Các yếu tố tác động tới hiệu quả của nhóm làm việc.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá quá trình làm việc nhóm của sinh viên và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm tại Khoa kinh tế Luật -ĐHQG TPHCM (Trang 26 - 32)

Sự lãnh đạo

Quy mô

Vai trò và sự đa dạng của các thành viên

Hiệu quả nhóm Chuẩn mực

Sự gắn kết Các mục tiêu Bối cảnh

Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhóm.

(Nguồn: Theo Don Hellriegel, John W.Slocum Jr. Organizational behavior,.

2004, Tenth Edition, South - Western).

Bối cảnh (môi trường làm việc)

Bối cảnh nói chung là môi trường làm việc của nhóm như: điều kiện làm việc, cách quản lý điều hành, các hình thức, quy định về thưởng phạt…

Các mục tiêu của nhóm

Mục tiêu của nhóm là cái đích mà nhóm làm việc muốn đạt tới. Vì thế nó ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả làm việc của từng cá nhân, của nhóm.

Quy mô nhóm

Cấp độ Quy mô nhóm

2-7 8-12 13-16

1. Nhu cầu về người lãnh đạo Thấp Vừa phải Cao 2. Sự hướng dẫn của người Thấp Vừa phải Vừa phải

lãnh đạo đến cao 3. Thành viên chịu sự hướng

dẫn của người lãnh đạo

Thấp đến vừa phải

Vừa phải Cao

4. Sự kiềm chế thành viên Thấp Vừa phải Cao 5. Sử dụng nguyên tắc và thủ

tục

Thấp Vừa phải Vừa phải đến cao 6. Thời gian để đạt được một

quyết định.

Thấp Vừa phải Cao

Bảng 1.2. Những tác động của quy mô lên nhóm làm việc.

(Nguồn: Theo Don Hellriegel, John W.Slocum Jr. Organizational

behavior,.

2004, Tenth Edition, South - Western).

Các thành viên trong nhóm ít hơn 7 người tương tác trực tiếp với nhau dễ dàng hơn trong nhóm 13 – 16 người. Yêu cầu về người lãnh đạo trong từng quy mô nhóm cũng khác nhau. Quy mô nhóm mở rộng sẽ gây khó khăn nhiều hơn cho việc thiết lập và duy trì sự gắn bó, chia sẻ giữa các thành viên. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào nghệ thuật lãnh đạo nhóm, ý thức của các thành viên nhóm, cách thức

vận hành nhóm và nhiệm vụ của nhóm, nhóm nhiều thành viên có thể mang lại hiệu quả cao hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vai trò và sự đa dạng của thành viên nhóm.

Những sự tương đồng và những điểm khác biệt giữa các thành viên và vai trò của họ tác động nhiều đến hành vi của nhóm. Có thể chia thành 3 loại vai trò của các thành viên trong nhóm: Vai trò liên quan đến nhiệm vụ, vai trò liên quan đến các mối quan hệ, vai trò liên quan đến bản thân.

Các chuẩn mực.

Các chuẩn mực là các quy tắc và hình mẫu hành vi mà nhóm đã thống nhất. Các chuẩm mực thường rất cứng nhắc và mang tính bắt buộc. Các chuẩn mực có thể đẩy mạnh hoặc kìm hãm việc đạt được mục tiêu của nhóm.

Sự gắn kết.

Sự gắn kết là sức mạnh từ sự mong muốn của các thành viên để duy trì một nhóm và sự gắn bó của họ đối với nhóm. Sự gắn kết này chịu tác động của mức độ tương thích giữa mục tiêu cá nhân và mục tiêu nhóm.

Sự lãnh đạo.

Lãnh đạo nhóm có tầm ảnh hưởng gần như đến tất cả các khía cạnh của cơ cấu và hành vi nhóm, như là quy mô, thành viên và vai trò của họ, chuẩn mực, mục tiêu và bối cảnh.

Tóm lại làm việc theo nhóm là cách thức học tập và làm việc rất hay và xoay quanh nó cũng rất nhiều điều thú vị. Cách đánh giá hiệu quả của nó chịu tác động của nhiều yếu tố. Trong quá trình làm việc thì cũng rất cần có một kiến thức cũng như kinh nghiệm mới có thể có hiệu quả.

Chương 2. THỰC TRẠNG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ-LUẬT

.

Đề tài được thực hiện với mục đích là tìm ra cách thức, phương pháp làm việc nhóm hiệu quả giúp cho sinh viên học tập tốt hơn, nhưng đồng thời lại phải phù hợp tình hình thực tiễn của Khoa kinh tế. Tuy nhiên, việc đưa ra một giải pháp đúng đắn hoàn toàn là không thể nếu chúng ta không có cái nhìn thật sự khách quan về tình hình làm việc nhóm hiện nay của sinh viên tại khoa. Vì vậy, ngay trong chương thứ hai này, chúng tôi là sẽ trình bày một cách đầy đủ và khách quan nhất tình hình thực tiễn ấy. Trong lúc tiến hành nghiên cứu, với cỡ mẫu 200 sinh viên – 5 giảng viên, để có được kết luận đúng đắn nhất về thực trạnglàm việc nhóm, chúng tôi đã tiến hành đánh giá vấn đề dựa trên thông tin từ cả hai chiều sinh viên – giảng viên.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá quá trình làm việc nhóm của sinh viên và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc nhóm tại Khoa kinh tế Luật -ĐHQG TPHCM (Trang 26 - 32)