6. Bố cục của luận văn
3.1. Vị trí Danh thần Mai Hắc Đế trên quê hương Nam Đàn
Có thể khẳng định việc thờ tự Mai Hắc Đế, gia quyến của Ngài cùng các thân sĩ trong khởi nghĩa Hoan Châu đã trở thành nét đặc trưng của khu vực Nam Đàn, Nghệ An. Đặc biệt là hệ thống các đền, chùa, miếu mạo tại khu vực Nam Diên, thị trấn Nam Đàn, Nam Thái, Nam Thượng... huyện Nam Đàn trong lịch sử xưa và nay.
Nhà nghiên cứu Ninh Viết Giao trong cuốn “Tục thờ Thần và thần tích Nghệ An” đã tập hợp những địa danh thờ vua Mai và các tướng sĩ của cuộc khởi nghĩa Hoan Châu, cụ thể:
“Làng Đông Sơn- xã Khánh Sơn:
- Đền Cả: Thờ Mai Hắc Đế, Hưng Đạo Đại Vương, Tống Tất Thắng và Cao Sơn, Cao Các.
Xã Vân Diên: * Làng Đức Nậm:
- Đền Vua Mai: Thờ Mai Hắc Đế
- Đền Ngọc Đái (ở Rú Đai): Thờ Ba đội hầu, tướng đứng đầu hàng quân của Mai Hắc Đế.
- Đền Biều Sơn, thờ Nguyễn Huynh, tướng cuả Mai Hắc Đế.
- Đền Liêu Sơn: thờ Nguyễn Đệ em Nguyễn Huynh, tướng của Mai Hắc Đế (Có bản nói hai ông họ Phạm).
- Võ Miếu: trước thờ Quan Vũ, sau thờ những tướng của Mai Hắc Đế. * Làng Nậm Đông:
* Làng Nghi Lễ: Đền Sa Nam: Thờ Mai Hắc Đế. Xã Nam Thái.
• Làng Yên Thịnh (Đông Liệt). - Đền Cả: Thờ Mai Thúc Loan - Miếu: Thờ mẹ Vua Mai.
• Làng Ngọc Trừng:
- Đền Rú Giẻ: Thờ Mai Hắc Đế [32, 308- 309].
Trong Thư mục thần tích, thần sắc do hội dân gian Đông Dương lập năm 1938 hiện đang lưu tại Trung tâm KHXH&NV Quốc gia M·: FQ 4018/52 dịch từ bản tiếng Pháp, bản chép tay dài 30 trang đã nói đến việc thờ tự các thân tướng vua Mai trong khởi nghĩa Hoan Châu:
“Mai Hắc Đế có nhiều phó quan đã được phong Thành Hoàng của các làng lân cận và lịch sử của các Thành Hoàng đó có biệt danh sau này.
Đó là: Nậm Sơn Linh Ứng (Thần rất linh của đồi Nậm Sơn) thuộc làng Nậm Đông.
Bạch A Đại Vương (?) (làng Khả Lạm). Thống Lĩnh Đại Vương (làng Vân Nam). Thập Binh Đại Vương (làng Nghi Lễ).
Hùng Sơn Đại Vương (làng Đông Liệt)” [43]
Ngoài ra, trong quá trình điền dã, gặp gỡ các vị thủ từ của các điểm thờ vua Mai và một số vị cao niên của các xã trên khu vực các điểm thờ vua Mai ở Nam Đàn chúng tôi đã có những thông tin thêm về một số ngôi chùa, đền cổ tại các làng như đền Voi Mẹp, đền Vui tại làng Hà Long, đình Vân Nam tại xóm Nam Sơn thuộc xã Vân Diên là những nơi đã từng là điểm thờ tự Mai Hắc Đế. Chùa Nàng Hai tương truyền là nơi thờ bà Phạm Thị Uyển. Do khu vực này trong chiến tranh là nơi đóng quân của các đơn vị pháo cao xạ, đồng thời đây là khu vực nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch (đường 30
nay là đường 15A), trọng điểm đánh phá của đế quốc Mỹ nên các di tích này hầu như đã bị trúng bom nhiều lần nên xuống cấp hoặc hư hỏng hoàn toàn. Hiện tại chùa Đức Sơn nằm trong cụm di tích văn hóa Bắc Sơn đang lưu giữ nhiều pho tượng gỗ được đưa từ chùa Nàng Hai về. Có một số pho tượng bị chém giữa mặt, theo giải thích của ông Bùi Bá Đào (người trông coi chùa Đức Sơn hiện nay) thì đó chính là những pho tượng ở chùa Nàng Hai do chiến tranh và thiếu hiểu biết của con người nên đã phá hỏng (dùng dao, kiếm chém) [87].
Từ thực tế tìm hiểu tại khu vực Nam Đàn, kết hợp với các tài liệu hiện có chúng tôi có thể thống kê cụm di tích thờ vua Mai trên đất Nam Đàn hiện nay gồm: Đền thờ vua Mai (khối Mai Hắc Đế, thị trấn Nam Đàn), khu miếu mộ vua Mai (dưới chân núi Đụn, xã Vân Diên), khu miếu thờ Mai Thiếu Đế (núi Đụn, xã Vân Diên), khu mộ thân mẫu vua Mai tại núi Giẻ, nhà thờ thân mẫu vua Mai tại xã Nam Thái, đền Nậm Sơn thượng tướng (cụm văn hóa Bắc Sơn, làng Nậm Sơn xã Vân Diên), đình Khả Lãm (xã Nam Thượng), điểm thờ vọng: đền Chí Thiện (xã Nam Cát).
Thờ tự vua Mai đã trở thành một hệ thống với những điểm thờ tự nằm kề nhau trong một phạm vi hẹp đã cho thấy vị thế vua Mai và những danh tướng của khởi nghĩa Hoan Châu luôn sống mãi trong lòng nhân dân Nam Đàn cùng với nhân dân cả nước. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với bao biến động thăng trầm nhưng tên tuổi của Ngài vẫn in đậm dấu ấn trên quê hương Nam Đàn. “Bằng việc thể hiện sự tôn vinh đối với vua Mai, ta có thể thấy truyền thuyết và việc thờ cúng ông quả đã giữ lửa ấm và nuôi các tia hào quang lịch sử được sáng mãi muôn đời”.[2]