3.1.1. Sơ lược qua về môn Kỹ năng làm việc nhóm.
Hiện nay, trong chương trình đào tạo của Khoa kinh tế- luật ĐH Quốc gia TP.HCM có giảng dạy môn học kỹ năng làm việc nhóm. Môn học này nằm trong hệ thống những môn học tự chọn của ngành kế toán- kiểm toán trong học kì thứ 6 năm học thứ 3 với số tín chỉ là 3. Theo thông tin nhóm chúng tôi thu thập từ 10 sinh viên đã từng học lớp kỹ năng làm việc nhóm, nội dung môn
học này rất hay và cung cấp nhiều kỹ năng ứng dụng trong quá trình làm việc nhóm cho các sinh viên này. Về cách giảng dạy môn học, ngoài sử dụng cách dạy truyền thống các giảng viên ứng dụng nhiều tình huống thực tế trong quá trình giảng dạy, cho sinh viên nhiều bài tập thực hành và ngoài ra còn giảng dạy thông qua những trò chơi tập thể ngoài trời. Tuy nhiên, số lượng sinh viên đăng kí và tham gia học môn học này rất ít chỉ khoảng 30 sinh viên trong 1 lớp.
3.1.2. Giải pháp cho môn học Kỹ năng làm việc nhóm
Theo đánh giá của đa số các doanh nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng được đòi hỏi nhất khi tuyển dụng. Vì vậy, ngoài việc học kiến thức chuyên môn, sinh viên cần có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Tuy nhiên theo kết quả điều tra của nhóm chúng tôi ở Khoa kinh tế-luật ĐH Quốc gia TP.HCM, tình hình môn học kỹ năng làm việc nhóm đang không được quan tâm đúng mức từ cả hai phía nhà trường và sinh viên. Vì thế,
Lý thuyết Thực hành Kỹ năng làm việc nhóm
chúng tôi đề xuất một số giải pháp để cải thiện tình hình dạy và học môn học này tại Khoa kinh tế - luật.
Mô hình giảng dạy và rèn luyện môn học Kỹ năng làm việc nhóm
Giảng dạy
Môi trường học tập Môi trường doanh nghiệp
Trung tâm quản lý sinh viên Doanh nghiệp
Công ty nhà trường Ngân hàng dữ liệu
Từ khi xuất hiện cho đến nay, môn học kỹ năng làm việc nhóm chỉ được dạy cho sinh viên ngành kế toán-kiểm toán. Điều này không thể giúp cho sinh viên cả khoa tiếp cận được với môn học vì nó không được phổ biến rộng rãi cho tất cả các ngành học trong khoa. Hơn nữa, nó được xếp vào hệ thống những môn học tự chọn ở năm 3 cùng với những môn tự chọn về kiến thức chuyên môn nên môn học kỹ năng làm việc nhóm không được nhiều sinh viên chọn học (các sinh viên năm 3 thường có xu hướng chọn những môn học về kiến thức chuyên môn).Và thời gian học của môn học này hoàn toàn không hợp lý vì ngay từ năm nhất các sinh viên đã bắt đầu làm việc nhóm trong học tập. Do đó, chúng tôi đề xuất đưa môn học kỹ năng làm việc nhóm vào hệ thống những môn học bắt buộc của tất cả các ngành trong chương trình đào tạo và thời gian học là học kỳ đầu tiên của năm nhất.
3.1.3. Mô hình giảng dạy và rèn luyện môn học Kỹ
Đối với bất kì một môn học về kỹ năng nào, bên cạnh việc học lý thuyết cần phải rèn luyện thường xuyên mới có thể đem lại kết quả tốt. Nhưng hiện nay, tại Khoa kinh tế-luật việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm thường xuyên cho sinh viên vẫn chưa được tiến hành đồng bộ và hiệu quả. Nên nhóm chúng tôi đề xuất một mô hình giảng dạy và rèn luyện môn học Kỹ năng làm việc nhóm cho Khoa kinh tế-luật.
3.1.3.1 Xây dựng ngân hàng dữ liệu.
Trong quá trình giảng dạy môn học kỹ năng làm việc nhóm và cho sinh viên bài tập nhóm ở các môn học khác, giảng viên cần có một nguồn đề bài tập nhóm chất lượng, phù hợp với khả năng của sinh viên. Việc xây dựng một ngân hàng dữ liệu nhằm thu thập và lưu trữ những đề bài tập nhóm hay, bổ ích trong thời gian dài sẽ đáp ứng được yêu cầu này.
Nguồn đề bài tập được tổng hợp từ:
Những đề bài tập nhóm của các giảng viên của khoa trong quá trình giảng dạy từ trước tới nay.
Những đề bài tập nhóm được sưu tập từ các website, từ các trường khác giảng dạy về kinh tế, từ các sách tham khảo, đặc biệt là từ các sách nước ngoài.
Những tình huồng thực tế từ phía các doanh nghiệp.
Những dữ liệu thu thập được có thể lưu trữ lại bằng văn bản hay các dạng file word, pdf… trong một phần mềm lưu trữ của khoa (giống như dạng một thư viện điện tử).
Ngoài ra, cũng nên thu thập, lưu trữ những bài tập nhóm của các sinh viên và trưng bày trên một website để các sinh viên có thể tham khảo và học hỏi cách giải quyết vấn đề của nhau.
3.1.3.2 Thực hành kỹ năng làm việc nhóm trong môi trường doanh nghiệp.
Ngoài việc thực hành kỹ năng làm việc nhóm trong học tập, Nhà trường cần tạo điều kiện cho sinh viên hoạt động, làm việc nhóm trong môi trường doanh nghiệp. Có thể giúp sinh viên làm quen
với việc làm việc nhóm trong môi trường công ty, doanh nghiệp theo 2 phương án sau.
Phương án 1: Sinh viên vừa học tại trường, vừa thực tập tại các
doanh nghiệp.
Trong chương trình đào tạo của Khoa kinh tế-luật, sinh viên chỉ thực tập tại doanh nghiệp trong học kì thứ 8 ở năm học thứ 4 với lượng thời gian thực tập quá ngắn tại doanh nghiệp khoảng 3 tháng. Trong khi đó, việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm trong môi trường doanh nghiệp đòi hỏi phải thường xuyên, song song với việc học lý thuyết ở trường và kéo dài trong suốt 4 năm học. Vì thế, chúng tôi đề xuất giải pháp tổ chức mô hình liên kết giữa
doanh nghiệp với nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên thực tập và rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm trong suốt 4 năm học. Để làm được điều này cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà thường và các doanh nghiệp.
Cần có những doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên năm 1, 2, 3, 4 thực tập tại công ty mình. Tuy sinh viên năm 1, 2, 3 chưa có nhiều kiến thức chuyên môn và không thể làm nhiều việc cho doanh nghiệp nhưng việc hỗ trợ cho sinh viên các năm này đối với doanh nghiệp không hẳn là không có lợi. Thông qua việc hỗ trợ sinh viên thực tập, doanh nghiệp đã thu hút được nguồn nhân lực tương lai cho công ty mà không phải tốn kém quá nhiều chi phí. Đơn cử một doanh nghiệp thực hiện chính sách thu hút nhân lực rất tốt là Hoa Sen Group. Với sự kiện “Ngày hội nghề nghiệp” ngày 29/11/2008 mở đầu cho chương trình “Vườn ươm tài năng quản trị”1, Hoa Sen Group đã tuyển sinh viên năm 2, 3, 4 của Khoa kinh tế-luật ĐH Quốc gia TP.HCM vào thực tập tại doanh nghiệp của mình. Mô hình “vườn ươm tài năng” là một mô hình định