Xuất giải pháp dành cho giảng viên.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá quá trình làm việc nhóm của sinh viên và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm tại Khoa kinh tế Luật -ĐHQG TPHCM (Trang 88 - 93)

1 Chương trình “Vườn ươm tài năng quản trị” là một chuỗi các hoạt động mang tính đánh giá học lực và bản lĩnh của sinh viên, nhằm phát hiện, tìm kiếm và bổ sung cho những vị trí quản trị trung, cao cấp trong

3.2.xuất giải pháp dành cho giảng viên.

Các nhà nghiên cứu cho rằng “dù nội dung môn học như thế nào thì sinh viên làm việc theo từng nhóm cũng có khuynh hướng học được nhiều hơn so với những gì được dạy và nhớ lâu hơn so với các hình thức dạy học khác”. Nhóm chúng tôi đã phỏng vấn một số giảng viên đang công tác tại Khoa kinh tế-luật, các giảng viên cũng cho rằng việc giao cho các sinh viên làm việc nhóm thường dẫn đến kết quả học tập tốt hơn.

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một vài hạn chế về sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên. Có tình trạng giảng viên giao đề tài cho các nhóm sinh viên, nhận kết quả và không có ý kiến đóng góp đánh giá cho sinh viên. Cách thức làm nhóm như vậy xét về khía cạnh cả giảng viên và sinh viên đều không đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên theo ý kiến của nhiều thầy cô trong trường thì nhóm chúng tôi cũng đề ra những giải pháp tức là thay vì nhiều giảng viên vẫn đưa ra những đề tài, những bài tập để sinh viên làm nhóm như hiện nay thì hình thức làm việc nhóm ở đây là chỉ nói đến các đề tài thường kéo dài hàng mấy tiếng đồng hồ trên giảng đường, hoặc trong nhiều buổi học hoặc vài tháng. Tất nhiên bài tập hoặc đề tài thì đòi hỏi có sự phụ thuộc của nhiều người. Giảng viên đưa ra vấn đề để sinh viên thảo luận nhằm tạo điều kiện hoặc giúp đỡ sinh viên trong quá trình học tập.

Làm việc theo nhóm theo phương pháp này đòi hỏi giảng viên phải có sự chuẩn bị kỹ bài giảng, chuẩn bị những tình huống, đề tài, bài tập… và tất nhiên là những đề tài hay bài tập này phải có một chút độ khó để thúc đẩy khả năng thảo luận, làm việc nhóm

của sinh viên. Lợi ích mà mỗi sinh viên đạt được rất đáng kể chẳng hạn như các sinh viên sẽ tích cực tham gia thảo luận, làm việc nhóm, sẽ hiểu và nhớ bài lâu hơn, sẽ nắm vững được các kỹ năng để có thể thành công trong môn học hoặc nghề nghiệp sau này. Vì giữa các nhóm có sự thi đua thì trong nhóm tất nhiên có người giỏi và người không giỏi nên đòi hỏi các bạn giỏi trong nhóm phải giúp đỡ, chia sẻ kiến thức với các bạn yếu hơn. Ngoài ra thì sinh viên sẽ hăng hái hơn trong việc tự học, trong việc nghiên cứu độc lập.

Việc quyết định phân nhóm học tập thì trước hết giảng viên phải xem xét kỹ mục đích của môn học. Các yếu tố quan trọng khác cần xem xét trước tiên là quy mô lớp học vì các lớp đông sinh viên rất khó trong việc thực hiện và thường ít có hiệu quả và cả phương pháp đánh giá nhóm để giảng viên có đủ thời gian và cho ý kiến phản hồi kịp thời đối với các đề tài làm theo nhóm.

Một khó khăn đối với giảng viên là theo khuynh hướng tự nhiên thì trong nhóm thường sẽ có một số sinh viên vượt trội, còn một số sinh viên kém hơn thì thường ít tham gia phát biểu hoặc ít thảo luận. Điều này sẽ thường xuyên xảy ra nếu như có một cơ chế buộc

mọi người phải tham gia. Điều này thì giảng viên có thể hỏi trực tiếp từng sinh viên mà giảng viên đánh giá qua quá trình nhóm thảo luận. Giảng viên có thể chọn những sinh viên ít thảo luận trong nhóm, có thể sinh viên đó sẽ trả lời được hoặc nếu không được thì giảng viên có thể góp ý. Hoặc đối với những đề tài lớn thì có thể giảng viên yêu cầu viết lại mức độ đóng góp của mỗi người vào đề tài này hoặc sau những buổi thảo luận vào trên giấy và có thể có sự phê bình các thành viên khác trong nhóm và trình bày những ý kiến đóng góp của tất cả các thành viên vào trong những đề tài.

Hiện nay trong Khoa Kinh Tế - Luật có tình trạng một số giảng viên, mặc dù vẫn cho sinh viên làm việc nhóm tức là giao đề tài cho mỗi nhóm và đưa ra thời hạn nhưng khi các nhóm hoàn thành xong thì chỉ cần nộp đề tài cho giảng viên là xong chứ cũng không có việc giảng viên đánh giá đề tài như thế nào, hoặc có đánh giá thì cũng ở một góc độ là đa số chỉ có giảng viên đánh giá. Cho nên theo nhóm chúng tôi thì những đề tài khi almf nhóm xong thì tốt nhất là để các nhóm được thuyết trình và các nhóm khác cũng có

thể học hỏi và chia sẻ quan điểm, ý kiến của mình đối với những đề tài khác. Và sau đó thực hiện phần đánh giá theo kiểu có ý kiến phản hồi từ ba phía là các thành viên trong nhóm, các nhóm khác và giảng viên nhằm giúp cho từng nhóm có thể điều chỉnh hoặc bổ sung để đề tài đạt kết quả tốt hơn và đổng thời giúp xây dựng mối liên kết giữa các nhóm với nhau. Chỉ có giảng viên mới là người có thể quyết định thực hiện những ý tưởng, đưa những điều này vào trong giảng dạy. Và cuối cùng là ở khâu chấm điểm đề tài của cả nhóm để áp lực giữa các thành viên trong nhóm thúc đẩy lẫn nhau cùng làm việc cho dù là trong quá trình thực hiện cũng như đối với từng cá nhân có thể nảy sinh các khó khăn. Hoặc thưởng điểm cho những nhóm giải quyết được vấn đề trong những buổi thảo luận trên lớp. Nhưng giảng viên cũng nên thử thách để các sinh viên tập dần khả năng làm việc nhóm nhằm giúp ích trong hiện tại lẫn sau này khi làm việc trong môi trường doanh nghiệp. Nhiều giảng viên thấy được lợi ích của làm việc theo nhóm theo hình thức thảo luận trong lớp nhưng vẫn lưỡng lự khi vận dụng phương pháp này. Họ sợ rằng không thể hoàn thành hết

chương trình. Đồng thời phải bố cục lại môn học để thêm vào phần làm việc theo nhóm cũng có nghĩa là phải mất thêm thời gian để giải quyết ít vấn đề hơn. Nhưng “nghiên cứu đã cho thấy sinh viên làm việc theo nhóm có thể phát triển khả năng giải quyết các vấn đề và chứng minh được sự hiểu biết” (Davis, 1993). Và giảng viên nên thực hiện việc phân công làm việc theo nhóm và bổ sung các bài đọc thì có thể sẽ giải quyết được một số vấn đề giữa việc hoàn thành chương trình và bảo đảm được chiều sâu kiến thức cho sinh viên.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá quá trình làm việc nhóm của sinh viên và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm tại Khoa kinh tế Luật -ĐHQG TPHCM (Trang 88 - 93)