm việc

- Lập kế hoạch, thời gian biểu - Triển khai kế hoạch

- Họp rút kinh nghiệm

Sau khi tiến hành khảo sát sinh viên Khoa Kinh Tế-Luật thì nhóm chúng tôi có những số liệu như sau:

Có tới 65% sinh viên đánh giá nội quy làm việc của nhóm mình dưới mức trung bình. Thậm chí nhiều nhóm làm việc nhưng không hề có nội quy rõ ràng. 21% sinh viên cho rằng nội quy của nhóm không tốt, không phát huy được hiệu quả khi làm nhóm.

Hơn một nửa số sinh viên cho rằng kế hoạch và thời gian biểu đưa ra chỉ đạt ở mức trung bình thậm chí là rất không tốt.

Hình 2.5. Đánh giá về cách thức hoạt động nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế

Các con số nhận được qua khảo sát cũng cho thấy mức độ triển khai công việc trong quá trình làm việc của sinh viên Khoa cũng chỉ ở vào mức thấp. 63% số giảng viên được phỏng vấn cũng đưa ra lời nhận xét rằng các sinh viên mặc dù có thể có kiến thức

nhưng quá trình triển khai công việc khi làm việc nhóm tỏ ra khá chậm và thiếu kinh nghiệm.

Sau mỗi lần làm việc nhóm, khi mà công việc đã kết thúc thì việc nhóm họp lại và rút kinh nghiệm, điều gì đã đạt được, điều gì còn tồn tại cũng là cái mà nhiều sinh viên được khảo sát cho rằng nhóm mình làm chưa tốt. Tỷ lệ sinh viên cho biết nhóm mình làm cực tốt việc này chỉ chiếm 5,5%, còn số sinh viên cho rằng nhóm mình họp rút kinh nghiệm chỉ ở mức bình thường hay là chưa tốt thì chiếm thỉ lệ khá cao là 72%.

Đây là một thực trạng đáng báo động bởi trong bốn năm học đại học làm việc nhóm sẽ diễn ra thường xuyên, kinh nghiệm là một trong những thứ quan trọng mà sinh viên có được sau mỗi lần làm nhóm. Không họp rút kinh ngiệm sẽ gây khó khăn cho quá trình làm việc nhóm.

Hình 2.6. Đánh giá về việc họp rút kinh nghiệm khi hoàn thành công việc

Và đang lưu ý hơn cả là thái độ làm việc của mỗi nhóm. Theo thống kê của nhóm thì chỉ có 45% sinh viên cho rằng thái độ làm việc của nhóm mình là tốt (tích cực), 44% sinh viên thấy thái độ làm việc của nhóm là bình thường, còn lại 11% cho rằng thái độ làm việc của nhóm mình là không tốt (không tích cực). Đây là một con số đáng buồn cho thực trạng làm việc nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế-Luật, bởi lẽ cần phải có thái độ làm việc tích cực thì mới phát huy được năng lực của mỗi thành viên, thái độ làm việc không tốt của một người sẽ kéo theo sự chán nản và mệt mỏi của các thành viên khác.

Hình 2.7. Đánh giá về thái độ làm việc của nhóm

Thứ sáu: Điều mà cũng không thể bỏ qua đó là những xung

Hình 2.8. Mức độ thường xuyên xảy ra mâu thuẩn của nhóm

Qua đánh giá sơ bộ thì có 51% sinh viên cho biết nhóm của mình thỉnh thoảng xảy ra mâu thuẫn, còn tỷ lệ sinh viên cho biết nhóm mình thường xuyên xảy ra mâu thuẫn là 7%. Mâu thuẫn dù lớn hay nhỏ luôn là vấn đề mà nhóm phải hết sức chú ý để có được sự đoàn kết và giúp công việc thông suốt. việc

Thứ bảy và cũng là tiêu chí cuối cùng mà nhóm chúng tôi

khảo sát qua, đó là mức độ hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế-Luật.

Có thể nói hiệu quả làm việc nhóm là vấn đề được quan tâm nhất đối với hầu hết tất cả những ai sẽ, đang và đã làm việc nhóm. Nó là kết tinh của quá trình liên kết, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, và là biểu hiện duy nhất có thể phản ánh được một cách tổng quan và chính xác nhất về năng lực làm việc, hoạt động của một nhóm. Hiện nay đã có rất nhiều sách báo, các buổi hội thảo, các kênh thông tin đề cập và hướng dẫn cách làm việc để có thể đạt được hiệu quả tối đa khi làm việc nhóm. Thế nhưng trên thực tế, ít có ai lại có thể phát huy được tối đa hiệu quả của việc làm nhóm, đặc biệt là sinh viên, học sinh – những người lần đầu tiếp cận với làm việc nhóm. Và theo một số chuyên gia và các tác giả nổi tiếng (Don Hellriegel, John W.Slocum tác giả của “Organizational

behavior”) thì hiệu quả làm việc nhóm có thể đánh giá một cách

tương đối qua các tiêu chí sau:

- Chất lượng công việc khi làm việc nhóm.

- Mức độ hiệu quả của cách thức hoạt động theo nhóm.

- Lượng kiến thức và kỹ năng của các thành viên sau khi làm việc nhóm.

- …

Và đây cũng là những tiêu chí để chúng tôi có thể đánh giá một cách khái quát hiệu quả làm việc nhóm của Khoa Kinh Tế-Luật.

Sau khi khảo sát 200 sinh viên Khoa Kinh Tế-Luật và phỏng vấn một số giảng viên đang công tác tại Khoa Kinh Tế-Luật thì nhóm chúng tôi có số liệu thống kê như sau:

Có đến hơn 50% sinh viên cho rằng hiệu quả làm việc nhóm của mình là cao, nhưng trong đó chỉ có 8% cho rằng hiệu quả làm nhóm là rất cao. Số sinh viên có hiệu quả làm việc nhóm bình thường chiếm đến 41% và 6% còn lại là số sinh viên cho rằng hiệu quả làm nhóm của mình thấp. Kết hợp số liệu điều tra trên cùng với những nhận xét của các giảng viên trong trường, đặc biệt là các giảng viên ở các bộ môn thường xuyên phải làm việc nhóm thì chúng tôi cho rằng hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế là ở mức trên trung bình, đa số các sinh viên đều đã biết cách làm việc nhóm. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn một lượng lớn sinh viên chưa thực sự nắm rõ cách thức làm việc nhóm nên

dẫn đến việc không thể nâng cao được hiệu quả làm việc nhóm của chính mình.

Hình 2.9. Đánh giá chung về mức độ hiệu quả làm việc nhóm

Biểu đồ trên cũng phần nào phản ánh tình hình chung về hiệu quả của việc làm nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế. Tuy nhiên nếu xét về hiệu quả của từng khía cạnh riêng thì nhóm nhận thấy có sự khác nhau giữa các tiêu chí riêng đó.

Nhóm xin được xét ở 2 khía cạnh tiêu biểu nhất đó là:

- Chất lượng công việc được thể hiện qua kết quả của bài tiểu luận, đề tài hay các công việc khác mà nhóm thực hiện.

- Lượng kiến thức mà nhóm nhận được.

Hình 2.10. Đánh giá về chất lượng công việc và lượng kiến thức thu được khi làm nhóm

Về chất lượng công việc thì có đến gần 60% cho rằng kết quả công việc nhóm thực hiện là tốt và chỉ có 4.5% sinh viên cho rằng kết quả là không tốt. 37% còn lại thì cho rằng kết quả công

việc của nhóm là bình thường. Đây cũng là con số đáng khích lệ, bởi nhìn chung thì kết quả công việc sinh viên Khoa đạt được là khá cao.

Tuy nhiên khi xét về khía cạnh lượng kiến thức mà sinh viên nhận được khi làm việc nhóm với nhau thì có sự khác biệt rất lớn đối với chất lượng công việc đạt được.

Có đến 55% sinh viên cho rằng lượng kiến thức mà mình nhận lại sau khi làm việc nhóm là ở mức trung bình trở xuống. Đáng chú ý hơn là trong đó có đến 10% cho rằng lượng kiến thức thu về là ít và rất ít. Và chỉ có 45% cho rằng lượng kiến thức mình nhận được là nhiều. Điều này cho thấy được phần nào trực trạng hoạt động và học tập theo nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế_Luật, sinh viên Khoa quan tâm đến chất lượng công việc hoàn thành hơn là lượng kiến thức mà mình nhận được do đó gây ảnh hưởng đến với thái độ và cách thức làm việc nhóm của bản thân.

Tóm lại, về thực trạng hoạt động làm việc nhóm của sinh viên Khoa Kinh Tế hiện nay, với góc độ nhìn tổng hợp từ hai phía sinh viên và giảng viên, thì có thể nói rằng hầu hết các sinh viên

trong Khoa đều biết cách làm việc nhóm và đạt hiệu quả ở mức trên trung bình nhưng hiện tại vẫn và đang rất cần có những cải

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá quá trình làm việc nhóm của sinh viên và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm tại Khoa kinh tế Luật -ĐHQG TPHCM (Trang 32 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w