Phẫu thuật phối hợp * Mở nhu mô gan lấy sỏ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật sỏi mật lại tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng 2008 - 2013 (Trang 32 - 33)

* Mở nhu mô gan lấy sỏi

Chỉ định của dẫn lưu đường mật trong gan cho những trường hợp chít hẹp đường mật trong gan, dẫn lưu tạm thời trong các phẫu thuật nối đường mật trong gan với ruột và trong điều trị sỏi trong gan [52], [53] .

Nguyễn Tiến Quyết (1999) áp dụng mở nhu mô gan lấy sỏi có đặt dẫn lưu trong gan và nối mật-ruột kiểu tận-bên để điều trị sỏi trong gan cho 25 BN nhằm tránh sỏi đọng ở phần thấp OMC phải mổ lại, bước đầu cho kết quả tốt. Biến chứng có thể gặp của phương pháp này là rò mật qua chỗ mở nhu mô và chảy máu.

* Cắt gan

Chỉ định cho sỏi có nhiều và khu trú ở một phân thùy hay hạ phân thùy, sỏi trên chỗ hẹp đường mật do sỏi có thể tái phát dù lấy hết sỏi, khi sỏi gan gây biến chứng áp xe gan đường mật hay có chảy máu đường mật.

Kỹ thuật cắt gan được áp dụng trong sỏi mật đã khẳng định ưu điểm của phương pháp Tôn Thất Tùng [54] do đi vào khống chế các mạch máu và đường mật trực tiếp trong nhu mô gan, tránh được các bất thường giải phẫu đường mật trong gan và áp dụng thuận lợi trong cắt gan nhỏ.

* Phẫu thuật cắt túi mật

Trong sỏi mật mổ lại, túi mật là mốc quan trọng để phẫu tích bộc lộ OMC. Chỉ định cắt túi mật khi có tổn thương như viêm túi mật, sỏi túi mật, u hoặc polip túi mật. Trong những trường hợp nối mật-ruột, thường cắt bỏ túi mật vì túi mật mất chức năng dự trữ mật và tránh viêm túi mật sau này do nguy cơ nhiễm khuẩn ngược dòng cao. Cắt túi mật còn được khuyên nên thực hiện ở người già để tránh nguy cơ viêm túi mật sau mổ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật sỏi mật lại tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng 2008 - 2013 (Trang 32 - 33)